Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (Trang 47)

2.1. Tổng quan về Trƣờng ĐHKT

2.1.4. Cơ cấu tổ chức

Trƣờng ĐH Kinh tế hoạt động theo Quy chế tổ chức Quy chế về tổ chức và hoạt động của ĐHQG ban hành kèm theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ và Quy chế về tổ

chức và hoạt động của ĐHQGHN ban hành kèm theo Quyết định số 600/TCCB ngày 1/10/2001 của Giám đốc ĐHQGHN.

Sau khi thành lập, cơ cấu tổ chức của Trƣờng ĐH Kinh tế có sự biến đổi mạnh mẽ theo hƣớng gọn nhẹ, chuyên nghiệp và hiệu quả. Cơ chế quản lý, điều hành của Trƣờng đƣợc đổi mới theo hƣớng phân công, phân nhiệm rõ ràng; tăng cƣờng tính chủ động cho các đơn vị.

Trong giai đoạn 2007-2010, Trƣờng đã thành lập và nâng cấp thêm 12 đơn vị mới, gồm: 1 khoa (Khoa Kinh tế Phát triển), 3 phòng (Kế hoạch Tài chính, NCKH và Hợp tác Phát triển; Tổ chức Nhân sự), 3 Trung tâm nghiên cứu (Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trung tâm Nghiên cứu Đầu tƣ Nƣớc ngoài và Trung tâm Nghiên cứu Quản lý quốc tế); 3 Trung tâm đào tạo, phục vụ và dịch vụ (Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên, Trung tâm Đào tạo và Giáo dục quốc tế, Trung tâm Đảm bảo Chất lƣợng Giáo dục), 2 bộ phận trực thuộc (Bộ phận Truyền thông và Bộ phận Tạp chí xuất bản), 1 ban (Ban Thanh tra).

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN

2.1.5. Giới thiệu về phòng chuyên trách NNL tại Trường Đại học Kinh tế

Các cơ sở giáo dục cũng nhƣ bất kỳ tổ chức nào cũng đều cần đến hoạt động quản trị nhân lực, để sử dụng và phát triển nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu của mình. Về cơ bản, các hoạt động quản trị nhân lực trong các cơ sở giáo dục cũng mang một số nét đặc trƣng chung nhƣ:

- Đây là công tác quản lý con ngƣời trong phạm vi một cơ sở giáo dục

và đào tạo, là sự đối xử của tổ chức với ngƣời lao động

- Đối tƣợng của quản trị NNL là ngƣời lao động với tƣ cách là những

cá nhân, cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong các nhà Trƣờng và các vấn đề có liên quan đến họ nhƣ công việc và các quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

- Mục tiêu cơ bản của quản trị NNL trong các cơ sở giáo dục đào tạo là

nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lƣợng và chất lƣợng lao động cần thiết cho nhà trƣờng để đạt đƣợc các yêu cầu về đào tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học và phục hồi xã hội.

- Nội dung cơ bản của quản trị NNL trong các cơ sở giáo dục và đào

tạo cũng gồm việc tuyển mộ, tuyển chọn,duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua các tổ chức, bộ phận cụ thể của nhà Trƣờng. Đối với Trƣờng ĐHKT, đơn vị giúp việc về công tác tổ chức, cán bộ là Phòng Tổ chức Nhân sự (Phòng TCNS).

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy phòng TCNS

Nguồn: Phòng TCNS, Trường ĐHKT-ĐHQGHN Hiệu trƣởng Trƣởng phòng TCNS Phó TPhòng TCNS Bô ̣ phâ ̣n đánh giá và khen thƣởng Bộ phận chế độ chính sách, đào tạo Bộ phận Tổ chức, tuyển dụng, sử dụng

Phòng Tổ chức Nhân sự là đơn vị tham mƣu, giúp việc cho Hiệu trƣởng thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến công tác tổ chức và nhân sự của Trƣờng.

Phòng TCNS có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Đầu mối triển khai công tác tuyển dụng/thu hút viên chức, lao động hợp đồng theo đúng quy định của ĐHQGHN và Pháp luật của Nhà nƣớc; bố trí sử dụng, đánh giá, điều động viên chức một cách hợp lý, sử dụng có hiệu quả NNL của Trƣờng.

- Đầu mối tổ chức thực hiện công tác thi đua - khen thƣởng, kỷ luật viên chức theo quy định của Nhà nƣớc và Trƣờng Đại học Kinh tế.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong

Trƣờng.

- Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển NNL phù hợp với chiến

lƣợc phát triển và kế hoạch năm học của Trƣờng.

- Lập kế hoạch biên chế hàng năm, đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trƣờng, báo cáo ĐHQGHN để duyệt chỉ tiêu viên chức của các đơn vị trong Trƣờng.

- Tham mƣu xây dựng, ban hành các văn bản (quy định, hƣớng dẫn) giúp Hiệu truởng quản lý công tác tuyển dụng; bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm; đào tạo; thi đua - khen thƣởng và đánh giá cán bộ, giảng viên và chuyên viên.

- Thực hiện công tác nâng lƣơng, phụ cấp, hƣu trí và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng trong Trƣờng.

- Tổ chức công tác đánh giá từng chức danh lãnh đạo quản lý theo nhiệm kỳ; thực hiện các thủ tục xem xét thôi không đảm nhận các chức vụ lãnh đạo, bổ nhiệm, tái bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý theo quy định.

- Thực hiện quản lý nhân sự các trung tâm trực thuộc theo hệ thống các văn bản quản lý.

- Phối hợp với các đơn vị trong trƣờng tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu, chuyên viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu phát triển năng lực cá nhân.

- Phối hợp với phòng KHTC thực hiện công tác BHXH, BHYT cho cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng trong toàn Trƣờng.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong Trƣờng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc Hiệu trƣởng giao theo đúng chức năng của Phòng Tổ chức Nhân sự.

Với mô hình tổ chức bộ máy của Trƣờng ĐHKT nhƣ trên nhƣ trên, phòng Tổ chức Nhân sự đã phân chia trách nhiệm của các bộ phận nhƣ sau:

Thứ nhất, bộ phận tổ chƣ́c, tuyển du ̣ng và sử dụng do đồng chí Trƣởng phòng trực tiếp phụ trách và một chuyên viên giúp việc, với chức năng và nhiệm vụ chính là tham mƣu và giúp việc cho Hiệu trƣởng việc tuyển dụng, sắp xếp và bố trí lao động thuộc phạm vi toàn trƣờng.

Thứ hai, bộ phận chế độ chính sách đào ta ̣o thực hiện chính sách với ngƣời lao động bao gồm các công việc nhƣ: xếp lƣơng, nâng lƣơng, theo dõi việc thực hiện chế độ tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, học tập bồi dƣỡng, hƣu trớ...Để đảm bảo trả lƣơng và thực hiện các chế độ chính sách cho ngƣời lao động, bộ phận chế độ chính sách do đồng chí Phó trƣởng phòng phụ trách trực tiếp và 2 chuyên viên giúp việc. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận này là giúp việc cho Hiệu trƣởng thực hiện các chế độ chính sách cho ngƣời lao động trên phạm vi toàn trƣờng.

Thứ ba, bộ phận sƣ̉ du ̣ng và đánh giá do đồng chí Phó trƣởng phòng đảm nhiệm. Nhiệm vụ của bộ phận này ngoài việc tham mƣu, đề xuất xây dựng các đề án và quy chế hoạt động của các đơn vị, bộ phận mới thành lập hoặc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị cũ.

Từ sơ tổ chức bộ máy và sự phân công, bố trí sắp xếp công việc chúng ta có thể nhận thấy các hoạt động đến hoạt động quản trị nhân lực đều đƣợc phân công ngƣời phụ trách đảm nhiệm tƣơng đối toàn diện, chặt chẽ. Tập thể phòng Tổ chức nhân sƣ̣ là một tập thể mạnh, luôn giữ đƣợc khối đoàn kết nhất trí cao. Lực lƣợng lao động chuyên môn ở các bộ phận khá đồng đều và có trình độ, năng lực quản lý vững.

2.2. Đặc điểm về đội ngũ NNL giảng dạy ở Trƣờng ĐHKT

2.2.1. Quy mô NNL giảng dạy

Có thể nói trƣờng Đại học Kinh tế luôn chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ NNL giảng dạy. Bởi NNL giảng dạy luôn là nguồn lực quan trọng nhất của mọi tổ chức trƣờng học. Do đó, đội ngũ NNL giảng dạy của nhà trƣờng không ngừng lớn mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Nhà trƣờng đã mạnh dạn sử dụng các cơ chế khác nhau để sử dụng nguồn lực, ban hành chính sách thu hút cán bộ trình độ cao về làm việc tại Trƣờng, đặc biệt đội ngũ Việt kiều, ngƣời nƣớc ngoài, doanh nhân, các nhà khoa học có uy tín, tuyển dụng các giảng viên có trình độ chuyên môn cao, động viên và cử cán bộ đi đào tạo ở nƣớc ngoài.

