Các kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biên giới đảo ở Quảng Bình01 (Trang 75 - 91)

3.3.1.1 Về phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, với sự nỗ lực của toàn Đảng toàn Dân, Quảng Bình đã đạt đƣợc những thành tựu về kinh tế - xã hội rất quan trọng.

*Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đây là lĩnh vực phát triển khá ổn

định của Quảng Bình. Kết quả trên phản ánh sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Trồng trọt: Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi; chuyển dịch cơ cấu cây

trồng, cơ cấu giống hợp lý; thực hiện tốt mô hình cánh đồng mẫu lớn trên cây lúa, sắn, ớt, kết hợp tích cực chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, diệt chuột nên vụ Đông Xuân đƣợc mùa toàn diện. Diện tích, năng suất, sản lƣợng nhiều loại cây trồng đạt cao và tăng so cùng kỳ năm trƣớc. Sản lƣợng lƣơng thực toàn

tỉnh đạt 196.387 tấn, năng suất lúa bình quân đạt 59,8 tạ/ha, tăng 2,36 tạ so cùng kỳ, cao nhất từ trƣớc đến nay. Sau thu hoạch vụ Đông Xuân, các địa phƣơng đã tập trung triển khai ngay sản xuất vụ Hè Thu bảo đảm lịch thời vụ.

Cây lâu năm: do ảnh hƣởng của cơn bão số 10 và hoàn lƣu bão số 11 năm 2013, nhiều diện tích bị gãy đổ nên diện tích cây lâu năm còn 19.380 ha, bằng 85,5% so cùng kỳ. Trong đó, diện tích cao su 14.233,8 ha, bằng 81%; diện tích cây hồ tiêu 812,2 ha, bằng 90,5%; các loại cây ăn quả 3.321,4 ha, tăng 4,7%. Sản lƣợng mũ cao su khai thác giảm, 6 tháng ƣớc đạt 2.638,6 tấn, bằng 73,9%; hồ tiêu 370,2 tấn, tăng 14,6% so cùng kỳ. Đã tập trung chỉ đạo phục hồi cây lâu năm bị gãy đổ do bão năm 2013, đang chuẩn bị các điều kiện cho trồng mới cây cao su năm 2014.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, tổng đàn từng bƣớc đƣợc phục

hồi, chất lƣợng đàn gia súc đƣợc nâng lên, tỷ lệ bò lai sind chiếm tỷ trọng khá. Chăn nuôi lợn, gia cầm theo mô hình sản xuất tập trung phát triển khá cả về số lƣợng và quy mô. Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng tăng khá, đạt 29.754 tấn, tăng 3,5% so cùng kỳ. Đã tập trung đẩy mạnh công tác tiêm phòng, triển khai các biện pháp phòng ngừa, khống chế dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; tăng cƣờng kiểm soát vận chuyển, giết mổ; tăng cƣờng hoạt động của các chốt, trạm kiểm soát liên ngành, nên cơ bản đã khống chế đƣợc dịch bệnh lây lan từ các tỉnh lân cận.

Lâm nghiệp: Đã tích cực chỉ đạo chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng,

triển khai kế hoạch trồng rừng và khai thác gỗ rừng trồng, gỗ rừng tự nhiên theo kế hoạch. Nhìn chung, diện tích rừng trồng phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt khá. Hiệu quả của kinh tế rừng ngày càng đƣợc khẳng định, đặc biệt là rừng trồng phục vụ chế biến.

Trong điều kiện nắng nóng gay gắt, khô hạn, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, các địa phƣơng đã và đang đẩy mạnh triển khai công tác bảo vệ và phòng

chống cháy rừng; đồng thời, tăng cƣờng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trƣờng hợp khai thác, buôn bán, vận chuyển gỗ, động vật hoang dã trái phép, nhất là vùng ranh giới với Quảng Trị, Hà Tĩnh, các xã vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thủy sản: Sản lƣợng thủy sản ƣớc đạt 27.050 tấn, tăng 7,6% so cùng

kỳ, đạt 48,4% kế hoạch.

