1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ Bƣu chính chuyển phát của doanh
1.2.3. Các nhân tố tác động đến quản lý chất lượng dịch vụ Bưu chính
chuyển phát
Thứ nhất: Các yếu tố về kinh tế
Môi trƣờng kinh tế phản ánh qua tốc độ tăng trƣởng kinh tế chung về cơ cấu ngành, vùng miền. Trên cơ sở đó ảnh hƣởng đến sức mua của thị trƣờng, môi trƣờng kinh tế bị ảnh hƣởng nhiều thu nhập bình quân đầu ngƣời tại địa phƣơng, chỉ số tiêu dùng. Những ngƣời có thu nhập cao nhu cầu sử dụng dịch vụ chất lƣợng cao. Nƣớc ta do kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng miền do vậy các dịch vụ bƣu chính phải có cơ cấu theo từng nhóm đối tƣợng khác nhau phù hợp với nhiều đối tƣợng
Thứ hai: Yếu tố về văn hóa truyền thống thói quen
Quản lý dịch vụ là tạo ra những sản phẩm chất lƣợng tốt thỏa mãn nhu cầu trong mỗi điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhất định về tự nhiên và xã hội. Với cùng một mức chất lƣợng nhƣng ở mỗi địa phƣơng, quốc gia lại có cảm nhận khách nhau. Trình độ văn hóa, thói quen, tập quán sẽ đòi hỏi chất lƣợng khác nhau. Đó chính là lý do vì sao các nhà quản lý doanh nghiệp phải thâm nhập vào thị trƣờng, quan tâm tìm hiểu thị trƣờng để có cách quản lý một cách linh hoạt nhất.
Thứ ba: Yếu tố về cơ chế quản lý
Bất kỳ một hình thái kinh tế nào sản xuất luôn chịu sự tác động của cơ chế quản lý. Hiệu lực của cơ chế quản lý tác động đến việc quản lý dịch vụ thông qua các cơ chế sau:
- Nhà nƣớc ban hành một hệ thống pháp luật chặt chẽ quy định những hành vi, thái độ, trách nhiệm của ngƣời sản xuất, cung ứng dịch vụ đảm bảo chất lƣợng.
- Nhà nƣớc tiến hành kiểm tra chặt chẽ mọi hoạt động của ngƣời sản xuất nhằm bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, thông qua các tiêu chuẩn và kiểm tra chất lƣợng thƣởng phạt.
Nhƣ vậy, các chính sách kinh tế, chính sách đầu tƣ, chính sách giá cả, chính sách thuế có tác dụng khuyến khích hoặc kìm hãm các doanh nghiệp trong việc cải tiến chất lƣợng và cũng thông qua các chính sách Nhà nƣớc có thể thúc đẩy cạnh tranh hoặc thu hẹp cạnh tranh.
Thứ tư: Yếu tố về dân số
Thông tin bƣu chính là do khách hàng đem đến, do vậy một môi trƣờng nhân khẩu nhiều hay ít cũng sẽ ảnh hƣởng tới số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ. Muốn vậy, ngƣời quản lý trƣớc khi sản xuất ra sản phẩm dịch vụ cần phải điều tra kỹ thị trƣờng để quyết định bán ra thị trƣờng những sản phẩm mà thị trƣờng cần
Thứ năm: Công nghệ và mạng lưới thông tin
Sự phát triển công nghệ sẽ làm đa dạng hóa các dịch vụ bƣu chính, việc quản lý dịch vụ bƣu chính sẽ đƣợc cải thiện hơn. Tuy nhiên mỗi công nghệ mới ra đời lại có nguy cơ cạnh tranh thay thế công nghệ cũ, vì vậy sự phát triển công nghệ có ảnh hƣởng tới hai mặt tích cực và tiêu cực đối với một doanh nghiệp, nghĩa là nó tạo ra cơ hội và thách thức mới. Ví dụ điện thoại phát triển thì dịch vụ thƣ thƣờng sẽ bị giản xuống …
Vậy ngành bƣu chính muốn giữ đƣợc thị phần và cạnh tranh đƣợc với các đối tác khác thì phải có chiến lƣợc phát triển dịch vụ, cải tiến chất lƣợng dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làm cho năng suất ngày càng cao, chất lƣợng đƣợc cải thiện, giảm bớt công việc nặng nhọc cho công nhân mà trƣớc đây họ
23
phải mất nhiều thao tác để hoàn thành công việc của mình. Công nghệ thông tin và tin học hóa sẽ là chìa khóa để nâng cao quản lý dịch vụ bƣu chính.
Mạng lƣới thông tin hiện tại các điểm phục vụ ở nƣớc ta tổ chức theo kiểu hỗn hợp đan xem giữa điểm nối điểm và mạng bức xạ phù hợp với từng địa bàn. Điểm thông tin đặt ở các vị trí thuận tiện đƣờng giao thông qua lại sẽ làm rút ngắn chỉ tiêu thời gian phát tới khách hàng.