Tổng số cán bộ của Trƣờng tính đến 2010 là 199 ngƣời, trong đó giảng viên cơ hữu là 81 ngƣời, giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng là 45 ngƣời (Hình 3). Tốc độ tăng trung bình về số lƣợng giảng viên cơ hữu mỗi năm là hơn 17%. Tỷ lệ GV có trình độ từ thạc sĩ trở lên chiếm hơn 98%; trình độ tiến sĩ trở lên chiếm trên 56% (tỷ lệ đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài chiếm 57%). Tỷ lệ sinh viên/ giảng viên đạt 19/1.

Biểu đồ 2.1: Đội ngũ nhân lực giai đoạn 2005-2010

Đến năm 2012 số lƣợng cán bô ̣ của Trƣ ờng ĐHKT là 204 cán bộ , trong đó cán bô ̣ giảng da ̣y là 90 giảng viên , trong đó có 64 giảng viên và 26 giảng viên chính . Cơ cấu cán bộ nam là 48.83%, cơ cấu cán bộ nữ là 51,17%, cơ cấu cán bộ nữ có sự tăng lên so cơ cấu cán bộ nam có thể đƣợc giải thích là trong những năm qua Trƣờng Đại học Kinh tế có những thay đổi trong cách thức giảng dạy môn ngoại ngữ cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng nhƣ của xã hội. Để thay đổi cách giảng dạy đó, nhà trƣờng đã tuyển thêm một lƣợng lớn giảng viên ngoại ngữ, chủ yếu là giảng viên nữ. Cùng với việc tuyển dụng cán bộ ở cỏc phũng ban khác đó làm cho cơ cấu cán bộ nữ của Trƣờng tăng lên lớn hơn cơ cấu cán bộ nam.

Trƣờng đã xây dựng và ban hành cơ chế đánh giá cán bộ, giảng viên làm cơ sở để đào tạo, bồi dƣỡng đạt chuẩn nghề nghiệp và đãi ngộ thoả đáng; động viên kịp thời với mức đóng góp của từng cá nhân. Hiện nay, Đề án phát triển NNL giai đoạn 2013-2015 đang đƣợc xây dựng, trong đó chú trọng bồi dƣỡng đào tạo cán bộ trẻ, mạnh dạn giao các nhiệm vụ trọng trách về NCKH và giảng dạy, đặc biệt tham gia giảng dạy các chƣơng trình liên kết đào tạo quốc tế, tham gia xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu liên kết quốc tế.

2.2.2. Chất lượng NNL giảng dạy

Chất lƣợng NNL giảng dạy của trƣờng Đại học kinh tế đƣợc đánh giá ở hai phƣơng diện:

Thứ nhất, đánh giá theo học hàm, học vị.

Chủ trƣơng trao văn bằng học vị cũng nhƣ học hàm có ý nghĩa đẹp đẽ nhằm tuyển chọn và tôn vinh nhân tài cho đất nƣớc đã đƣợc tiến hành nhiều năm nay. Tuy nhiên công việc này chƣa đƣợc làm tốt, cho nên văn bằng cũng nhƣ chức danh khoa học thì nhiều, mà thực tài thì ít; không ít trƣờng hợp chọn nhầm đối tƣợng, tôn vinh kẻ bất tài và bỏ sót tài năng đích thực.

So với thời điểm trƣớc khi thành lập, đến nay Trƣờng đã thu hút đƣợc thêm 27 TS, 6 PGS.TS về làm việc.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giảng viên theo trình độ giai đoạn 2005-2010

Nguồn: Trường ĐHKT-ĐHQGHN

Nhìn vào bảng trên ta thấy, trƣờng Đại học kinh tế có học vị tiến sỹ và thạc sỹ chiếm tỷ lệ cao so với mặt bằng chung hiện nay của cả nƣớc, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với khu vực và thế giới. Trong các trƣờng đại của Mỹ, 100% số giảng viên có học vị tiến sĩ.

