2.2. Đặc điểm về đội ngũ NNL giảng dạy ở Trƣờng ĐHKT
2.2.1. Quy mô NNL giảng dạy
Có thể nói trƣờng Đại học Kinh tế luôn chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ NNL giảng dạy. Bởi NNL giảng dạy luôn là nguồn lực quan trọng nhất của mọi tổ chức trƣờng học. Do đó, đội ngũ NNL giảng dạy của nhà trƣờng không ngừng lớn mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Nhà trƣờng đã mạnh dạn sử dụng các cơ chế khác nhau để sử dụng nguồn lực, ban hành chính sách thu hút cán bộ trình độ cao về làm việc tại Trƣờng, đặc biệt đội ngũ Việt kiều, ngƣời nƣớc ngoài, doanh nhân, các nhà khoa học có uy tín, tuyển dụng các giảng viên có trình độ chuyên môn cao, động viên và cử cán bộ đi đào tạo ở nƣớc ngoài.
Tổng số cán bộ của Trƣờng tính đến 2010 là 199 ngƣời, trong đó giảng viên cơ hữu là 81 ngƣời, giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng là 45 ngƣời (Hình 3). Tốc độ tăng trung bình về số lƣợng giảng viên cơ hữu mỗi năm là hơn 17%. Tỷ lệ GV có trình độ từ thạc sĩ trở lên chiếm hơn 98%; trình độ tiến sĩ trở lên chiếm trên 56% (tỷ lệ đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài chiếm 57%). Tỷ lệ sinh viên/ giảng viên đạt 19/1.
Biểu đồ 2.1: Đội ngũ nhân lực giai đoạn 2005-2010
Đến năm 2012 số lƣợng cán bô ̣ của Trƣ ờng ĐHKT là 204 cán bộ , trong đó cán bô ̣ giảng da ̣y là 90 giảng viên , trong đó có 64 giảng viên và 26 giảng viên chính . Cơ cấu cán bộ nam là 48.83%, cơ cấu cán bộ nữ là 51,17%, cơ cấu cán bộ nữ có sự tăng lên so cơ cấu cán bộ nam có thể đƣợc giải thích là trong những năm qua Trƣờng Đại học Kinh tế có những thay đổi trong cách thức giảng dạy môn ngoại ngữ cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng nhƣ của xã hội. Để thay đổi cách giảng dạy đó, nhà trƣờng đã tuyển thêm một lƣợng lớn giảng viên ngoại ngữ, chủ yếu là giảng viên nữ. Cùng với việc tuyển dụng cán bộ ở cỏc phũng ban khác đó làm cho cơ cấu cán bộ nữ của Trƣờng tăng lên lớn hơn cơ cấu cán bộ nam.
Trƣờng đã xây dựng và ban hành cơ chế đánh giá cán bộ, giảng viên làm cơ sở để đào tạo, bồi dƣỡng đạt chuẩn nghề nghiệp và đãi ngộ thoả đáng; động viên kịp thời với mức đóng góp của từng cá nhân. Hiện nay, Đề án phát triển NNL giai đoạn 2013-2015 đang đƣợc xây dựng, trong đó chú trọng bồi dƣỡng đào tạo cán bộ trẻ, mạnh dạn giao các nhiệm vụ trọng trách về NCKH và giảng dạy, đặc biệt tham gia giảng dạy các chƣơng trình liên kết đào tạo quốc tế, tham gia xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu liên kết quốc tế.
2.2.2. Chất lượng NNL giảng dạy
Chất lƣợng NNL giảng dạy của trƣờng Đại học kinh tế đƣợc đánh giá ở hai phƣơng diện:
Thứ nhất, đánh giá theo học hàm, học vị.
Chủ trƣơng trao văn bằng học vị cũng nhƣ học hàm có ý nghĩa đẹp đẽ nhằm tuyển chọn và tôn vinh nhân tài cho đất nƣớc đã đƣợc tiến hành nhiều năm nay. Tuy nhiên công việc này chƣa đƣợc làm tốt, cho nên văn bằng cũng nhƣ chức danh khoa học thì nhiều, mà thực tài thì ít; không ít trƣờng hợp chọn nhầm đối tƣợng, tôn vinh kẻ bất tài và bỏ sót tài năng đích thực.
