triển NNL giảng dạy tại Trƣờng ĐHKT
3.1.1. Đào tạo và phát triển NNL giảng dạy là một phần quan trọng của sự nghiệp giáo dục - sự nghiệp phát triển và giải phóng năng lực của con người, phải được thực hiện sao cho phát huy được tối đa tiềm năng của đội ngũ giảng viên.
Phát triển đội ngũ giảng viên cho trƣờng đại học để họ thực sự là đội ngũ trí thức tinh hoa của đất nƣớc là một nhiệm vụ quan trọng góp phần đào tạo NNL chất lƣợng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc.
Trong một loạt các biện pháp đào tạo NNL chất lƣợng cao hiện nay, nhà nƣớc chú trọng việc gửi ngƣời đi nƣớc ngoài đào tạo bằng ngân sách nhà nƣớc, với tổng số tiền lên tới 50 triệu đô la Mỹ hàng năm. Việc chú ý phát hiện và đào tạo nhân tài là chủ trƣơng đúng đắn, song điều quan trọng hơn là sử dụng nhân tài. Trong khi chú ý đào tạo nhân tài, cần chú ý đến việc sẽ tạo ra môi trƣờng làm việc phù hợp cho họ sau này, để sau đó có thể sử dụng đƣợc họ một cách hiệu quả nhất, hay nói cách khác, để cho họ những điều kiện làm việc họ mong muốn và đất nƣớc mong muốn.
3.1.2. Đội ngũ giảng viên cần được đào tạo và phát triển một cách toàn diện, hướng tới chuẩn mực quốc tế
Xu thế phát triển của thời đại và những thay đổi trong quan điểm về học tập đã đặt ra những thay đổi đối với chính đội ngũ giảng viên đại học. Vai trò của ngƣời thầy không phải là truyền thụ kiến thức mà phải là ngƣời hƣớng dẫn trợ giúp cho sinh viên trong quá trình học tập để tiếp thu kiến thức trong nguồn thông tin vô hạn của xã hội ngày nay; phạm vi giảng dạy của giảng viên cũng không chỉ giới hạn ở kiến thức chuyên môn mà còn rất
quan trọng ở việc đào tạo cho sinh viên một phƣơng pháp tƣ duy khoa học, ở khả năng nhận thức về các giá trị, là tính chuyên nghiệp, lòng tự hào nghề nghiệp, những kỹ năng sống nhằm tới sự gia tăng giá trị cho cuộc sống. Để đạt đƣợc những yêu cầu đó, bản thân mỗi ngƣời giảng viên đại học cần trang bị cho mình một cách toàn diện, kiến thức chuyên môn, kiến thức, kỹ năng sƣ phạm phục vụ cho công tác giảng dạy, đồng thời cần đƣợc bồi dƣỡng rèn luyện đầy đủ hơn về các khía cạnh khác -phẩm chất nghề nghiệp và những giá trị nhân văn.
Với xu thế hội nhập kinh tế nói chung và trong đào tạo nói riêng, đội ngũ giảng viên trong Trƣờng ĐHKT phải thay đổi để hƣớng tới "chuẩn mực khu vực và quốc tế" nếu muốn tồn tại và phát triển trong thời gian tới. Muốn vậy, họ cần có đủ năng lực giảng dạy nghiên cứu và tƣ vấn trong các chƣơng trình quốc tế hoặc mang tính quốc tế. Để đạt đƣợc điều này trình độ quốc tế của đội ngũ giảng viên phải đƣợc thể hiện trên các mặt sau:
- Có trình độ tiếng Anh đáp ứng đƣợc yêu cầu tối thiểu của giảng dạy và nghiên cứu bằng tiếng Anh cho các chƣơng trình đào tạo quốc tế hoặc mang tính quốc tế với chất lƣợng đƣợc công nhận trên trƣờng quốc tế.
- Có năng lực chuyên môn: Đƣợc thể hiện qua công việc giảng dạy và nghiên cứu, luôn cập nhật các kiến thức mới tiếp xúc đƣợc với các tài liệu và các vấn đề chuyên môn nhanh nhất và tốt nhất.
- Có khả năng thực hành các phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến, sử dụng thành thạo các phƣơng tiện giảng dạy hiện đại.
- Liên hệ đƣợc giữa lý thuyết và thực tế trong chuyên môn để phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và tƣ vấn.
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học ở tầm quốc tế: có các bài báo đƣợc đăng tải trên các tạp chí quốc tế, các báo cáo trình bày trong các hội thảo quốc tế.
