Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng kiểm toán tại đoàn kiểm toán nhà nước chuyên ngành luận quản trị quản lý (Trang 39 - 43)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

- Phƣơng pháp phân tích lý thuyết sẽ nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về kiểm soát chất lƣợng kiểm toán nhƣ Luật KTNN, Quy trình kiểm toán doanh nghiệp, Quy chế kiểm soát chất lƣợng kiểm toán... Từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

- Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết nhằm liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập đƣợc để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp có chiều hƣớng đối lập nhau song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau để thực thi việc xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài (phân tích hƣớng vào tổng hợp, tổng hợp dựa vào phân tích).

2.2.1.2. Phương pháp lịch sử

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xây dựng tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan về kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại KTNN (lịch sử nghiên cứu vấn đề).

Xây dựng tổng quan giúp phát hiện những thiếu sót, những điều chƣa hoàn chỉnh trong các tài liệu đã có, từ đó đƣa ra những đóng góp mới trong luận văn thạc sỹ.

2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Luận văn sử dụng hai loại dữ liệu là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp:

a) Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn bên trong và bên ngoài KTNN, bao gồm:

- Nguồn dữ liệu bên trong KTNN: Luận văn tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ về kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của KTNN; Báo cáo kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán; Báo cáo thực hiện kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của một số KTNN chuyên ngành; các Báo cáo quá trình công tác nuớc ngoài của một số Đoàn/cá nhân, Báo kiểm toán và Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán...

- Nguồn dữ liệu bên ngoài KTNN: Luận văn còn sử dụng các thông tin thu thập đƣợc từ các sách, báo và các trang web của các hiệp hội nghề nghiệp có tƣ liệu liên quan đến công trình nghiên cứu.

b) Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua các phƣơng pháp sau: i) Phƣơng pháp phỏng vấn

Thông qua trao đổi trực tiếp các thông tin với các công chức thực hiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán và KTNN chuyên ngành.

ii) Phƣơng pháp quan sát

Quan sát trực tiếp trong quá trình tham gia thực tế kiểm toán tại một số Đoàn kiểm toán và quá trình tham gia kiểm soát hồ sơ kiểm toán tại KTNN chuyên ngành.

iii) Phƣơng pháp điều tra khảo sát (Mẫu bảng câu hỏi được trình bày tại Phụ lục 1.1)

Bảng câu hỏi là phiếu khảo sát đƣợc gửi qua email đến các đối tƣợng khảo sát. Phƣơng pháp này có rất nhiều điểm mạnh: chi phí thực hiện không cao, có thể gửi cùng một nội dung hỏi cho một số lƣợng lớn ngƣời tham gia. Phƣơng pháp này cho phép ngƣời tham gia có thể hoàn thành bảng hỏi khi có thời gian thuận tiện. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cũng có một số điểm yếu. Tỷ lệ phản hồi thu thập từ phiếu khảo sát gửi qua email thƣờng thấp và phiếu khảo sát dạng này không phải là lựa chọn tối ƣu cho những câu hỏi yêu cầu nhiều thông tin chi tiết dƣới dạng viết.

Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế theo các bƣớc sau đây:

Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm

Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, bảng câu hỏi xác định:

- Đối tƣợng điều tra đƣợc lựa chọn một cách ngẫu nhiên tại các Đoàn kiểm toán, mẫu chọn là 100 KTV của các Đoàn kiểm toán thuộc KTNN chuyên ngành VI (kiểm toán các Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước) và KTNN chuyên ngành Ia (kiểm toán doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng).

- Trong 100 bảng khảo sát tác giả gửi tới các Đoàn kiểm toán để phỏng vấn KTV về công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, tác giá đã thu về đƣợc 75/100 trong đó hầu hết các KTV đều trả lời đầy đủ bảng câu hỏi.

- Nội dung các dữ liệu liên quan đến công tác khảo sát chất lƣợng kiểm toán tại Đoàn KTNN chuyên ngành.

Gửi bảng hỏi thông qua thƣ điện tử.

Bước 3: Phác thảo nội dung bảng câu hỏi

- Tƣơng ứng với từng nội dung cần nghiên cứu, phác thảo các câu hỏi cần đặt ra.

- Sắp xếp các câu hỏi theo 3 giai đoạn của quy trình kiểm toán: giai đoạn lập, chuẩn bị kiểm toán; giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn lập BCKT.

Bước 4: Chọn dạng cho câu hỏi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chọn câu hỏi đóng là dạng câu hỏi đã cấu trúc sẵn phƣơng án trả lời, bao gồm các dạng sau:

- Câu hỏi có 2 lựa chọn dạng Có/Không.

- Câu hỏi đánh dấu tình huống trong danh sách: là dạng câu hỏi mà ta đƣa ra sẵn danh sách các phƣơng án trả lời, và ngƣời trả lời sẽ đánh dấu vào những đề mục phù hợp với họ.

- Câu hỏi dạng bậc thang: là dạng câu hỏi dùng thang đo thứ tự hoặc thang đo khoảng để hỏi về mức độ đồng ý hay phản đối, mức độ thích hay ghét…của ngƣời trả lời.

Bước 5: Xác định cấu trúc bảng câu hỏi

- Câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định rõ đối tƣợng đƣợc phỏng vấn - Câu hỏi đặc thù: Có tác dụng làm rõ nội dung cần nghiên cứu

2.2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Kết quả thu thập đƣợc thông qua bảng câu hỏi đƣợc tác giả xử lý trên bảng tính excel để tính theo tỷ lệ phần trăm để phân tích, đánh giá thực trạng về kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Đoàn KTNN chuyên ngành.

- Phƣơng pháp thống kê so sánh: Tác giả so sánh giữa quy trình công tác kiểm toán BCTC diễn ra trên thực tế với quy định bằng văn bản thấy đƣợc những các điểm khác biệt để đƣa ra các giải pháp phù hợp.

- Phƣơng pháp phân tích tình huống: Tác giả chọn mẫu một số báo cáo giám sát và kiểm soát trực tiếp Đoàn KTNN chuyên ngành, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất

lƣợng kiểm toán để phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Đoàn KTNN chuyên ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng kiểm toán tại đoàn kiểm toán nhà nước chuyên ngành luận quản trị quản lý (Trang 39 - 43)