GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 67 - 68)

- Quá trình phát triển của công ty thực phẩm Hà Nộ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘ

THỰC PHẨM HÀ NỘI

Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tri thức thì nguồn lực con người trở thành động lực chủ yếu cho sự phát triển. Mọi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần rút cuộc đều là những hoạt động của người lao động, sáng chế và sử dụng tư liệu lao động, tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho mình và cho xã hội. Nguồn nhân lực chính là nguồn “nội lực”, nếu biết phát huy, nó có thể nhân lên sức mạnh của các nguồn lực khác.

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có loại có thể tái tạo được, có loại không thể tái tạo được. Những tài nguyên đó đã và đang góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước (dầu mỏ, khí đốt…) Tuy nhiên việc khai thác, quản lý, sử dụng và tái tạo lại các nguồn tài nguyên thiên nhiên lại do con người quyết định. Ngày nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ đang góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam nói chung và của công ty thực phẩm Hà Nội nói riêng. Nhưng để có thể sử dụng, phát huy được những thành tựu đó đòi hỏi chúng ta phải có đội ngũ lao động có trình độ, có kỹ thuật, tay nghề, nghĩa là phải có đội ngũ lao động phù hợp, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất. Nếu không có đội ngũ lao động tương ứng thì cả tài nguyên thiên nhiên, cả tiền vốn, thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ đều không thể phát huy được vai trò và sức mạnh.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong suốt mấy thập kỷ qua cũng đã cho thấy, nước nào biết đầu tư, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, biết phát huy nhân tố con người thì nước đó có thể đạt được tốc độ

phát triển kinh tế nhanh chóng, bền vững mặc dù không giàu tài nguyên thiên nhiên hoặc trình độ khoa học, kỹ thuật chưa phát triển. Một số nước láng giềng như Nhật bản, Hàn Quốc, Singapo, Đài loan… là những thí dụ minh chứng cho điều đó. Cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một hệ thống các loại thị trường trong đó có thị trường sức lao động sẽ hình thành và ngày càng phát triển. Đây là một xu hướng tất yếu, có ảnh hưởng lớn tới việc đào tạo và sử dụng nguồn lao động ở Hà Nội nói chung và công ty thực phẩm Hà Nội nói riêng. Sự hình thành, phát triển thị trường sức lao động, quan hệ thuê mướn lao động bị chi phối bởi quy luật cung- cầu và các quy luật khác của thị trường sẽ làm thay đổi rất cơ bản và sâu sắc quan hệ lao động “biên chế” của cơ chế cũ. Thị trường sức lao động làm thuê cũng như người sử dụng sức lao động thuộc các thành phần kinh tế chủ động hơn, sáng tạo hơn, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, tại Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta đã nhấn mạnh: Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển chung của nhiều nước trên Thế giới và đó cũng là con đường tất yếu của nước ta để đi đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và trở thành động lực thực sự của sự phát triển. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng là một nhiệm vụ tất yếu của Cách mạng Việt Nam và của Nhân dân Thủ đô trong thời kỳ mới.

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 67 - 68)