So với thời điểm trƣớc khi thành lập, đến nay Trƣờng đã thu hút đƣợc thêm 27 TS, 6 PGS.TS về làm việc.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giảng viên theo trình độ giai đoạn 2005-2010
Nguồn: Trường ĐHKT-ĐHQGHN
Nhìn vào bảng trên ta thấy, trƣờng Đại học kinh tế có học vị tiến sỹ và thạc sỹ chiếm tỷ lệ cao so với mặt bằng chung hiện nay của cả nƣớc, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với khu vực và thế giới. Trong các trƣờng đại của Mỹ, 100% số giảng viên có học vị tiến sĩ.
Đến năm 2012, cơ cấu giảng viên phân theo ho ̣c hàm ho ̣c vi ̣ đƣợc thể hiê ̣n qua biểu đồ sau:
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, số lƣợng giảng viên có trình đô ̣ PGS.TS đã đa ̣t 13%, cụ thể là có 12 giảng viên; giảng viên có trình độ TS (không bao gồm PGS) chiếm 31%, cụ thể có 28 giảng viên. Số giảng viên có trình độ thạc sỹ đã tăng lên tƣ̀ 34 giảng viên năm 2010 lên 50 giảng viên năm 2012 và hiện tại số giảng viên có trình độ cử nhân đã không còn nữa. Nhà trƣờng cũng đặt mục tiêu đến năm từ năm 2015 sẽ có 100% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ trở lên.
Thứ hai, đánh giá theo các chỉ tiêu chất lượng khác.
Đội ngũ NNL giảng dạy là bộ phận tiên tiến của tri thức nƣớc nhà. Trong mấy chục năm qua, họ đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mặc dù vậy, trƣớc những đòi của sự phát triển của Trƣờng ĐHKT, đội ngũ giảng dạy còn một số điểm cần quan tâm (theo báo cáo kết quả sinh viên đánh giá giảng viên):
- Một số lƣợng đáng kể giảng viên mới tốt nghiệp ở nƣớc ngoài về, phƣơng pháp giảng dạy còn cần thời gian điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và cách tiếp cận của sinh viên Việt Nam.
- Một số thầy cô giảng dạy quá chung chung, chƣa đi sâu vào những tình huống cụ thể.
- Một số giảng viên mời ngoài trƣờng còn chƣa đạt chuẩn trình độ (tối thiểu phải từ thạc sĩ trở lên).
- Một số giảng viên chƣa tâm huyết với việc giảng dạy (thể hiện qua việc sinh viên đánh giá có chất lƣợng giảm qua các năm).
- Số lƣợng giảng viên có trình độ thạc sĩ còn chiếm tỷ lệ cao. Điều này đặt ra bài toán về việc đào tạo đạt chuẩn trình độ cho đội ngũ giảng viên này.
Nhà trƣờng cần tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên nếu không muốn tụt hậu hơn nữa so với khu vực và thế giới, trong đó cần tập trung đào tạo và phát triển về các vấn đề cơ bản sau:
- Về chuyên môn giảng dạy và nghiên cứu khoa học: nâng cao khả năng cập nhật kiến thức mới về khoa học kinh tế, học tập các phƣơng pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến, nâng cao tầm nhìn cho giảng viên cả về thực tế lẫn lý thuyết của chuyên môn giảng dạy.
cao phẩm chất đạo đức ngƣời giảng viên, tinh thần trách nhiệm với công việc và tính chuyên nghiệp khi hoạt động chuyên môn.
- Về xu hƣớng phát triển của đội ngũ giảng viên trong thời đại mới: cần chú ý việc đào tạo đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp theo yêu cầu phát triển của Trƣờng ĐHKT.
2.2.3. Đặc điểm hoạt động giảng dạy của đội ngũ NNL giảng dạy
Hoạt động giảng dạy của Trƣờng ĐHKT phải bám sát sự thay đổi toàn diện của nền kinh tế - xã hội. So với hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trƣờng đại học khối kỹ thuật, sự chuyển đổi nền kinh tế đã đem đến những tác động lớn hơn hẳn trong công tác giảng dạy của giảng viên đại học kinh tế. Sự thay đổi cơ bản về các nguyên lí quản lý kinh tế dẫn đến sự thay đổi trong nội dung giảng dạy, đồng thời đòi hỏi những cách tiếp cận mới về phƣơng pháp giảng dạy. Yêu cầu thực tiễn đó đòi hỏi các các chƣơng trình đào tạo cần chú trọng phát triển phƣơng pháp tƣ duy sáng tạo và linh hoạt, các kỹ năng ứng xử của ngƣời học trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh và luôn biến đổi.