Về khai thác: trƣớc tình hình phức tạp ở biển Đông, bà con ngƣ dân vẫn đầu tƣ nâng cấp, đóng mới tàu công suất lớn để đánh bắt vùng biển xa, quyết tâm vƣơn khơi, bám biển, bảo vệ ngƣ trƣờng truyền thống, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hƣơng, nên sản lƣợng khai thác thuỷ sản vẫn tăng 8,1% so cùng kỳ năm trƣớc, ƣớc đạt: 23.845 tấn. Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đƣợc tăng cƣờng, nên tình hình đánh bắt thủy sản sai tuyến, sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc, ngƣ cụ cấm sử dụng có xu hƣớng giảm, hạn chế ảnh hƣởng đến nguồn lợi thủy sản.

Về nuôi trồng: 6 tháng đầu năm 2014, diện tích nuôi trồng 4.549 ha, tăng 3,3% cùng kỳ. Đã chỉ đạo, hƣớng dẫn cải tạo xử lý ao nuôi, chuẩn bị tốt nguồn con giống, áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến, tăng cƣờng công tác phòng, chống dịch bệnh. Sản lƣợng nuôi trồng đạt 3.205 tấn, tăng 3,9% so cùng kỳ.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đƣợc tập trung chỉ đạo triển

khai một cách quyết liệt, cụ thể, đặc biệt là tập trung nguồn lực cho 11 xã phấn đấu đạt tiêu chí nông thôn mới trong năm 2014. Đang tiếp tục rà soát các xã có khả năng đạt tiêu chí nông thôn mới để đƣa vào kế hoạch 2015. Đến nay, có 134/136 xã đã cắm mốc chỉ giới, chiếm 98,5%; 133/136 xã có quy hoạch chi tiết trung tâm xã đƣợc phê duyệt, đạt 97,8%.

*Sản xuất công nghiệp. 6 tháng đầu năm 2014, UBND tỉnh tiếp tục

triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. Mặc dù, còn gặp không ít khó khăn

nhƣng nhờ sự đóng góp của các cơ sở công nghiệp lớn mới đi vào hoạt động, làm tăng năng lực sản xuất trong kỳ nhƣ: xi măng Văn Hoá, Nhà máy May Hà Quảng giai đoạn 2; một số doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng khá (trên 10%) nhƣ: xi măng sông Gianh, xi măng Vạn Ninh, Nhà máy may Đại Thành, khai thác vật liệu xây dựng, các ngành phục vụ nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, điện thƣơng phẩm... nên sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trƣởng khá. 6 tháng đầu năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,2% so cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,3%, cao hơn kế hoạch cả năm đề ra . Một số sản phẩm có mức tăng khá nhƣ: xi măng, điện thƣơng phẩm, nƣớc máy, áo sơ mi, dăm gỗ.... Đây là sự cố gắng lớn của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn phát triển khá, tạo việc làm ổn định cho một bộ phận lao động nông thôn, tập trung vào các ngành, nghề: mộc mỹ nghệ, chế biến nông, lâm sản, mây tre đan... Đã hình thành đƣợc một số doanh nghiệp đầu mối cung cấp nguyên liệu và thu mua sản phẩm cho ngƣời lao động. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn 6 tháng đầu năm 2014 ƣớc đạt: 1.068 tỷ, tăng 8,5% so cùng kỳ.

*Các ngành dịch vụ

Hoạt động thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hoá 6 tháng đầu năm

2014 đạt 7.239,4 tỷ đồng, tăng 12,5% so cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố tăng giá tăng 7,5%). Doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 của hầu hết các thành phần kinh tế, các nhóm hàng đều có mức tăng trƣởng hơn hơn so với cùng kỳ. Mạng lƣới dịch vụ thƣơng mại tiếp tục phát triển, các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách đƣợc cung ứng đầy đủ, kịp thời. Công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, giá cả đƣợc tăng cƣờng. Tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ thƣơng mại, du lịch.

Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”; khuyến khích sử dụng các sản phẩm sản xuất trong tỉnh.

