SỐ QUỐC GIA.
Hầu hết các nước trên thế giới, sau khi đã xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho nước mình, đều đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; mà chủ yếu là thông qua xây dựng các chính sách đào tạo, bồi dưỡng các loại cán bộ khác nhau cho phù hợp với yêu cầu quản lý cụ thể trong từng giai đoạn.
- Kinh nghiệm của Nhật Bản là nước đã nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng linh hoạt kinh nghiệm của các nước phát triển nên đã thực hiện công tác quy hoạch cán bộ khoa học, đội ngũ cán bộ là những người ưu tú. Tư chất và năng lực của cán bộ được quyết định bằng những kỳ thi tuyển nghiêm túc và những khoá đào tao liên tục sau khi được tuyển dụng. Đào tạo ở Nhật Bản gồm 2 phần: đào tạo qua kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở khác nhau, ở nhiều cấp khác nhau và có hệ thống các chương trình huấn luyện, bồi dưỡng hàng năm cho từng loại cán bộ. Chính vì vậy mà đội ngũ cán bộ của Nhật có chất lượng rất cao, có đầy đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, tư cách tốt và luôn nhạy cảm, thích ứng với mọi vị trí và điều kiện công tác. Việc lựa chọn cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp của Nhật thường theo hướng trợ cấp cho những sinh viên xuất sắc tại những trường đại học có uy tín trong những năm cuối khoá. Sau khi ra trường họ được tuyển làm việc tại các doanh nghiệp đó. Khác với nhiều nước trên thế
giới, tại Nhật Bản các nhân viên mới của hãng kinh doanh thường bắt đầu sự nghiệp của mình từ nấc thang thấp nhất trong bậc thang quản trị và trong giai đoạn đầu được điều động, không ổn định. Trong số đó, những người luôn đạt hiệu quả cao thì mới có cơ hội cất nhắc lên vị trí cao hơn.
- Kinh nghiệm của nước Mỹ luôn quan niệm việc tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý kinh doanh phải làm liên tục; chừng nào người cán bộ còn thực hiện trách nhiệm lãnh đạo thì họ phải nâng cao trình độ nghiệp vụ và đổi mới kiến thức của mình. Đa số các công ty lớn của Mỹ đều thành lập các bộ phận nghiên cứu vấn đề nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý kinh doanh. Các bộ phận này chịu trách nhiệm nghiên cứu, lựa chọn và lập kế hoạch nhu cầu cán bộ cho công ty, đồng thời lập các chương trình và lãnh đạo công tác tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh.
- Khác với Mỹ, ở Đức lại đặt chương trình học tập ở trình độ lý luận cao lên hàng đầu và được xây dựng trên cơ sở những thành tựu khoa học và kỹ thuật mới nhất. Thông thường có nhiều tổ chức cùng tham gia xây dựng chương trình học tập, giảng viên của các nhóm học đồng thời là những chuyên gia, những nhà thực tiễn.
- Tại nước Pháp, đại đa số những cương vị lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế đều do những người tốt nghiệp những trường có uy tín nắm giữ. Những sinh viên này khi tốt nghiệp ra trường thường bắt đầu vào làm việc tại các công ty thường khởi đầu từ những cương vị khá cao mà từ đó con đường vươn tới đỉnh cao khá nhanh chóng. Những người muốn theo học các trường này thường phải trải qua các thử thách khắc nghiệt mà chỉ một số ít vượt qua được.
Mặc dù các quốc gia đã hết sức chú trọng đến công tác đào tạo nhưng nạn đói cán bộ quản lý vẫn diễn ra ở nhiều nước; nhất là ở Châu Á, ở đâu cũng thiếu cán bộ quản lý, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và dịch vụ. Bình
quân tại các nước đang phát triển, số cán bộ lãnh đạo chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng lực lượng lao động (chỉ khoảng 3,8%). Cụ thể, ở Indonesia: 0,42%; Philippin: 1,6%; Thailand: 2,2%; Malaysia: 2,9%; Singapore: 5,77%. Trong khi đó, tại các nước Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc tỷ lệ bình quân là 8,93%; tại Mỹ là 13,6%.
Các nước ASEAN bước vào con đường phát triển theo hướng công nghiệp hoá với nhiều mô hình khác nhau tuỳ thuộc vào thể chính trị, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước song nhìn chung đều xuất phát từ các nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, dân số đông (trừ Singapor), cơ sở kỹ thuật hạ tầng yếu kém, thu nhập quốc dân trên đầu người thấp. Về giáo dục, một bộ phận khá lớn dân cư trình độ dân trí thấp thậm chí còn mù chữ, đội ngũ lao động tay nghề thấp phần lớn chưa qua đào tạo. Trong bối cảnh đó, cùng với chính sách mở cửa về kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, các nước ASEAN chú trọng phát triển giáo dục đào tạo để nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng mở mang công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp. Các chính sách phát triển giáo dục đào tạo của các nước ASEAN trong các thập kỷ qua có những nét tương đồng cơ bản như
- Nâng cao dân trí và phổ cập giáo dục là một hướng chiến lược ưu tiên trong phát triển giáo dục ở các nước ASEAN. Với quan điểm phát triển giáo dục cho mọi người trong thập kỷ vừa qua, các nước ASEAN đã căn bản xoá hoàn thành phổ cập tiểu học và chuyển sang bước cao hơn là phổ cập trung học như Thailand, Indonexia, Malayxia....
Đi vào con đường công nghiệp hoá dù theo mô hình hướng nội hay hướng ngoại, các nước ASEAN nhận thức rõ ưu thế cơ bản hiện có ở các nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động đông đảo. Trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ nhanh chóng thì trình độ học
vấn của người dân và trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ lao động trở thành nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của các chương trình phát triển quốc gia.
