Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (Trang 29 - 33)

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy

1.3.2. Nhân tố khách quan

1.3.2.1 Hợp tác quốc tế trong việc đào tạo và phát triển nguồn lực giảng dạy trong các trường đại học

Toàn cầu hóa là dòng chảy xuyên biên giới của vốn, công nghệ, hàng hóa dịch vụ, con ngƣời,... Dòng chảy này thực hiện đƣợc trƣớc hết vì sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, liên lạc và tiếp nữa là quá trình tự do hóa thƣơng mại nhƣ một làn sóng mới trong cảu cách kinh tế của các quốc gia. Công cuộc phát triển kinh tế ở các nƣớc đang phát triển đã chỉ ra vai trò to lớn của việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và qua đó thu hút công nghệ sản xuất, dịch vụ và quản lý từ các nền kinh tế phát triển. Các đơn vị liên doanh với nƣớc ngoài hoặc 100% vốn nƣớc ngoài đã đem đến các nƣớc phát triển những yếu tố mới, tạo ra những bƣớc tiến quan trọng trong phát triển kinh tế của các nƣớc

đang phát triển. Vì lý do đó mà chính phủ các nƣớc đang phát triển luôn quan tâm đến việc tạo ra những điều kiện ƣu đãi và môi trƣớng đàu tƣ thuận lợi cho các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vào các hoạt động ở nƣớc mình, qua đó nâng cao chất lƣợng và năng suất lao động của đất nƣớc mình, chuyển giao và tiếp nhận các công nghệ mới, hiện đại.

Các hoạt động đào tạo dù mang những yếu tố đặc thù riêng bởi đối tƣợng tác động là con ngƣời, song cũng vẫn mang những điểm chung của quá trình phát triển. Nâng cao chất lƣợng đào tạo thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo luôn đƣợc coi là những biên pháp quan trọng trong chiến lƣợc phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học ở nƣớc ta.

Quá trình toàn cầu hóa với sự xuất hiện của các đơn vị kinh tế 100% vốn nƣớc ngoài hay các đơn vị liên doanh liên kết đã tạo áp lực về NNL đƣợc đào tạo đƣợc đáp ứng các yêu cầu sản xuất dịch vụ theo chuẩn nƣớc ngoài. Đây cũng là một yếu tố tích cực thúc đẩy các đơn vụ đào tạo trong nƣớc tìm kiếm, xây dựng và triển khai các chƣơng trình đào tạo theo chuẩn nƣớc ngoài. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của các chƣơng trình hợp tác đào tạo quốc tế giữa các đơn vị đào tạo trong nƣớc và các trƣờng đại học, các tổ chức đào tạo nƣớc ngoài là kết quả tất yếu của quá trình phát triển. Thực tế diễn ra của quá trình toàn cầu hóa với sự lớn mạnh của các tập đoàn đa quốc gia, sự thâm nhập của các công ty nƣớc ngoài vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp và đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO gần đây vừa tạo thêm động lực thúc đẩy cho quá trình hợp tác đào tạo, vừa minh chứng cho sự đúng đắn và hiệu quả hơn của chúng đối với sự phát triển.

Xét từ khía cạnh ngƣời học, cùng với quá trình đổi mới kinh tế trong xu hƣớng hội nhập quốc tế, thu nhập của ngƣời dân cũng đƣợc tăng lên, tạo điều kiện cho họ có thể tìm kiếm những cơ hội đào tạo tốt hơn cho con em. Ngoài ra, Việt Nam với truyền thống hiếu học lâu đời, cộng với áp lực dân số trẻ và đông là cho NNL chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn, tƣơng tụ nhƣ nhiều nƣớc Châu Á khác, các gia đình thƣờng sẵn sàng và có nhu cầu đầu tƣ vào giáo dục cho con cái, để mong con mình có cuộc sống tốt hơn.

1.3.2.2 Các chính sách của chính phủ, quốc gia đối với đào tạo và phát triển NNL

NNL giảng dạy trong các trƣờng đại học là nguồn vốn con ngƣời vô cùng quý giá. Đảng ta chỉ rõ, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, con ngƣời là nguồn lực quan trọng nhất. Để sử dụng và phát huy năng lực sáng tạo của nhân lực giảng dạy trong các trƣờng đại học cần đề ra chiến lƣợc đúng đắn có tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc, trong đó đặc biệt coi trọng cơ chế pháp lý nhân lực khoa học công nghệ nói chung và nhân lực giảng dạy trong các trƣờng đại học nói chung.

