Phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược Marketing hỗn hợp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 96 - 98)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số Giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc Marketing hỗn hợp tại Ngân

4.2.5. Phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ cao

Trong quản trị nguồn nhân lực, toàn bộ cán bộ nhân viên trong một doanh nghiệp đƣợc xem là khách hàng nội bộ, mỗi cán bộ ngân hàng là một khách hàng thân thiết của ngân hàng. Chất lƣợng dịch vụ có tốt hay không phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng phục vụ của khách hàng nội bộ. Mặt khác, trong giai đoạn cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt nhƣ hiện nay, khi mà các ngân hàng đều đƣa ra những sản phẩm, dịch vụ có độ tiện ích và hàm lƣợng công nghệ tƣơng đƣơng thì chất lƣợng nguồn nhân lực chính là thế mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Vì thế, chi nhánh cần có những chính sách, chế độ để phát triển nguồn nhân lực này nhƣ:

- Về vấn đề đào tạo, Chi nhánh cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ thuật làm việc cho nhân viên theo hƣớng chuyên môn sâu và áp dụng thành thục công nghệ hiện đại. Thƣờng xuyên mở những khóa đào tạo sát với yêu cầu thực tiễn, kết hợp đào tạo kỹ năng bán

hàng vào chƣơng trình các khóa huấn luyện, tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ nhƣ thi giao dịch viên giỏi, cán bộ kiểm ngân giỏi… mục tiêu phải tạo ra đƣợc một đội ngũ nguồn nhân lực tinh thông nhiều nghiệp vụ, sẵn sàng làm việc ở bất kỳ mảng nghiệp vụ nào. Đối với những vị trí giữ vai trò nòng cốt trong việc cung ứng, nghiên cứu triển khai sản phẩm dịch vụ cần đƣợc đào tạo bài bản, chuyên sâu.

- Về tuyển dụng và bổ nhiệm, đối tƣợng tuyển dụng là những ngƣời có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, năng động và nhiệt tình, trách nhiệm với công việc. Chính sách nhân sự phải linh hoạt, xóa bỏ quan niệm các lãnh đạo đã lên chức thì yên tâm với vị trí của mình. Phải thƣờng xuyên lấy phiếu tín nhiệm, thanh lọc và thay thế các nhà quản lý yếu kém, thiếu năng động, không đáp ứng yêu cầu công việc và không hoàn thành các kế hoạch đề ra.

- Xây dựng chế độ thƣởng phạt công bằng hợp lý: Có chính sách khen thƣởng và ghi nhận các nỗ lực đóng góp của nhân viên. Quan tâm tới chính sách đãi ngộ, lƣơng thƣởng thích đáng sẽ giúp cho cán bộ gắn kết với Chi nhánh, tạo tâm lý yên tâm công tác, hết lòng vì công việc, hăng hái lao động sáng tạo, nâng cao chất lƣợng phục vụ. Đồng thời, cũng có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các cán bộ vi phạm, đặc biệt là những trƣờng hợp vi phạm về đạo đức phẩm chất cán bộ ngân hàng, làm thất thoát tài sản, ảnh hƣởng đến uy tín ngân hàng.

BIDV Cầu Giấy luôn tự hào vì có một đội ngũ cán bộ trẻ chiếm số lƣợng đông đảo, rất năng động nhiệt tình sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ của cấp trên giao phó với tinh thần tự nguyện và trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên vẫn cần thƣờng xuyên đào tạo rèn luyện về nghiệp vụ cũng nhƣ về phẩm chất đạo đức cán bộ để tạo nên một đội ngũ kế cận nòng cốt vừa thông thạo chuyên môn vừa có phẩm chất đạo đức tốt nhằm giữ vững và phát triển thƣơng hiệu BIDV trên thị trƣờng tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược Marketing hỗn hợp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)