Nếu nhƣ trƣớc kia, công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên dựa nhiều vào các nƣớc XHCN Đông Âu, nhƣ một nguồn cung cấp hệ thống chƣơng trình, tài liệu giáo trình và đội ngũ giảng viên, thì trong giai đoạn hiện nay, việc hƣớng tới những nền giáo dục của các nƣớc có kinh tế thị trƣờng là điều tất yếu. Mỹ, Anh, úc, và một số nƣớc châu Âu khác nhƣ Pháp, Đức, những cƣờng quốc kinh tế có nền giáo dục phát triển là những địa chỉ mà các giảng viên của Việt Nam hƣớng tới để tiếp thu và cập nhật kiến thức, nhằm đáp ứng với đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế đang thay đổi hàng ngày hàng giờ.
Để có thể tiếp cận với nguồn kiến thức mới này, ngoại ngữ trở thành công cụ vô cùng quan trọng. Do đó trong nội dung đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên, ngoại ngữ luôn nằm ở vị trí đầu tiên với vai trò là công cụ cho phép giảng viên tiếp cận, cập nhật đƣợc với các kiến thức chuyên môn.
Ngoài ra, một yếu tố khác hết sức quan trọng là phƣơng pháp giảng dạy. Với sự phát triển của khoa học giáo dục, quan điểm về giảng dạy thay đổi từ việc lấy thầy làm trung tâm chuyển sang lấy trò làm trung tâm. Phƣơng pháp giảng dạy đại học nhìn chung có những thay đổi về căn bản.
Ngoài ra việc giảng dạy kinh tế có những đặc thù riêng, còn có các phƣơng pháp và cách tiếp cận mới mới nhƣ các bài tập tình huống, các bài tập mô phỏng, đóng vai - một phần quan trọng trong quá trình giảng dạy.
Phƣơng pháp giảng dạy thay đổi không chỉ ở cách truyền đạt kiến thức mà còn ở cách đánh giá quá trình học tập của sinh viên. Thay vì một hệ thống đánh giá nhấn mạnh vào khả năng ghi nhớ kiến thức và chú trọng vào các kỳ thi hết môn, việc đánh giá kết quả học tập trong các chƣơng trình đào tạo hiện đại là một quá trình hỗ trợ việc học tập một cách hiệu quả. Thông qua một hệ thống các bài kiểm tra, các bài tập lớn nhỏ, cá nhân hoặc theo nhóm, trong đó việc đánh giá của giảng viên đối với sinh viên không phải chủ yếu nằm ở điểm số cho bài làm của sinh viên, mà nằm ở những nhận xét, những góp ý giúp cho sinh viên hiểu bài sâu sắc hơn hay gợi mở những suy nghĩ sáng tạo đối với chủ đề đang đƣợc xem xét. Những đánh giá này cũng bao gồm nhiều khía cạnh tổng hợp hơn, không chỉ chú trọng vào nội dung học thuật chuyên môn của môn học, mà còn chú ý đến các kỹ năng, đến phƣơng pháp tƣ duy, khả năng sáng tạo và tinh thần chủ động tham gia. Các kỹ năng cơ bản nhƣ làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày, kỹ năng lmnh đạo, phƣơng pháp tƣ duy cũng nhƣ khả năng sáng tạo... vừa là những kỹ năng cần thiết phục vụ cho quá trình học tập, vừa là nội dung cần đƣợc đào tạo và rèn luyện. Các bài giảng, hệ thống đánh giá, cánh đánh giá đều đƣợc thiết kế và triển khai để đảm bảo đƣợc các yêu cầu này.
Ngoài ra, cách tiếp cận hiện đại trong đào tạo luôn chú ý và tôn trọng những khả năng và thiên hƣớng riêng của mỗi cá nhân, trong khi vẫn đảm bảo mặt bằng chất lƣợng chung cũng đem lại cho môi trƣờng đào tạo những nét khác biệt. Điều này góp phần tối đa hoá khả năng lựa chọn cho sinh viên, từ việc chọn câu hỏi để thi, chọn môn học, chọn tốc độ học hay hình thức học tập... là cách tối ƣu để phát huy một cách tốt nhất khả năng của mỗi cá nhân. Khả năng đƣợc lựa chọn một mặt đem đến cho ngƣời học “quyền”học tập, làm cho họ cảm thấy đƣợc tôn trọng, mặt khác, đây là cách để nâng cao hứng thú cũng nhƣ trách nhiệm cá nhân của mỗi ngƣời, bởi khi đm lựa chọn, lựa chọn đó trở thành quyết định của chính bản thân họ và họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời sẽ không có lý do để đổ lỗi cho ai khác. Cách tiếp cận nâng cao quyền và trách nhiệm
cá nhân này là hết sức quan trọng trong giáo dục và đồng thời là triết lý quản lý hiện đại.