- Tác phong làm việc khoa học, chính xác, có đạo đức và phẩm chất của ngƣời giảng viên. Hiểu biết các giá trị nhân văn nhằm chia xẻ và bồi dƣỡng những giá trị đó trong sinh viên.
Lòng yêu nghề, sự tự hào về nghề nghiệp, tự tin vào những gì đã đƣợc trang bị trên ghế nhà trƣờng là những hành trang ban đầu mà ngƣời
sinh viên có khi ra trƣờng. Chính những tình cảm đó, làm cho một ngƣời trẻ tuổi có thể đầu tƣ tâm sức vào công việc, dù với rất ít hoặc thậm chí không hề có kinh nghiệm, với sự say mê và nhiệt tình của tuổi trẻ, với khát vọng đƣợc cống hiến, đƣợc thể hiện sự đóng góp của cá nhân trong sự nghiệp chung. Những điều đó không thể có đƣợc nếu bản thân ngƣời thầy không có tình cảm yêu nghề, không đốt lên đƣợc trong tâm hồn những ngƣời sinh viên của mình niềm tin và khát vọng đƣợc đóng góp vào những thay đổi tích cực, đƣợc cống hiến, đƣợc làm cho ngày mai tốt hơn ngày hôm nay.
Các chƣơng trình đào tạo và phát triển đem đến cho môi trƣờng giáo dục của Việt Nam chƣơng trình và triết lý đào tạo của những nền giáo dục tiên tiến hơn, với tính mục đích cao và rõ ràng trong đào tạo, chú ý đến sự phát triển đa dạng và riêng tƣ của mỗi cá nhân, là một môi trƣờng tốt cho các giảng viên của ta quan sát và học hỏi, rèn luyện về chuyên môn cùng các chuẩn mực giá trị sống, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp của ngƣời thầy.
3.1.3. Quá trình đào tạo đội ngũ giảng viên phải là một quá trình liên tục, thường xuyên, với phương châm học tập suốt đời.
Thực tế, công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên trong nhà trƣờng đã luôn đƣợc đề cập đến nhƣ một bộ phận quan trọng trong các kế hoạch phát triển giáo dục của Đảng và nhà nƣớc. Bản thân nhà nƣớc cũng đã có những chính sách ƣu đãi đào tạo đối với giảng viên đại học trong các chƣơng trình đào tạo lớn của nhà nƣớc. Với đặc thù của công tác giảng dạy trong trƣờng đại học, cấp học cao nhất trong nền giáo dục, giảng viên đại học cần phải luôn nâng cao trình độ, đạt đƣợc bằng cấp cao nhất trong hệ thống giáo dục. Chƣơng trình gửi đi nƣớc ngoài đào tạo bằng ngân sách nhà nƣớc coi đối tƣợng giảng viên các trƣờng đại học là một trong những đối tƣợng đƣợc ƣu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, cần nhận thức đƣợc là việc đào tạo và phát triển không chỉ dừng ở việc hoàn thành một chƣơng trình học tập nào đó, mà điều quan trọng là cần cả quá trình tiếp tục phát triển sau đó: Củng cố, triển khai và phát huy, phát triển những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã học, đã tiếp thu, ứng
dụng đƣợc vào các hoạt động thƣờng xuyên. Từ trƣớc đến nay, vấn đề đào tạo đội ngũ thƣờng dừng lại ở việc trang bị cho ngƣời đƣợc đào tạo những kiến thức chuyên môn - thể hiện qua các bằng cấp đạt đƣợc, song chƣa quan tâm đúng mức tới việc sử dụng sau đào tạo. Vấn đề chỉ có thể đƣợc giải quyết khi bản thân cá nhân các giảng viên, các bộ môn, khoa, trƣờng quan tâm đến việc tạo điều kiện để số này đƣợc tiếp tục rèn luyện bồi dƣỡng, tiếp đó là sử dụng, khai thác nguồn lực này. Các hoạt động đào tạo trong các chƣơng trình đào tạo đều có thể trở thành môi trƣờng tự đào tạo và rèn luyện cho ngƣời giảng viên.
3.2. Mục tiêu phát triển của trƣờng ĐHKT
Mục tiêu của Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đến năm 2015 là phấn đấu trở thành một trƣờng đại học định hƣớng nghiên cứu đƣợc xếp hạng ở khu vực châu Á (500 trong số các trƣờng đại học kinh tế và kinh doanh theo tiêu chí xếp hạng của Quacquarelli Symonds-QS); Đạt tiêu chuẩn kiểm định của Bộ GD&ĐT, của ĐHQGHN (mức 2) trong đó hơn 50% các tiêu chí đạt mức 3; Một số ngành đạt đƣợc tiêu chuẩn kiểm định của AUN-QA.
