Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng kiểm toán tại đoàn kiểm toán nhà nước chuyên ngành luận quản trị quản lý (Trang 77 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tạ

tại Đoàn Kiểm toán nhà nƣớc chuyên ngành

Trên cơ sở phân tích lý luận, thảo luận kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Đoàn KTNN chuyên ngành, kinh nghiệm quốc tế và mục tiêu chiến lƣợc phát triển của KTNN, để nâng cao hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán thì phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của KTNN đƣợc xác định nhƣ sau:

4.1.1. Về môi trường kiểm soát chất lượng kiểm toán

Hiện nay, hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của KTNN tuân thủ các quy định tại Luật KTNN và các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán. Trong thời gian qua, việc xây dựng và ban hành Kế hoạch chiến lƣợc phát triển KTNN giai đoạn 2013 -2017, Quy chế kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, Chuẩn mực kiểm toán số 40 - Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán và một số văn bản hƣớng dẫn cho thấy sự quyết tâm và nỗ lực của KTNN trong việc hƣớng tới mục đích nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát và chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, phần lớn các văn bản quy định mới đƣợc ban hành, một số nội dung cụ thể nhằm áp dụng với những công việc cụ thể chƣa có hƣớng dẫn chi tiết. Vì vậy, để tổ chức áp dụng cũng cần có các giải pháp đồng bộ (xây dựng và ban hành quy định chi tiết, đề cƣơng, hồ sơ mẫu biểu,...) để các quy định pháp lý có thể đi vào thực tiễn hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của KTNN.

4.1.2. Về tổ chức, bộ máy kiểm soát chất lượng kiểm toán

Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán phải đƣợc coi là nhiệm vụ, trƣớc hết là sự tự kiểm soát của KTV, sau đó là kiểm soát của Tổ trƣởng Tổ kiểm toán, Trƣởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trƣởng và các vụ tham mƣu. Mỗi cấp độ kiểm soát có nội dung, hình thức, mức độ và trách nhiệm khác nhau tuỳ theo vị trí, nhiệm vụ tham gia vào quy trình kiểm toán. Kiểm toán trƣởng với tƣ cách là ngƣời tổ chức, lãnh

đạo các cuộc kiểm toán do Tổng KTNN giao cho đơn vị; Trƣởng đoàn kiểm toán là ngƣời trực tiếp chỉ đạo, điều hành cuộc kiểm toán thực hiện theo KHKT đã đƣợc duyệt; Tổ trƣởng Tổ kiểm toán là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức, hƣớng dẫn các KTV thực hiện KHKT chi tiết của Tổ kiểm toán, thu thập các bằng chứng kiểm toán; KTV là ngƣời trực tiếp vận dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm phát hiện, đƣa ra kết quả, kiến nghị kiểm toán. Ngoài ra Tổng KTNN kiểm soát chất lƣợng kiểm toán thông qua các cá nhân và tổ chức giúp việc (Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng giám sát hoạt động kiểm toán, kiểm soát trực tiếp hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng KTNN).

4.1.3. Về cơ chế, hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán

Để công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán đạt hiệu quả, chất lƣợng thì đơn vị thực hiện kiểm toán và đơn vị thực hiện kiểm soát cần chấp hành nghiêm túc Quy chế kiểm soát chất lƣợng kiểm toán. Quy chế này quy định rõ phạm vi, đối tƣợng, nội dung, trình tự, thủ tục kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nƣớc. Các đơn vị khi thực hiện kiểm toán cần xác định mục tiêu, nội dung của việc kiểm soát chất lƣợng kiểm toán phù hợp.

Bên cạnh đó, cần tăng cƣờng hƣớng dẫn, bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm soát tới các thành viên trong Đoàn kiểm toán giúp họ hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi và nội dung công việc khi thực hiện công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán trong quá trình kiểm toán; xây dựng và phát triển đội ngũ KTV có năng lực, trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng kiểm toán tại đoàn kiểm toán nhà nước chuyên ngành luận quản trị quản lý (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)