Tính chuyên nghiệp của giảng viên cũng là một vấn đề cần quan tâm. Tính chuyên nghiệp của giảng viên trƣờng đại học kinh tế thể hiện trên hai khía cạnh: (i) tính chuyên nghiệp của một giảng viên với vai trò giảng dạy trong chƣơng trình đào tạo; (ii) tính chuyên nghiệp của nhà quản lý kinh tế - lĩnh vực giảng dạy của mình.
Tình trạng phổ biến trong các trƣờng đại học ở Việt Nam, đặc biệt là ở trƣờng đại học khối kinh tế là hệ thống đào tạo không đủ đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời học, do đó bản thân việc đƣợc vào trƣờng học vừa là thành công của sinh viên nhƣng cũng dƣờng nhƣ là một điều may mắn. Đó có thể là một trong những lý do làm cho quan hệ giữa sinh viên và nhà trƣờng, sinh viên với giảng viên trở thành mối quan hệ thiếu bình đẳng. Sinh viên thƣờng phải chấp nhận toàn bộ những gì nhà trƣờng và giảng viên đƣa ra, không có quyền và thói quen đề xuất. Điều đó làm cho giảng viên thiếu áp lực cần thiết để thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất có thể. Trong bối cảnh đó, tính chuyên nghiệp của ngƣời giảng viên, đơn giản nhất là ở trách nhiệm cơ bản đối với sinh viên cũng còn bị xem nhẹ, chƣa kể những biểu hiện cao hơn của tính chuyên nghiệp nhƣ sự trăn trở tìm tòi để làm cho bài giảng trở nên sinh động hơn, hay tinh thần trách nhiệm đến cùng đối với sinh viên thể hiện qua tinh thần sẵn sàng tƣ vấn, giảng giải cho sinh viên ngoài giờ học.
Một khía cạnh khác của tính chuyên nghiệp là trong khi giảng dạy về những vấn đề quản lý, chính bản thân nhà trƣờng cần là nơi thể hiện đƣợc những triết lý quản lý đó. Những vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự phát triển của tổ chức: vấn đề xây dựng mục tiêu, kế hoạch chiến lƣợc và phổ biến tuyên truyền về chúng trong tổ chức, vấn đề xây dựng văn hoá tổ chức, vấn đề động viên khuyến khích ngƣời lao động, sự ứng dụng của các triết lý quản lý hiện đại nhƣ quản lý theo mục tiêu, quản lý qua sự tham gia, tổ chức các hệ thống thống tin quản lý, sử dụng thông tin phản hồi trong kiểm soát chất lƣợng... cần đƣợc thực hiện trong nhà trƣờng, qua đó các giảng viên và sinh viên sẽ có cơ hội trải nghiệm những thực tế đó và việc học tập sẽ giàu thực tiễn hơn, giúp cho quá trình lĩnh hội kiến thức trở
nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện những yếu tố mới là điều cần làm từng bƣớc. Chính các các chƣơng trình đạo tạo nên và cần là những điểm bắt đầu để triển khai những yếu tố mới này, sau đó sẽ rút kinh nghiệm và nhân rộng trong phạm vi toàn trƣờng. Một môi trƣờng nhƣ vậy sẽ góp phần hiệu quả vào quá trình đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên. Khi giảng viên đƣợc tiếp cận và đƣợc hƣớng dẫn, đƣợc tạo điều kiện và đƣợc yêu cầu để triển khai thực hiện những nội dung, phƣơng pháp và cách tiếp cận đào tạo mới, qua đó dần nâng cao trình độ của mình tới tầm quốc tế.
2.3. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy tại Trƣờng ĐHKT ĐHKT
Công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy của Trƣờng Đại học Kinh tế tập trung nhằm đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đáp ứng chuẩn yêu cầu nghề nghiệp.
- Đáp ứng những yêu cầu bắt buộc theo quy định của Nhà nƣớc. - Nhu cầu cụ thể để đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân.
2.3.1. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhìn từ thực tiễn triển khai các nội dung của công tác đào tạo phát triển nội dung của công tác đào tạo phát triển
Song song với nhiệm vụ chính của Trƣờng ĐHKT là đào tạo NNL chất lƣợng cao cho xã hội, Trƣờng ĐHKT đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy của nhà trƣờng.