Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng kiểm toán tại đoàn kiểm toán nhà nước chuyên ngành luận quản trị quản lý (Trang 71 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Các hạn chế, thách thức trên đã dẫn đến chất lƣợng kiểm toán mới chỉ góp đƣợc một phần nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật cũng nhƣ hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản công mà chƣa thật sự đạt đƣợc kỳ vọng mong muốn so với yêu cầu quản lý của Quốc hội, Chính phủ và của mỗi cấp chính quyền địa phƣơng. Vì thế, việc tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các tồn tại, hạn chế sẽ giúp đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán.

Nguyên nhân của những bất cập trong quá trình kiểm soát chất lƣợng kiểm toán có thể đƣợc phân tích khái quát dựa trên các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chất lƣợng kiểm toán nhƣ sau:

a) Nhóm nhân tố về yếu tố con ngƣời

Trình độ, năng lực KTV có nhiều chênh lệch, KTNN chuyên ngành chƣa tổ chức đánh giá, phân loại trình độ năng lực KTV, dẫn đến đánh đồng trình độ, gây khó khăn trong phân công nhiệm vụ kiểm toán, kiểm soát và đào tạo bồi dƣỡng. Cũng chính vì vậy, nhiều KTV nảy sinh tƣ tƣởng an bài, không tự giác phấn đấu học tập, nghiên cứu phấn đấu vƣơn lên. Thêm vào đó, các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng và cẩm nang kiểm toán còn mang nặng tính lý thuyết thiếu tính hƣớng dẫn tác nghiệp cho KTV đặc biệt là đào tạo, bồi dƣỡng sâu về nghiệp vụ kiểm soát chất lƣợng kiểm toán.

Các Đoàn kiểm toán chƣa có nhiều biện pháp hữu hiệu để KTV nắm vững những quy định về kiểm soát chất lƣợng kiểm toán. Bởi vậy, nhiều KTV không hiểu

rõ trách nhiệm của mình trong kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, gây khó khăn cho việc thực hiện kiểm soát. Đồng thời, có không ít Tổ trƣởng tổ kiểm toán không hiểu hết trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động kiểm toán của các thành viên trong Tổ làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kiểm soát.

Về tâm lý, các KTV thƣờng cho rằng thực hiện kiểm soát chất lƣợng đồng thời trong quá trình kiểm toán là trở ngại lớn đối với hoạt động kiểm toán, làm mất thời gian, do vậy nhiều KTV không chú trọng đến công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả của cuộc kiểm toán.

b) Nhóm nhân tố liên quan đến các quy định về chuẩn mực, quy trình và phƣơng pháp kiểm toán

Thứ nhất, cách thức tổ chức kiểm toán tại các Đoàn kiểm toán chưa hợp lý

Công tác khảo sát và lập KHKT mặc dù đã đƣợc Lãnh đạo KTNN quán triệt, nhƣng quá trình tổ chức thực hiện tại các đơn vị vẫn chƣa đƣợc coi trọng và đầu tƣ đúng mức, đặc biệt là thời gian khảo sát ngắn. Thêm vào đó, sau khi thực hiện khảo sát, lập KHKT, KTNN chuyên ngành mới trình Tổng KTNN ban hành Quyết định kiểm toán. Nhƣ vậy về mặt pháp lý, Trƣởng đoàn kiểm toán chƣa đƣợc giao nhiệm vụ phụ trách cuộc kiểm toán ngay từ giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán, do đó chƣa tạo sự chủ động hoàn toàn cho Trƣởng Đoàn kiểm toán kiểm soát chất lƣợng kiểm toán ngay từ những bƣớc công việc đầu tiên. Thực tế có một số trƣờng hợp ngƣời đƣợc giao làm Trƣởng Đoàn kiểm toán nhƣng lại không tham gia khảo sát, lập KHKT của cuộc kiểm toán đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của cuộc kiểm toán.