Với mục tiêu trên, định hƣớng phát triển của Trƣờng ĐH Kinh tế trong giai đoạn 2011-2015 là:
a)Phát triển mang tính đột phá, có trọng tâm, trọng điểm để có thể
hội nhập đƣợc với khu vực và thế giới trong các ngành, chuyên ngành mà Trƣờng đang đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu có thế mạnh, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của Trƣờng.
b)Chất lƣợng và hiệu quả; Chuyên nghiệp và văn hóa cộng đồng; Sản
phẩm đầu ra... là những thƣớc đo của mọi hoạt động trong Nhà trƣờng, đăc biệt là hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
c)Tiếp tục đổi mới quản trị đại học theo hƣớng quản trị đại học tiên
tiến, xây dựng các cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích, động viên toàn thể cán bộ, giảng viên trong trƣờng đoàn kết, nhất trí, hăng hái, say mê và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần đạt đƣợc mục tiêu chung của Nhà trƣờng.
d)Luôn luôn coi việc thu hút, sử dụng, đào tạo và bồi dƣỡng NNL có
trình độ chuyên môn và kỹ năng cao, có phẩm chất đạo đức tốt là điều kiện tiên quyết để trƣờng có thể thực hiện đƣợc các mục tiêu đặt ra.
e)Phát huy mọi nguồn lực, kể cả nguồn lực bên trong và bên ngoài để tăng nguồn thu, nâng cấp cơ sở vật chất của Nhà trƣờng; Hƣớng tới khai thác hiệu quả cơ sở hiện có và xây dựng cơ sở mới của Trƣờng tại Hòa Lạc.
Các nhiệm vụ trọng tâm đến 2015
Trên cơ sở định hƣớng phát triển trên, 05 nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trƣờng đến 2015 nhƣ sau:
a)Tập trung nguồn lực để phát triển chƣơng trình đào tạo theo các
chƣơng trình nhiệm vụ chiến lƣợc (16+23, CLC) ở tất cả các hệ đào tạo từ cử nhân đến tiến sỹ nhằm tạo bƣớc đột phá về chất lƣợng đào tạo của Trƣờng.
b) Đầu tƣ trọng điểm xây dựng 04 nhóm nghiên cứu chính (Nhóm
nghiên cứu về kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô; Nhóm nghiên cứu về hội nhập và biến đổi khí hậu; Nhóm nghiên cứu về Đầu tƣ nƣớc ngoài; và Nhóm nghiên cứu về phát triển ngành dịch vụ ở Việt Nam) để nhanh chóng hình thành ít nhất 02 Nhóm nghiên cứu mạnh trong đó có 01 nhóm trở thành “think- tank” trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam.
c) Xây dựng NNL chất lƣợng cao để phục vụ nhiệm vụ chiến luợc
trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn, đầu ngành.
d) Khai thác tốt cơ sở vật chất hiện có và xây dựng cơ sở mới của Trƣờng tại Hòa Lạc.
e)Tăng cƣờng nguồn lực tài chính, đặc biệt thông qua hoạt động xã hội
hóa và đóng góp của các tổ chức, cá nhân, cựu sinh viên để phục vụ nhiệm vụ chiến lƣợc và các hoạt động của Nhà trƣờng. Đồng thời, cải thiện rõ rệt thu nhập của cán bộ, nhân viên trong Trƣờng.
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy tại Trƣờng ĐHKT
Để tăng cƣờng khai thác lợi ích của các chƣơng trình đào tạo nhƣ một giải pháp hiệu quả cho công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên trong trƣờng đại học kinh tế, cần có một chiến lƣợc sử dụng và phát triển các chƣơng trình này phục vụ mục tiêu trên.
Các giải pháp đề xuất bao gồm các giải pháp mang tính chiến lƣợc đối với việc quản lý sử dụng các chƣơng trình đào tạo và các giải pháp mang tính
tác nghiệp, nhằm khai thác các chƣơng trình đào tạo một cách hiệu quả.
