Phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 103 - 107)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình

4.1. Phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới trong thời gian tới

4.1.1. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Bình nằm trong phƣơng hƣớng chung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và của tỉnh. Tập trung vào các nội dung:

- Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là chiến lƣợc lâu dài, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm trƣớc mắt, có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh; là một trong những nhân tố phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần thực hiện mục tiêu đƣa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. Tạo bƣớc đột phá về chính sách và giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng sản xuất kinh doanh thuận lợi; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phát huy lợi thế và tiềm năng của tỉnh, gắn với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, với mục tiêu phát triển dịch vụ - du lịch và phát triển khoa học và công nghệ với những hình thức, bƣớc đi thích hợp.

- Tạo môi trƣờng thuận lợi để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phƣơng châm tích cực, vững chắc, phát triển về số lƣợng, nhƣng đặc biệt coi trọng phát triển về quy mô, năng lực; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Ƣu tiên phát triển các ngành, nghề, sản phẩm có giá trị gia tăng cao và khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh; khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; chú trọng phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; ƣu tiên phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do đồng bào dân tộc, phụ nữ làm chủ doanh nghiệp.

- Thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đa dạng theo quy định của pháp luật, phù hợp với định hƣớng phát triển của tỉnh, chú trọng các loại hình kinh tế tƣ nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và khu vực nông thôn.

- Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp hiện có phát triển mạnh cả về quy mô và năng lực; nâng cao chất lƣợng sản phẩm và năng lực cạnh tranh; tích cực đƣa công nghệ mới vào sản xuất, quản lý của doanh nghiệp; xây dựng thƣơng hiệu cho doanh nghiệp. Phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động và phát huy mọi tiềm lực trong tỉnh kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tƣ phát triển. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển văn hóa kinh doanh và liên kết doanh nghiệp.

4.1.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về số lƣợng, đặc biệt coi trọng phát triển về qui mô và chất lƣợng; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Tạo môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tích cực tham gia giải quyết việc làmn cho ngƣời lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống cho nhân dân trong tỉnh. Cụ thể:

- Đến hết năm 2015, phấn đấu có trên 4.000 doanh nghiệp và đến năm 2020 có trên 6.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong nền kinh tế.

- Vốn đầu tƣ của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm từ 20-25% tổng vốn đầu tƣ của toàn tỉnh.

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 15-20% GDP của tỉnh; 10-15% tổng thu ngân sách của tỉnh.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt từ 15-17% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo thêm từ 30 đến 40 ngàn chỗ làm mới. - Định hƣớng cơ cấu ngành nghề chủ yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Dịch vụ, thƣơng mại: 50-52%, Công nghiệp: 30-33%, Xây dựng: 10-13%, Nông nghiệp: 5-7%.

4.1.3. Nhiệm vụ chủ yếu

Củng cố, duy trì, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức rà soát lại mô hình sản xuất, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, tiếp tục đầu tƣ, phát triển; tăng tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất và dịch vụ - du lịch.

Tập trung, định hƣớng ƣu tiên phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm phát huy lợi thế, thế mạnh của các doanh nghiệp theo hƣớng hình thành các mô hình tổ chức sản xuất; định hƣớng hình thành các chuỗi (liên kết) sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong tỉnh, trong vùng và cả nƣớc theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn trong tỉnh. Cụ thể:

- Mô hình tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển nông nghiệp và nông thôn: Doanh nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản và doanh nghiệp dịch vụ trong khu vực nông thôn.

Cung ứng nguyên liệu, tổ chức sản xuất chế biến hàng nông, lâm sản, thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp sạch quy mô phù hợp, các mặt hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, trong nƣớc và xuất khẩu.

Sản xuất các sản phẩm đồ uống, các loại nƣớc uống tinh khiết từ nguồn nguyên liệu của địa phƣơng.

Cung ứng, sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi, vật tƣ nông nghiệp phục vụ nuôi trồng của địa phƣơng.

Phát triển các sản phẩm mộc dân dụng từ vật liệu tổng hợp, các mặt hàng gỗ mỹ nghệ, song, mây tre đan, hƣớng vào xuất khẩu.

- Hình thành hệ thống chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành, doanh nghiệp ngoài ngành với nhau trong lĩnh vực chế tạo, chế biến

Trong lĩnh vực điện tử, tin học: Chủ yếu tập trung vào sản xuất (chi tiết, linh kiện), lắp ráp các thiết bị tin học, sản phẩm điện tử gia dụng (điện thoại, máy điều hoà không khí, ti vi, tủ lạnh, máy giặt,…), các sản phẩm điện tử văn phòng.

Trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo: Hình thành tổ hợp, cụm các doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công phụ tùng, chi tiết, linh kiện ô tô, xe máy; các loại máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, máy công cụ, thiết bị và khí cụ điện, thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, cấu kiện kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn, thiết bị đặc thù cho làng nghề thủ công … đƣa doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ trở thành các doanh nghiệp chủ đạo.

Công nghiệp làng nghề, tiểu thủ công nghiệp: Xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với việc xây dựng các làng nghề. Chú trọng phát triển doanh nghiệp làng nghề nhỏ, truyền thống nhƣ mộc, rèn, cơ khí, mây tre đan...

- Hình thành sự liên kết, phối hợp trong phát triển doanh nghiệp dịch vụ trong các lĩnh vực du lịch, thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo...

Dịch vụ và du lịch: Khai thác tốt lợi thế về vị trí gần biển, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực du lịch sinh thái, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trƣng nhƣ du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh... dịch vụ vui chơi, giải trí quy mô phù hợp, hiện đại…

Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thông tin, viễn thông, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ và các lĩnh vực văn hóa xã hội khác.

Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, tạo sự đột phá trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bồi thƣờng giải phóng mặt bằng để tạo mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)