Xuất, nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu đạt 59,9 triệu USD, bằng

39,9% kế hoạch, bằng 80,2% so cùng kỳ, một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cao su, gỗ các loại, dăm gỗ, hàng thủy sản, nhựa thông, phân bón, cà phê hạt, than gỗ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 39,4 triệu USD, đạt 78,8% KH, tăng 60,9% so cùng kỳ, 100% là nhập khẩu trực tiếp, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gỗ các loại, nguyên liệu sản xuất tân dƣợc và một số hàng hóa khác.

Hoạt động du lịch có bƣớc phát triển mạnh. Mạng lƣới cơ sở lƣu trú

phát triển khá, chất lƣợng phục vụ đƣợc nâng lên; đã đƣa vào khai thác các tuyến, điểm du lịch mới nhƣ: Khám phá hang động Tú Làn (Minh Hoá), du lịch bằng máy bay trực thăng; ký kết Chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch với thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2018... và chuỗi các hoạt động kỷ niệm 410 năm hình thành tỉnh, đã góp phần thu hút khách du lịch đến Quảng Bình. Tham quan, du lịch, nghỉ dƣỡng tăng cao, 6 tháng đầu năm 2014, số lƣợt khách du lịch đến Quảng Bình đạt mức kỷ lục: 1,809 triệu lƣợt khách, tăng 144,5% so cùng kỳ và cao hơn của cả năm 2013; trong đó khách viếng mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp: 67.333 đoàn/750.006 lƣợt, ngày cao điểm lên đến 32.000 ngƣời. Điều này cho thấy, du lịch Quảng Bình có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong nƣớc và quốc tế, từng bƣớc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Các loại hình dịch vụ khác: Vận tải biển, cảng biển và hàng không tiếp

tục phát huy hiệu quả; . Doanh thu vận tải ƣớc đạt 1.124 tỷ đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ. Các loại hình dịch vụ khác nhƣ: bƣu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khám chữa bệnh, tƣ vấn pháp luật... tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Giá cả thị trường: Công tác quản lý thị trƣờng đƣợc tăng cƣờng nên giá cả thị trƣờng ổn định, không có biến động lớn. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2014 tăng 4,95% so cùng kỳ và tăng 1,26% so với tháng 12 năm trƣớc.

*Xây dựng cơ bản

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1792/CT-TTg, Chỉ thị số 14/CTTTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, UBND tỉnh đã tập trung bố trí vốn để xử lý nợ đọng, vốn đối ứng ODA, vốn cho các công trình chuyển tiếp, chỉ bố trí vốn thực hiện một số công trình mới thực sự cần thiết, cấp bách. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo tăng cƣờng công tác quản lý đầu tƣ, kiên quyết không điều chỉnh quy mô và bổ sung thêm các hạng mục so với quyết định phê duyệt dự án ban đầu, loại bỏ các hạng mục không cần thiết, không sử dụng vật liệu đắt tiền; chỉ đạo nâng cao trách nhiệm các chủ đầu tƣ, tƣ vấn; tổ chức kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án, nhất là các công trình trọng điểm của tỉnh; chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn... Công tác giám sát đầu tƣ đƣợc tăng cƣờng, đã tổ chức nhiều đợt giám sát đối với các chƣơng trình dự án. Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tƣ thực hiện khá tốt, công tác giải ngân vốn đầu tƣ có nhiều tiến bộ, tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm ƣớc đạt 51% dự toán.

Đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác bồi thƣờng, GPMB các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh, nhất là các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2014, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã vào cuộc chỉ đạo triển khai thực hiện công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Quảng Bình. Đến nay, các địa phƣơng đã hoàn thành và bàn giao mặt bằng toàn tuyến (143,7 km/143,7 km)

cho các chủ đầu tƣ, nhà thầu thi công - đây là một sự nỗ lực, quyết tâm cao của tỉnh.

*Tài chính - tín dụng, ngân hàng

Tài chính: Trong điều kiện kinh tế khó khăn, đồng thời phải thực hiện

các giải pháp miễn, giảm thuế, gia hạn, giãn thời gian nộp thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đã ảnh hƣởng đến thu ngân sách trên địa bàn, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp thu, tập trung thu hồi nợ đọng thuế, phát triển quỹ đất để tăng nguồn thu, nên thu ngân sách tăng trƣởng so cùng kỳ. 6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách trên địa bàn ƣớc đạt 1.100 tỷ đồng, bằng 50% dự toán địa phƣơng, tăng 16,7% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phƣơng ƣớc đạt 3.172 tỷ đồng, đạt 54,7% dự toán địa phƣơng giao. Công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách nhà nƣớc đƣợc thực hiện đúng quy định, tiết kiệm.

