1.4. Kinh nghiệm về đào tạo và phát triển NNL giảng dạy ở các trƣờng đạ
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về đào tạo và phát triển NNL giảng dạy
Thứ nhất, cần xác định đúng vai trò và vị trí của NNL giảng dạy trong
các trƣờng đại học. Trong tất cả các nguồn lực phát triển kinh tế, thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế, đặc biệt khi mà khoa học đã thực sự trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại, với hàm lƣợng chất xám ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong mỗi sản phẩm làm ra, con ngƣời càng tỏ rõ vai trò quyết định của mình trong tiến trình phát triển.
Đặc biệt, đối với những nƣớc kém phát triển thì NNL có chất lƣợng là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Bởi, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nƣớc đi sau có thể khắc phục sự yếu kém về trình độ khoa học - kỹ thuật, sự thiếu hụt nguồn vốn nhƣng để bảo đảm cho sự phát triển bền vững
và rút ngắn khoảng cách tụt hậu thì các nƣớc này phải xây dựng đƣợc cho mình NNL, nhất là NNL có chất lƣợng cao.
Thứ hai, để có NNL giảng dạy đáp ứng yêu cầu phát triển , phải có hệ
thống chính sách đồng bộ, nhƣng quan trọng nhất vẫn là chú trọng đầu tƣ cho giáo dục, từ phổ thông cho đến đại học và các trƣờng nghề . Công tác đào ta ̣o và phát triển giữ vị trí quyết định đến chất lƣợng NNL.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NNL thông qua viê ̣c đầu
tƣ vào phát triển công tác đào ta ̣o và phát triển nguồn nhân lƣ̣c giảng da ̣y ở các trƣờng đại học.
Thứ tư, tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật cho khoa học - công
nghệ nhƣ cơ sở nghiên cứu khoa học; trung tâm đào tạo nhân tài. Từng bƣớc hiện đại hoá các cơ sở này theo những tiêu chuẩn quốc tế; đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu, đào tạo theo hƣớng của các nƣớc tiên tiến.
Thứ năm, phát triển NNL giảng dạy phải củng cố khả năng hội nhập
quốc tế của Việt Nam cũng nhƣ khu vực trên cơ sở kế thừa và giữ vững những tinh hoa văn hoá dân tộc. Do vậy, việc tăng cƣờng học tập những kinh nghiệm quốc tế trong phát triển NNL, trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất phải lựa chọn chiến lƣợc, phƣơng thức phát triển riêng phù hợp với truyền thống dân tộc và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
NNL của trƣờng đại học, đặc biệt là đội ngũ giảng viên của các trƣờng đại học, có vị trí đăc biệt quan trọng đối với chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Chất lƣợng đào tạo đƣợc quyết định bởi chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ giảng viên - là "bộ phận đặc thù của trí thức Việt Nam". Lực lƣợng này đóng vai trò là “máy cái” trong việc đào tạo ra NNL cho nền kinh tế quốc dân. Đội ngũ giảng viên phải là lực lƣợng “tinh hoa” trong đội ngũ trí thức và cần luôn đƣợc đào tạo và tự đào tạo để nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức, kỹ năng và rèn luyện các phẩm chất để hoàn thành vai trò của mình đối với nhà trƣờng, xã hội.
Để góp phần nâng cao chất lƣợng NNL - đội ngũ giảng viên, của trƢờng đại học là nhiệm vụ quan trọng của công tác đào tạo và phát triển NNL trong trƣờng đại học, bao gồm (i) thu hút những ngƢời có trình độ cao, là lực lƣợng trí thức tinh hoa cho đội ngũ giảng viên của các trƣờng đại học; (ii) thay đổi cơ cấu NNL giảng viên theo hƣớng nâng cao tỷ trọng số ngƣời có học hàm học vị cao, đặc biệt là học vị của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; (iii) tạo một môi trƣờng thuận lợi để các giảng viên luôn có có hội nâng cao, cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy, rèn luyện phƣơng pháp làm việc và các phẩm chất giá trị của ngƣời giảng viên, tạo môi trƣờng thuận lợi cho công tác đào tạo phát triển giảng viên và cho sự phát triển nghề nghiệp của các cá nhân giảng viên nói riêng, cho phép đội ngũ giảng viên đạt đƣợc các chuẩn mực trong khu vực và quốc tế một cách hiệu quả.
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL GIẢNG DẠY TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN