Bài học kinh nghiệm đối với Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biên giới đảo ở Quảng Bình01 (Trang 51 - 53)

Với đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, về vấn đề biển đông, chủ trƣơng nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam là khẳng định chủ quyền của Việt nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Đồng thời, phát triển kinh tế biển cũng là định hƣớng quan trọng của đất nƣớc ta.

Là một tỉnh có hơn 100 km bờ biển, Quảng Bình có trách nhiệm với đất nƣớc không chỉ trong phát triển kinh tế, mà cả bảo vệ an ninh biển đảo. Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo đang là yêu cầu bức thiết với Quảng Bình hiện nay. Từ thực tiễn chính sách của các nƣớc trên thế giới và của các tỉnh khác, để bảo đảm cho quá trình phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo đƣợc diễn ra một cách đồng bộ và có hiệu quả thì bài học kinh nghiệm đối với Quảng Bình đó là:

Một là, tranh thủ sự hỗ trợ, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ƣơng và các bộ,

ngành có liên quan tập trung cho đầu tƣ phát triển kinh tế; phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong lãnh đạo và phát triển kinh tế biển. Phát huy mạnh mẽ vai trò các cơ quan tham mƣu, sự phối kết hợp chặt chẽ

của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát

Tập trung đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho phát triển kinh tế biển. Phát huy thế mạnh của các ngành kinh tế có đƣợc mà thiên nhiên ƣu đãi nhƣ du lịch, dịch vụ, thủy sản...

Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn

vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời của Tổ quốc và quyền chủ quyền, quyền tài phán thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; bảo vệ lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo; duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý bảo vệ biển, đảo. Phát triển kinh tế biển gắn liền với quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Ba là, xây dựng lực lƣợng vũ trang, nòng cốt là hải quân, biên phòng,

dân quân tự vệ biển mạnh làm chỗ dựa vững chắc cho ngƣ dân cùng các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển.

Với chiến lƣợc bảo vệ Quốc Phòng - An Ninh của đất nƣớc, cách phòng thủ tốt nhất là tấn công. Do đó, chúng ta không để chủ quan bị động trong mọi tình huống mà phải chủ động bành trƣớng (học theo Trung Quốc) và đánh đòn phủ đầu (học theo Mỹ), (Lịch sử đã chứng minh Lý Thƣờng Kiệt đã đem quân chủ động phá các thành trì, cơ sở hậu cần của nhà Tống trƣớc lúc chúng xâm lƣợc nƣớc ta). Muốn làm đƣợc điều này thì phải xây dựng đất nƣớc có nền kinh tế phát triển có tiềm lực quốc phòng vững mạnh sánh vai với các cƣờng quốc trên thế giới.

CHƢƠNG 2:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biên giới đảo ở Quảng Bình01 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)