Tín dụng: Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng đã thực hiện nghiêm

túc các chính sách tiền tệ, tín dụng, tập trung cho vay khắc phục hậu quả bão lụt, 5 lĩnh vực ƣu tiên , các đối tƣợng chính sách. Chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng triển khai Chƣơng trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; tăng cƣờng đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với ngân hàng; điều chỉnh giảm dần lãi suất cho vay, kể cả các khoản dƣ nợ cho vay cũ về mức lãi suất thấp; thực hiện gia hạn, giãn nợ, kéo dài thời hạn nợ, cho vay mới để chia sẽ, hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai các giải pháp để huy động vốn, đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng tín dụng. Ƣớc thực hiện 6 tháng, nguồn vốn tăng 7,5%; dƣ nợ tăng 7,3% so với đầu năm. Chỉ đạo xử lý nợ theo đề án phê duyệt. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về cho vay, huy động vốn; việc chấp hành quy định về trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay với các lĩnh vực ƣu tiên.

Công tác ngoại vụ: Chú trọng tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Khăm Muộn, Savanakhet và các tỉnh lân cận của nƣớc bạn Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan... Việc quản lý đoàn vào, đoàn ra đƣợc thực hiện đúng quy định. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ trong việc đi công tác nƣớc ngoài. Tạo điều kiện cho các đoàn phóng viên báo chí đến tác nghiệp đƣa tin quảng bá hình ảnh, các sự kiện của tỉnh.

Các dự án ODA tiếp tục đƣợc triển khai thực hiện theo kế hoạch. 6

tháng đầu năm, các dự án ODA đã giải ngân: 157,562 tỷ đồng đạt 63,8% kế hoạch, trong đó vốn ODA: 137,189 tỷ đồng, vốn đối ứng 20,373 tỷ đồng. Trong điều kiện đầu tƣ công thắt chặt, UBND tỉnh tiếp tục vận động thêm các dự án ODA để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh.

Các dự án NGO: Công tác vận động thu hút và tiếp nhận nguồn viện

trợ NGO đƣợc triển khai tích cực. Trong 6 tháng đã vận động thực hiện 9 chƣơng trình, dự án với tổng mức vốn cam kết là 837.705 USD, góp phần hỗ trợ sinh kế cho ngƣời nghèo, giáo dục trẻ em, nâng cao năng lực ngƣời khuyết tật, hỗ trợ khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, hỗ trợ nạn nhân bom mìn...

Công tác xúc tiến đầu tư: UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo nhằm đẩy

mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tƣ vào địa bàn tỉnh; trực tiếp làm việc với các nhà đầu tƣ đến từ: Đức, Ấn Độ, Nga, Thụy Điển, Séc, Hàn Quốc đến khảo sát cơ hội đầu tƣ tại tỉnh. Đặc biệt, đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tƣ vào tỉnh Quảng Bình. Tại hội nghị, UBND tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ và ký thoả thuận hợp tác đầu tƣ: 23 dự án, với tổng số vốn đầu tƣ: 20.108 tỷ đồng. Trong đó: đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho 13 dự án với số vốn: 8.508 tỷ đồng; ký thoả thuận hợp tác với 5 nhà đầu tƣ để triển khai 10 dự án với số vốn: 11.600 tỷ đồng. Đây là kết quả của cả một quá trình chuẩn bị công phu, kỹ lƣỡng với cách làm mới, sáng tạo, các dự án mang tính khả thi cao.

Ngay sau Hội nghị, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ các dự án đầu tƣ nhằm giải quyết ngay những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

*Phát triển doanh nghiệp và các thành phần kinh tế

Trong điều kiện khó khăn chung, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biên giới đảo ở Quảng Bình01 (Trang 75 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)