Chính sách ưu tiên cho giáo dục được thể chế hóa trong các đạo luật cơ bản (hiến pháp) của các nước trong khu vực và hệ thống pháp lý Nhà nước như Luật giáo dục. Trong quá trình phát triển các mục tiêu phát triển giáo dục được xem là một trong những mục tiêu phát triển quốc gia với sự đầu tư đáng kể của Ngân sách Nhà nước (từ 2-5% GDP), mở rộng nguồn đầu tư cho giáo dục ngoài Ngân sách Nhà nước, sớm thực hiện phổ cập giáo dục cơ bản và thực hiện các chương trình phát triển quốc gia về nguồn nhân lực.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực của các nước ASEAN hướng tới việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc (các Triết lý Phật giáo, Đạo giáo được đưa vào nhà trường, ngôn ngữ mẹ đẻ được bảo tồn.. ) đồng thời mạnh dạn tiếp thu các giá trị văn minh phương Tây trong quá trình cải cách, mở cửa như phổ cập tiếng Anh, tiếp thu công nghệ cùng nền văn hóa công nghệ trong cải cách làm ăn, quản lý, lối sống. Chính sự kết hợp hài hòa này tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo trong quá trình phát triển nguồn nhân lực thích ứng với nhu cầu thị trường lao động quốc tế trong nước, cho các dự án đầu tư nước ngoài.
Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong phát triển các nước ASEAN tập trung sự chú ý vào yêu cầu giáo dục cho mọi người không phân biệt đẳng cấp, dân tộc với các chương trình quốc gia xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Cho đến nay hầu hết các nước ASEAN có tỷ lệ người biết chữ cao, trình độ học vấn của đội ngũ lao động ngày càng được nâng lên tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới, mặt khác trình độ dân trí xã hội cao là một yếu tố quan trọng bảo đảm sự ổn định và tiến bộ xã hội theo hướng phát triển bền vững.
Hầu hết các nước ASEAN phát triển theo hướng kinh tế thị trường và phải đối đầu với thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở cả các vùng nông thôn và thành thị. Do đó, trong chính sách phát triển giáo dục các nước ASEAN chú trọng yêu cầu phát triển giáo dục kỹ thuật- nghề nghiệp, nghề nghiệp hóa nhà trường phổ thông bậc cao trung, sơ trung bằng các nội dung giáo dục kỹ thuật, giáo dục kỹ năng. Phát triển các chương trình tạo việc làm ở các lĩnh vực phi kết cấu, xuất khẩu lao động … Mặc dù đã thu được những kết quả tích cực trong sử dụng nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh tế, các nước ASEAN vẫn gặp phải những vấn đề về chất lượng giáo dục và mức độ phát triển nguồn nhân lực. So với các nước khác trong khu vực, Indonexia là nước có trình độ phát triển nguồn nhân lực thấp nhất. Những hạn chế trong quan niệm về giới tính, vị trí địa lý vùng và bất bình đẳng các sắc tộc đã giảm bớt cơ hội giáo dục đối với mọi người. ở Thailand, sự thiếu thốn lao động có tay nghề, việc phụ thuộc vào lao động có kỹ năng ở nước ngoài đã gây lên những khó khăn về cung cầu lao động, dẫn đến những chi phí lớn cho nền kinh tế. Ngay ở các nước có trình độ giáo dục cao như Singapo, Malayxia, nạn thiếu lao động phổ thông buộc các nước phải nhập khẩu lao động từ các nước láng giềng. Năm 1977, ở Singapo đã ban hành chính sách nhập cư và khuyến khích sinh viên đang theo học ở nước ngoài về nước. Vấn đề nhập khẩu lao động đã tạo ra những khó khăn xã hội, kinh tế, môi trường nhất định cho các nước chủ nhà.
Đặc biệt vấn đề này trở nên gay gắt trong cuộc khủng hoảng tiền tệ kinh tế Châu á. Ngày nay, dường như bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều nhận thức rõ rằng nhân tố con người hay nguồn lực con người là nhân tố quyết nhất đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên theo quan niệm chung, nguồn nhân lực mới chỉ bao hàm tiềm năng phát triển của con người. Nó chỉ trở thành động lực của sự phát triển đất nước khi nguồn nhân lực ấy được phát huy bằng cách phát triển nó theo những cách khác
nhau. Phát triển nguồn nhân lực với giáo dục và đào tạo là một nhân tố phát năng quan trọng nhất, về thực chất là làm tăng giá trị toàn diện con người về các mặt trí đức, thể , mỹ, kỹ năng tâm hồn và những phẩm chất cần thiết khác của con người hiện đại như trí thông minh, sáng tạo, năng động, nhanh nhạy, khả năng giải quyết vấn đề, có khả năng làm việc độc lập… Nhưng nguồn nhân lực đó, bao gồm những người có những phẩm chất chung của người lao động, chỉ có thể phát triển đầy đủ, có hệ thống và bền vững thông qua con đường giáo dục và đào tạo, được thực hiện trong những thiết chế có thứ bậc trong hệ thống giáo dục quốc dân. một trong những vấn đề hết sức đáng chú ý hiện nay là việc phát triển nguồn nhân lực luôn luôn phải gắn liền với thị trường lao động, với mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở các cấp vĩ mô, cả ngắn hạn và dài hạn. Và do vậy, giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực và việc làm là ba nhân tố có quan hệ hữu cơ cần được sự quan tâm của cả Nhà nước trung ương và chính quyền các địa phương. Chỉ có như thế thì giáo dục và đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới thực sự có hiệu quả, mới đóng vai trò động lực và quyết định sự phát triển của đất nước.
CHƢƠNG 2