Thứ hai, về thời gian

Khi cuộc kiểm toán này kết thúc cũng đồng thời phải khẩn trƣơng chuẩn bị triển khai cuộc kiểm toán khác nên việc kiểm soát BCKT thƣờng rất ít thời gian, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của quá trình lập và gửi BCKT.

c) Nhóm nhân tố về các quy chế, thủ tục và hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán

kiểm toán tuy khá toàn diện nhưng còn thiếu tính đồng bộ, thiếu những quy định chi tiết, cụ thể:

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán đƣợc ban hành năm 2016, về cơ bản đƣợc xây dựng và cập nhật theo hƣớng tuân thủ các yêu cầu của ISSAI và INTOSAI theo các cấp độ và theo ba loại hình kiểm toán. Tuy nhiên, nội dung của hệ thống chuẩn mực kiểm toán hiện hành còn mang tính khái quát ở mức độ cao và chƣa có các hƣớng dẫn kiểm toán chi tiết, nhất là ở nhóm chuẩn mực thực hành. Do thiếu hƣớng dẫn nên một số bƣớc công việc quan trọng tại các quy trình kiểm toán (đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định trọng yếu và rủi ro kiểm toán, chọn mẫu kiểm toán,...) chƣa đƣợc áp dụng cụ thể trong quá trình kiểm toán ở một số Tổ, Đoàn kiểm toán dẫn đến khó khăn trong thực hiện kiểm toán và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán.

Loại hình kiểm toán hoạt động mới đƣợc triển khai thực hiện trong một số năm gần đây, song do chƣa có quy trình hƣớng dẫn cụ thể về kiểm toán hoạt động, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm nên chƣa có điều kiện đánh giá, phân tích để giải đáp nhiều vấn đề về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản công.

Quy chế kiểm soát chất lƣợng kiểm toán mới đƣợc ban hành cùng với thời điểm tổ chức thực hiện KHKT năm 2016 do Tổng KTNN giao cho chuyên ngành nên việc nắm bắt các quy định của quy chế cũng nhƣ phối kết hợp giữa Đoàn kiểm toán và Tổ kiểm soát chất lƣợng còn hạn chế nên kết quả chƣa đạt nhƣ yêu cầu đề ra. Thêm vào đó hệ thống mẫu biểu hồ sơ mới ban hành, chƣa đƣợc hƣớng dẫn áp dụng cụ thể nên còn nhiều sai sót trong việc ghi chép và tổng hợp kết quả kiểm toán làm ảnh hƣởng đến việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán.

Một số Đoàn kiểm toán không phổ biến và hƣớng dẫn cụ thể các quy định liên quan đến tổ chức hoạt động của Đoàn kiểm toán, Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện kiểm toán tại đơn vị đến từng KTV. Phần lớn để KTV tự tìm hiểu và nghiên cứu, không phổ biển quán triệt cụ thể, dẫn đến nhiều KTV mắc sai sót trong quá trình kiểm toán và không tuân thủ đúng quy định của Đoàn hoặc có

những hành vi, ứng xử không hợp lý tại đơn vị làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán.

Thứ hai,kiểm soát việc tuân thủ các quy định của KTNN

Kiểm soát việc thực hiện chuẩn mực, quy trình nghiệp vụ kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi chép nhật ký kiểm toán, đƣa ra ý kiến nhận xét, kết luận và kiến nghị kiểm toán trong BCKT của Tổ và BCKT của Đoàn là hết sức quan trọng đối với nhiệm vụ kiểm soát của Trƣởng đoàn kiểm toán. Song, trên thực tế phạm vi, đối tƣợng kiểm toán của nhiều cuộc kiểm toán là rất rộng, Trƣởng đoàn kiểm toán khó có thể kiểm soát hết đƣợc. Điều này chứa đựng nhiều rủi ro cho Trƣởng đoàn kiểm toán, nhất là trách nhiệm về nội dung của BCKT.

Thứ ba, chưa thực hiện phân cấp mạnh và phát huy vai trò của Hội đồng thẩm định cấp Vụ, Kiểm toán trưởng và Phòng Tổng hợp thuộc KTNN chuyên ngành

Hiện nay, hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của KTNN chuyên ngành chủ yếu do Hội đồng thẩm định cấp Vụ thực hiện. Tuy nhiên, chất lƣợng thẩm định KHKT và BCKT của Hội đồng thẩm định cấp Vụ ở hầu hết các đơn vị chƣa hiệu quả, vẫn mang tính thủ tục, vẫn để xảy ra nhiều sai sót. Tính độc lập trong hoạt động của Hội đồng cấp Vụ chƣa cao, có nhiều trƣờng hợp thành viên của Hội đồng đồng thời là thành viên của Đoàn kiểm toán, thậm chí Chủ tịch Hội đồng cũng là Trƣởng Đoàn kiểm toán. Điều đó ảnh hƣởng đến tính khách quan, trung thực và chất lƣợng kiểm soát KHKT và BCKT của Đoàn kiểm toán.