Đến năm 2012, cơ cấu giảng viên phân theo ho ̣c hàm ho ̣c vi ̣ đƣợc thể hiê ̣n qua biểu đồ sau:

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, số lƣợng giảng viên có trình đô ̣ PGS.TS đã đa ̣t 13%, cụ thể là có 12 giảng viên; giảng viên có trình độ TS (không bao gồm PGS) chiếm 31%, cụ thể có 28 giảng viên. Số giảng viên có trình độ thạc sỹ đã tăng lên tƣ̀ 34 giảng viên năm 2010 lên 50 giảng viên năm 2012 và hiện tại số giảng viên có trình độ cử nhân đã không còn nữa. Nhà trƣờng cũng đặt mục tiêu đến năm từ năm 2015 sẽ có 100% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ trở lên.

Thứ hai, đánh giá theo các chỉ tiêu chất lượng khác.

Đội ngũ NNL giảng dạy là bộ phận tiên tiến của tri thức nƣớc nhà. Trong mấy chục năm qua, họ đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mặc dù vậy, trƣớc những đòi của sự phát triển của Trƣờng ĐHKT, đội ngũ giảng dạy còn một số điểm cần quan tâm (theo báo cáo kết quả sinh viên đánh giá giảng viên):

- Một số lƣợng đáng kể giảng viên mới tốt nghiệp ở nƣớc ngoài về, phƣơng pháp giảng dạy còn cần thời gian điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và cách tiếp cận của sinh viên Việt Nam.

- Một số thầy cô giảng dạy quá chung chung, chƣa đi sâu vào những tình huống cụ thể.

- Một số giảng viên mời ngoài trƣờng còn chƣa đạt chuẩn trình độ (tối thiểu phải từ thạc sĩ trở lên).

- Một số giảng viên chƣa tâm huyết với việc giảng dạy (thể hiện qua việc sinh viên đánh giá có chất lƣợng giảm qua các năm).

- Số lƣợng giảng viên có trình độ thạc sĩ còn chiếm tỷ lệ cao. Điều này đặt ra bài toán về việc đào tạo đạt chuẩn trình độ cho đội ngũ giảng viên này.

Nhà trƣờng cần tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên nếu không muốn tụt hậu hơn nữa so với khu vực và thế giới, trong đó cần tập trung đào tạo và phát triển về các vấn đề cơ bản sau:

- Về chuyên môn giảng dạy và nghiên cứu khoa học: nâng cao khả năng cập nhật kiến thức mới về khoa học kinh tế, học tập các phƣơng pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến, nâng cao tầm nhìn cho giảng viên cả về thực tế lẫn lý thuyết của chuyên môn giảng dạy.

cao phẩm chất đạo đức ngƣời giảng viên, tinh thần trách nhiệm với công việc và tính chuyên nghiệp khi hoạt động chuyên môn.

- Về xu hƣớng phát triển của đội ngũ giảng viên trong thời đại mới: cần chú ý việc đào tạo đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp theo yêu cầu phát triển của Trƣờng ĐHKT.

2.2.3. Đặc điểm hoạt động giảng dạy của đội ngũ NNL giảng dạy

Hoạt động giảng dạy của Trƣờng ĐHKT phải bám sát sự thay đổi toàn diện của nền kinh tế - xã hội. So với hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trƣờng đại học khối kỹ thuật, sự chuyển đổi nền kinh tế đã đem đến những tác động lớn hơn hẳn trong công tác giảng dạy của giảng viên đại học kinh tế. Sự thay đổi cơ bản về các nguyên lí quản lý kinh tế dẫn đến sự thay đổi trong nội dung giảng dạy, đồng thời đòi hỏi những cách tiếp cận mới về phƣơng pháp giảng dạy. Yêu cầu thực tiễn đó đòi hỏi các các chƣơng trình đào tạo cần chú trọng phát triển phƣơng pháp tƣ duy sáng tạo và linh hoạt, các kỹ năng ứng xử của ngƣời học trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh và luôn biến đổi.

Nếu nhƣ trƣớc kia, công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên dựa nhiều vào các nƣớc XHCN Đông Âu, nhƣ một nguồn cung cấp hệ thống chƣơng trình, tài liệu giáo trình và đội ngũ giảng viên, thì trong giai đoạn hiện nay, việc hƣớng tới những nền giáo dục của các nƣớc có kinh tế thị trƣờng là điều tất yếu. Mỹ, Anh, úc, và một số nƣớc châu Âu khác nhƣ Pháp, Đức, những cƣờng quốc kinh tế có nền giáo dục phát triển là những địa chỉ mà các giảng viên của Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)