3.3.1. Nhóm giải pháp mang tính tác nghiệp: xây dựng kế hoạch tổng thể về đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên thông qua các chương trình đào tạo
3.3.1.1. Xác định mục tiêu của kế hoạch tổng thể
Huy động tối đa sự tham gia của các giảng viên vào các chƣơng trình đào tạo một cách thích hợp nhằm phát huy lợi ích của các chƣơng trình đào tạo đối với giảng viên, bao gồm:
-Nâng cao khả năng chuyên môn: ngoại ngữ, kiến thức chuyên ngành;
kỹ năng phƣơng pháp giảng dạy; khả năng nghiên cứu, tƣ vấn
-Nâng cao tính chuyên nghiệp, lòng yêu nghề và rèn luyện các phẩm
chất giá trị
-Nâng cao nhận thức về vai trò của ngƣời giảng viên trong sự nghiệp
giáo dục và trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc
3.3.1.2. Thiết kế các hoạt động đa dạng cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy
Những mục tiêu trên có thể đạt đƣợc thông qua các hoạt động đa dạng trong các chƣơng trình đào tạo, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Nhà trƣờng cần có cơ chế cung cấp thông tin rộng rãi một cách tổng thể về các cơ hội của các chƣơng trình đào tạo, bao gồm các hoạt động giảng dạy, trợ giảng trong các chƣơng trình, hƣớng dẫn chuyên đề, luận văn, nghiên cứu khoa học, đồng thời khuyến khích các giảng viên tích cực và chủ động tham gia các hoạt động trên. Việc khuyến khích sự tham gia hiệu quả nhất là tạo ra động lực cho các giảng viên khi tham gia vào các hoạt động này. Do đó điều quan trọng là làm cho các giảng viên nhận thức đƣợc yêu cầu khách quan của việc nâng cao trình độ của mình theo các chuẩn mực quốc tế, từ đó họ sẽ có động lực bên trong để tự bồi dƣỡng hoàn thiện mình, khi đó, họ sẽ thấy các hoạt động trong các chƣơng trình chƣơng trình đào tạo nhƣ các cơ hội để học tập và tự đào tạo và sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động đó.
- Theo dõi và xây dựng kế hoạch tổng hợp về các hoạt động hội thảo, seminar, tận dụng các chuyên ngành đào tạo và các nguồn lực của các chƣơng trình đào tạo.
- Phát triển các chƣơng trình đào tạo mới với mục tiêu tạo “sân tập”, tạo môi trƣờng cho phép các giảng viên thực hành, triển khai những vấn đề thu nhận đƣợc qua các chƣơng trình đào tạo. Các chƣơng trình đào tạo này có thể thiết kế ở dạng hoạt động thƣờng xuyên, hoặc theo từng chủ đề, có thể lồng ghép vào những hoạt động đang có, hoặc có thể hoàn toàn mới, tạo ra “sân chơi”để các giảng viên có thể triển khai, thử nghiệm những vấn đề mới. Những vấn đề mới đó có thể là kiến thức mới, có thể là phƣơng pháp, kỹ năng mới... Đối tƣợng tham gia có thể là những ngƣời học thông thƣờng hoặc có thể là chính bản thân các giảng viên, cán bộ công nhân viên trong trƣờng khi mục tiêu của các hoạt động này là cập nhật, phổ biến kiến thức cho đông đảo đội ngũ giảng viên, cán bộ của trƣờng. Mục đích của các chƣơng trình này cần đƣợc quán triệt là nhằm phục vụ việc bồi dƣỡng và đào tạo giảng viên.
- Phát triển các chƣơng trình tu nghiệp trong và ngoài nƣớc: để cho giảng viên có thể tiếp cận, thu nhận và đem về trƣờng những “nguồn năng lƣợng mới”. Đây là một mảng hoạt động rất bổ ích hiện chƣa đƣợc khai thác một cách xứng đáng.
- Để hoàn chỉnh quá trình đào tạo và phát triển giảng viên, cũng cần chuẩn bị hƣớng tới một “sân chơi” mà nơi đó ngƣời giảng viên đã đƣợc đào tạo tốt nay sẽ đƣợc thể hiện và phát huy hết khả năng của mình. Đây có thể là chƣơng trình đào tạo mới của trƣờng đại học Việt Nam ở tầm quốc tế hay liên thông với chƣơng trình hợp tác đào tạo quốc tế hoặc các chƣơng trình đào tạo quốc tế, cho phép hoàn tất quy trình chuyển giao công nghệ đào tạo. Bản thân các chƣơng trình hợp tác đào tạo quốc tế tự thân nó không phải là mục tiêu hoạt động của các trƣờng đại học của Việt Nam. Mục tiêu cao nhất của trƣờng cần vƣơn tới là có đƣợc các chƣơng trình đào tạo ở tầm quốc tế của chính mình, thể hiện qua việc trở thành giải pháp thay thế cho việc đi du học nƣớc ngoài của sinh viên Việt Nam hoặc thu hút đƣợc sinh viên quốc tế đến