Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số Giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc Marketing hỗn hợp tại Ngân
4.2.1. Xây dựng chính sách sản phẩm dịchvụ khác biệt
Chi nhánh cần nghiên cứu thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh và dựa vào thế mạnh của mình để xây dựng danh mục sản phẩm phù hợp nhất là trong thời kỳ hiện nay khi mà nền kinh tế nƣớc ta đang có sự chuyển biến tích cực, hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới. Xu hƣớng phát triển dịch vụ hiện nay là các dịch vụ hiện đại. Do đó, Chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhất là internetbanking, e-banking để có thể cung cấp thông tin cho khách hàng một cách nhanh nhất, giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngay tại nơi làm việc. Đồng thời chú trọng đến chất lƣợng dữ liệu, độ bảo mật an toàn của hệ thống công nghệ, xử lý nghiêm các trƣờng hợp trì trệ trong cung cấp dịch vụ đến khách hàng, đặc biệt lƣu ý đến vấn đề lỗi đƣờng truyền, nghẽn mạch do quá tải.
Đối với các sản phẩm huy động vốn, chi nhánh cần nghiên cứu tâm lý, nhu cầu của khách hàng, phân tích các sản phẩm hiện có của các Ngân hàng đồng thời gia tăng những tiện ích mới nhằm thu hút khách hàng và giành lợi thế trong công tác huy động vốn.
Danh mục sản phẩm hiện nay của Chi nhánh đã có nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại nhƣng kết quả thu đƣợc lại chƣa cao. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần xem xét, đánh giá lại sản phẩm dịch vụ nào là phù hợp hơn thì tập trung phát triển dịch vụ đó, tránh dàn trải mà hiệu quả không cao. Đồng thời cũng cần nghiên cứu và thúc đẩy việc triển khai, đƣa vào sử dụng các dịch vụ mới nhƣ các giao dịch phái sinh, hợp đồng hàng hóa tƣơng lai… để đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Khi xây dựng chiến lƣợc phát triển sản phẩm, chi nhánh cần chú ý đánh giá phản hồi cả từ bên trong và bên ngoài ngân hàng. Đánh giá
những thuận lợi, khó khăn vƣớng mắc trong việc triển khai sản phẩm, đúc rút kinh nghiệm nhằm đƣa sản phẩm tiếp cận nhanh hơn với khách hàng, đạt đƣợc hiệu quả đề ra. Đồng thời, tiếp nhận các đóng góp tích cực, những phản ánh về những sản phẩm dịch vụ đang cung cấp, nhằm phát huy những mặt mạnh, sửa chữa sai sót khiếm khuyết kịp thời, làm cho sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Khách hàng khi sử dụng dịch vụ luôn ƣa thích sự thuận lợi, nhiều tiện ích có thể đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu của khách hàng. Do đó cần phát triển các giá trị tăng thêm của dịch vụ nhƣ bán chéo dịch vụ và phục vụ trọn gói. Tín dụng, nhất là tín dụng đầu tƣ và phục vụ sản xuất kinh doanh là một thế mạnh của BIDV. Do vậy, để phát triển dịch vụ một cách toàn diện, BIDV có thể sử dụng tín dụng làm trung gian kết nối, tăng cƣờng bán chéo các dịch vụ khác. Nghĩa là khi cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hàng, BIDV khuyến khích khách hàng mở tài khoản, chuyển doanh thu về, thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua Chi nhánh… bằng những chính sách ƣu đãi. Ngoài ra, để phát triển hình thức phục vụ trọn gói, BIDV cần đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ phải hoàn hảo, có sức cạnh tranh về chất lƣợng, về phí. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, trong khoảng vài năm trở lại đây, BIDV Cầu Giấy đã rất chú trọng dịch vụ ngân hàng bán lẻ và đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm. Mỗi khách hàng đến giao dịch đều đƣợc ngân hàng khuyến khích hàng mở tài khoản cá nhân đi kèm với các tiện ích: phát hành thẻ ATM, thẻ Visa, đăng ký dịch vụ tin nhắn BSMS, dịch vụ nạp tiền điện thoại VN TOPUP. Trong thời gian tới, Chi nhánh Cầu Giấy cần đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm tích cực hơn nữa để mang lại tiện ích cho khách hàng đồng thời cũng gia tăng khách hàng, phí giao dịch và uy tín ngân hàng.