Bên cạnh đó, vai trò kiểm soát của Kiểm toán trƣởng đối với các Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do địa bàn kiểm toán rộng và thƣờng triển khai đồng thời nhiều cuộc kiểm toán cùng một lúc. Vai trò của Kiểm toán trƣởng và Trƣởng đoàn kiểm toán trong công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán chƣa đƣợc phân định rõ, hoặc chƣa thực hiện đầy đủ.

Thứ tư, về tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán

Quy mô, phạm vi kiểm soát hồ sơ kiểm toán cả trƣớc và sau khi phát hành BCKT còn hạn chế: Sự kiểm tra, đánh giá độc lập một cách toàn diện về CLKT do

Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán thực hiện mới chỉ đạt từ 15 đến 20% tổng số cuộc kiểm toán hàng năm. Đây là Vụ thuộc KTNN kiểm tra độc lập, toàn diện về CLKT của ngành đang đƣợc cơ quan KTNN tăng cƣờng về mặt số lƣợng, chất lƣợng và năng lực kiểm soát.

KTNN chƣa thực hiện đƣợc việc tổng hợp kết quả kiểm soát chất lƣợng kiểm toán trong toàn ngành theo các yếu tố đảm bảo chất lƣợng kiểm toán. KTNN chƣa thực hiện việc đánh giá chất lƣợng kiểm toán độc lập từ các cơ quan chuyên môn bên ngoài. KTNN chƣa xây dựng đƣợc các phần mềm chuyên ngành để hỗ trợ hoạt động kiểm toán cũng nhƣ các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, kiểm soát và chỉ đạo điều hành nội bộ.

Những tồn tại nêu trên thể hiện môi trƣờng kiểm soát chất lƣợng kiểm toán còn nhiều thiếu hụt, hạn chế và là nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trong hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán. Từ thực tế đó, cần sớm có những biện pháp khắc phục thiếu sót, hạn chế của công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của tại Đoàn KTNN chuyên ngành để nhằm bảo đảm chất lƣợng hoạt động kiểm toán, duy trì và khẳng định uy tín, vị trí và vai trò của KTNN trong hệ thống quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc.

Kết luận chƣơng 3

Hoạt động kiểm toán của KTNN chuyên ngành trong những năm qua đã có nhiều thay đổi cả về số lƣợng và chất lƣợng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt là chất lƣợng BCKT chƣa cao, ảnh hƣởng đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động kiểm toán. Do đó, công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại các Đoàn kiểm toán đang ngày càng đƣợc Lãnh đạo KTNN quan tâm chú trọng nhiều hơn.

Hiện nay, quá trình kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại các Đoàn kiểm toán đƣợc thực hiện tại 03 giai đoạn của quy trình kiểm toán: giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn lập và gửi BCKT và thông qua các cấp độ kiểm soát: KTV, Tổ trƣởng Tổ kiểm toán, Trƣởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trƣởng và việc giám sát, kiểm soát của Tổng KTNN thông qua các Vụ tham

mƣu (Vụ Chế độ và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, Vụ Pháp chế, Vụ Tổng hợp). Mỗi cấp tham gia vào quá trình kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán với nội dung và trách nhiệm khác nhau.

KTNN đã xây dựng, tạo lập đƣợc một môi trƣờng, hệ thống chính sách khá hoàn chỉnh, rất cơ bản cho quản lý, điều hành hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, đƣa công tác kiểm toán vào chính quy, từng bƣớc hiện đại, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trách nhiệm giữa các cấp độ kiểm soát chƣa rõ ràng, cụ thể, vai trò của các cấp kiểm soát còn hạn chế dẫn đến hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm soát tại Đoàn KTNN chuyên ngành còn thiếu hiệu quả.

Nguyên nhân của những tồn tại là: chính sách và thủ tục quản lý, kiểm soát CLKT còn thiếu tính đồng bộ, thiếu những quy định chi tiết; trình độ năng lực chuyên môn và tính chuyên nghiệp của KTV còn hạn chế; cách thức tổ chức kiểm toán và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán chƣa hợp lý…

CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN TẠI ĐOÀN KIỂM TOÁNH NHÀ NƢỚC

CHUYÊN NGÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng kiểm toán tại đoàn kiểm toán nhà nước chuyên ngành luận quản trị quản lý (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)