Đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng kiểm toán tại đoàn kiểm toán nhà nước chuyên ngành luận quản trị quản lý (Trang 61 - 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2.Đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.2. Thực trạng kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Đoàn Kiểm toán nhà nƣớc

3.2.2.Đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán

Kết quả thống kê công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

STT Nội dung Lựa chọn Có Lựa chọn Không

Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ

1

Các KTV có ghi chép đầy đủ nhật ký kiểm toán theo quy trình kiểm toán không?

45 60% 30 40%

2

KTV có thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán làm cơ sở pháp lý cho các kết luận kiến nghị không?

45 60% 30 40%

3

Việc xây dựng KHKT chi tiết của tổ kiểm toán có đánh giá đƣợc đầy đủ, hợp lý mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán không?

60 80% 15 20%

4 KHKT chi tiết thay đổi có đƣợc phê duyệt của Trƣởng đoàn không?

73 97% 2 3%

5

Tổ trƣởng tổ kiểm toán có kiểm tra kiểm soát việc ghi chép nhật ký của KTV không?

45 60% 30 40%

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán giai đoạn thực hiện kiểm toán

Bảng thống kê trên cho thấy có 30/75 KTV (khoảng 40%) cho rằng công tác tự kiểm tra, kiểm soát của KTV trong giai đoạn thực hiện kiểm toán chƣa hiệu quả,

cụ thể:

Đối với Nhật ký kiểm toán, một số KTV ghi chép nhật ký làm việc chƣa đầy đủ theo quy định của KTNN về nội dung và thể thức trình bày, một số nhật ký kiểm toán còn sơ sài, mang tính hình thức liệt kê lại các nội dung đƣợc phân công kiểm toán (liệt kê văn bản, liệt kê số liệu phát sinh…) và không có đánh giá về nội dung kiểm toán đƣợc phân công. Có nhiều trƣờng hợp KTV còn sao chép nhật ký của nhau dẫn đến nhật ký giống nhau hoặc không phản ảnh đầy đủ kết quả kiểm toán trong nhật ký nhƣng lại phản ánh trong biên bản xác nhận số liệu của KTV. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán của KTV đó.

Kết quả giám sát hoạt động kiểm toán của Vụ chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán Báo cáo tài chính Tập đoàn Y năm 2014 cho thấy

KTV Nguyễn Văn A chưa đánh giá về tính đúng đắn của việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kết quả kiểm toán chỉ ghi “Dự phòng giảm giá hàng tồn to là … đồng”. Một số KTV không ghi nhật ký kip thời, ghi bù vào các ngày làm việc sau hay việc các KTV thường ghi kết quả kiểm toán vào những ngày cuối (các nội dung công việc kiểm toán những ngày trước đó nhưng đến ngày cuối mới ghi kết quả kiểm toán). Việc ghi chép nhật ký kiểm toán của nhiều KTV cũng chưa đảm bảo đầy đủ nội dung như nhật ký thể hiện chọn mẫu kiểm toán việc tăng giảm TSCĐ nhưng không ghi rõ tên loại TSCĐ hoặc chọn mẫu trong khoảng thời gian cụ thể nào.

Đối với việc thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV chỉ ghi các phát hiện kiểm toán (điều chỉnh số liệu) nhƣng chƣa dẫn chứng các quy định cụ thể đối với việc điều chỉnh số liệu, chƣa mô tả cụ thể về nguyên nhân và lý do điều chỉnh, chi ghi chung chung tăng/giảm. Nhiều trƣờng hợp có các phát hiện kiểm toán nhƣng không điều chỉnh số liệu có liên quan (về tài sản cố định, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, doanh thu đã đủ điều kiện ghi nhận, chi phí không phù hợp…). Khi sửa đổi kết quả các KTV không ghi vào mục sửa đổi bổ sung theo nhƣ hƣớng dẫn, lại ghi vào phần kết quả kiểm toán dẫn đến khó theo dõi

trong quá trình kiểm soát hoạt động kiểm toán. KTV xác định sai số báo cáo của đơn vị; số liệu chƣa thống nhất giữa các KTV về cùng một nội dung (thuế, doanh thu…). Nhiều trƣờng hợp KTV không phản ánh kết quả đi kiểm tra, đối chiếu với bên thứ 3 hoặc hiện trƣờng. (Theo báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán)

Qua kết quả thống kê bảng câu hỏi có 15/75 KTV (khoảng 20%) nhận xét rằng công tác xây dựng KHKT chi tiết của Tổ kiểm toán chƣa thực sự đƣợc chú trọng, nhiều KHKT còn mang tính hình thức, không tuân thủ mẫu biểu quy định của KTNN, chƣa phân tích đƣợc rủi ro và trọng yếu kiểm toán, thời gian và nhân sự bố trí thực hiện kiểm toán tại các đơn vị không rõ ràng.

Theo báo cáo kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của Vụ chế độ và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, KHKT chi tiết có trƣờng hợp xác định thiếu (hoặc thừa) mục tiêu và nội dung kiểm toán so với KHKT của Đoàn kiểm toán; không căn cứ vào các thông tin thu thập đƣợc về đơn vị đƣợc kiểm toán để xác định mục tiêu kiểm toán cụ thể cho từng đơn vị đƣợc kiểm toán. Việc xác định giới hạn kiểm toán không phù hợp: giới hạn không kiểm toán thuế TNCN do không có cơ sở xác định các khoản triết trừ gia cảnh; giới hạn không kiểm toán hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản nhƣng mục tiêu lại có đánh giá hiệu quả của công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Ngoài ra, 97% ngƣời hỏi cho biết KHKT chi tiết thay đổi có sự phê duyệt của Trƣởng đoàn. Tuy nhiên theo Báo cáo kiểm soát của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, thời gian trong KHKT chi tiết có trƣờng hợp khác với thời gian trong KHKT của Đoàn kiểm toán nhƣng không có tờ trình về việc thay đổi. KHKT chi tiết không có phê duyệt của Trƣởng đoàn kiểm toán về số lƣợng và tên đơn vị đƣợc đối chiếu kiểm tra.

Qua thể hiện trên nhật ký làm việc của KTV, các Tổ trƣởng đã tổ chức điều hành hoạt động của tổ kiểm toán, đảm bảo theo tiến độ, nội dung và mục tiêu đã nêu trong KHKT chi tiết. Tuy nhiên từ nguồn dữ liệu của Báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán của một số cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan

đến quản lý sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2015-2016 và chuyên đề thực hiện Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011-2015 và kết quả thống kê bảng câu hỏi, có 28/75 KTV

(tương đương 37%) phản ánh công tác kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của một số Tổ trƣởng trong quá trình thực hiện kiểm toán còn chƣa tốt: ít hƣớng dẫn, giám sát KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán, phƣơng pháp kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán; do đó khá nhiều KTV không thu thập đầy đủ bằng chứng làm cơ sở pháp lý cho kết luận, kiến nghị kiểm toán và không trích dẫn bằng chứng trong tài liệu hoặc lƣu trữ đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán. Thậm chí có Tổ trƣởng không quan tâm đến việc kiểm tra, kiểm soát tài liệu làm việc của KTV dẫn đến KTV viết nhật ký còn sơ sài, mang tính hình thức, chống chế, có nhiều nhật ký kiểm toán và Biên bản xác nhận số liệu của KTV không có chữ ký xét duyệt của Tổ trƣởng (ý kiến của khoảng 40% ngƣời đƣợc khảo sát). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng kiểm toán tại đoàn kiểm toán nhà nước chuyên ngành luận quản trị quản lý (Trang 61 - 64)