Xác định rõ vai trò quan trọng của đội ngũ giảng viên trong các trƣờng đại học, các cấp lãnh đạo từ Nhà nƣớc, Bộ cho đến cấp trƣờng đều luôn quan tâm đến công tác bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy nhất là đối với các trƣờng đại học khối kinh tế. Điều này đã đƣợc thể hiện trong các văn bản, bài phát biểu của lãnh đạo ngành giáo dục đại học: "Chú trọng đào tạo lại, bồi dƣỡng cán bộ giảng dạy, đặc biệt đối với cán bộ giảng dạy các ngành kinh tế, kinh doanh, quản trị để có thể đổi mới nội dung giảng dạy cho phù hợp với kinh tế thị trƣờng". Đề án "Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020" cũng đƣa ra các phƣơng hƣớng nhằm: "Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý GD đại học có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách quản lý và giảng dạy tiên tiến, hiện đại". Về cơ bản, quan điểm chỉ đạo của các cấp lmnh đạo nhà nƣớc và Bộ Giáo dục và Đào tạo đều coi trọng việc đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên một cách toàn diện khi triết lý giáo dục thế kỷ XXI có những biến đổi to lớn, khi chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta đm xác định đến 2020, cần đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp tiên tiến .

1.3.2.3 Yếu tố kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn kinh tế phát triển, các trƣờng đại học công lập đang ngày có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo do vậy cần phát triển đội ngũ NNL giảng dạy, tăng cƣờng đào tạo và phát triển hơn nữa NNL này. Hơn nữa việc mở rộng quy mô và chất lƣợng đào tào của các ngành trong trƣờng kinh tế, đòi hỏi các trƣờng phải tuyển thêm một đội ngũ NNL giảng dạy mới có năng

lực, có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và có kiến thức về sƣ phạm nhằm đáp ứng nhu cầu học của sinh viên và mục tiêu đào tạo của trƣờng đặt ra.

Ngƣợc lại, khi kinh tế suy thoái, bất ổn và có chiều hƣớng đi xuống, các trƣờng đại học khối kinh tế, số lƣợng sinh viên đăng ký học ngày càng giảm. Các trƣờng đại học vẫn phải duy trì một đội ngũ NNL giảng dạy có trình độ, mặt khác cần phải giảm các chi phí đào tạo.

Ở Việt Nam, cùng với nhu cầu ngày càng lên cao, các trƣờng đại học thành lập ngày một nhiều, đặc biệt là các trƣờng đại học khối kinh tế, các trƣờng đã có xu hƣớng thu hút NNL giảng dạy có chất lƣợng cao và đƣa ra các biện pháp đãi ngộ nhƣ tăng lƣơng, tăng phúc lợi... Rõ ràng bối cảnh kinh tế đã có ảnh hƣởng đến công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy của các trƣờng đại học khối kinh tế.

1.3.2.3. Tình hình đội ngũ giảng viên đại học của Việt Nam

Trong mấy chục năm qua các trƣờng đại học của ta đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc. Giáo dục đại học đã có những đóng góp đáng kể trong công tác đào tạo cán bộ cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ giảng viên đại học đã trƣởng thành nhanh chóng, trong đó có một số cán bộ xuất sắc, đạt trình độ quốc tế. Tuy nhiên, bƣớc vào giai đoạn mới và trƣớc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, đội ngũ giảng viên của ta còn có nhiều nhƣợc điểm cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Cả nƣớc ta có khoảng 22000 giảng viên đại học và cao đẳng, trong đó chỉ có khoảng 3000 (chiếm 13,6%) có trình độ trên đại học. Số ngƣời có học vị tiến sĩ chỉ vào khoảng trên 200 (chiếm gần 1%) [15, Tr. 3-4].

Các tỷ lệ trên đây rất thấp so các nƣớc. Và nhƣ vậy là, sắp sang đến thế kỉ XXI rồi mà tình trạng ngƣời chỉ có trình độ đại học dạy đại học đang còn phổ biến trong các trƣờng đại học của ta. Ở các nƣớc tiên tiến trên thế giới và ở nhiều đại học trong khu vực, phần lớn giảng viên đại học có trình độ trên đại học. Đội ngũ giảng viên đại học của họ không những hơn ta về chất lƣợng mà còn nhiều gấp đôi, gấp ba ta về số lƣợng, trên cùng số đầu sinh viên. Ở ta còn một tình hình đã ở trên mức báo động là tuổi của giáo viên quá cao. Hầu hết các giáo sƣ đã sắp đến tuổi nghỉ hƣu. Số giảng viên

đại học ở tuổi dƣới 35 chỉ chiếm vài phần trăm. Với tình hình này chỉ trong vòng mƣời năm nữa, các trƣờng đại học của ta sẽ thực sự bị khủng hoảng về đội ngũ giảng dạy. Do vậy, vấn đề rất cấp bách đối với nƣớc ta là phải nhanh chóng nâng cao trình độ giảng viên, tăng cƣờng mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo cán bộ có trình độ trên đại học, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, khẩn trƣơng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trẻ và giỏi, có những chính sách đặc biệt để khuyến khích nghề dạy học, ngành sƣ phạm, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc du học và giao lƣu quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)