Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Quảng Bình là tỉnh nằm ở ven biển Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam. Phía Bắc giáp Hà Tĩnh bởi dãy Hoành Sơn chiều dài 129 km, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị chiều dài 75 km, phía Đông giáp biển Đông chiều dài 116,04 km, phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào bởi dãy Trƣờng Sơn có chiều dài 201,87 km. Nét đặc biệt là Quảng Bình ở vào nơi hẹp nhất của lãnh thổ nƣớc ta. Ở vị trí trung độ của cả nƣớc, là nơi giao thoa các đặc thù lãnh thổ miền Bắc và miền Nam, có các trục lộ lớn của quốc gia xuyên suốt chiều dài của tỉnh; có đƣờng quốc lộ 1A và 2 nhánh Đông, Tây đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng sắt chạy suốt chiều dài của tỉnh từ Bắc đến Nam, quốc lộ 12 nối với Lào theo hƣớng Đông Tây; có cửa khẩu Cha Lo, cảng Nhật Lệ, sông Gianh và cảng biển Hòn La, Quảng Bình có điều kiện tiếp cận, tiếp thu những công nghệ và phƣơng thức quản lý tiên tiến, đây là một lợi thế trong phát triển và giao lƣu trao đổi sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp với cả nƣớc và trong khu vực.
Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm huyện Minh Hóa, huyện Tuyên Hóa, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới. Dân số trung bình năm 2013 là 863.350 ngƣời, mật độ dân số đạt 107 ngƣời/km2, dân cƣ chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị và đồng bằng, mật độ dân số các huyện thành phố nhƣ sau: Đồng Hới 737 ngƣời/km2; Thị xã Ba Đồn 639 ngƣời/km2
; Quảng Trạch 233 ngƣời/km2; Lệ Thủy 100 ngƣời/km2; Bố Trạch 86 ngƣời/km2
; Quảng Ninh 75 ngƣời/km2; Tuyên Hóa 68 ngƣời/km2
Hóa 34 ngƣời/km2. Dân số nằm trong độ tuổi lao động là 529.023 ngƣời, chiếm 61.27% dân số toàn tỉnh.
Diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình là 805.186 ha, với 2 hệ đất chính là hệ phù sa (ở đồng bằng) và hệ feralit (ở vùng đồi núi) với 15 loại thuộc 5 nhóm khác nhau. Đất gò đồi chiếm khoảng 170.000 ha, thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Toàn tỉnh có 633.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 447.873 ha đất rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, độ che phủ đứng thứ 2 toàn quốc. Vùng đất cát ven biển có diện tích rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và du lịch, nghỉ dƣỡng.
Nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trƣờng Sơn nên Quảng Bình có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn ren quý hiếm. Đặc trƣng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Tài nguyên biển phong phú, đa dạng, có giá trị về nguồn lợi hải sản, giao thông, du lịch...Bờ biển có nhiều danh thắng đẹp. Hệ thống núi đá đổ ra biển tạo nên nhiều cảng biển, bãi tắm và các điểm nghỉ ngơi, giải trí kỳ thú nhƣ cửa Nhật Lệ, Cảnh Gianh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy...Thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngƣ trƣờng rộng lớn với trữ lƣợng khoảng 100 nghìn tấn và nguồn lợi hải sản biển đa dạng phong phú về loài, có những loài quý hiếm, có giá trị cao nhƣ: tôm hùm, tôm sú, hải sâm, mực ống, mực nang, san hô...Tại đây có thể hình thành một tổng thể kinh tế biển bao gồm các ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cảng và dịch vụ cảng, nông- lâm nghiệp, du lịch, khai thác khoáng sản ven biển.
Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản, có loại quý trữ lƣợng lớn nhƣ vàng, chì, titan, pyrit, kẽm...và một số khoáng sản phi kim loại nhƣ cao lanh, đá vôi, đá mable, đá grait... có trữ lớn tới hàng tỷ tấn, cát thạch anh 30 triệu m3 . Các loại khoáng sản phi kim loại có điều kiện phát triển công nghiệp sản xuất xi măng sành sứ, thủy tinh và các loại vật liệu xây dựng khác.
Suối nƣớc khoáng Bang có nhiệt độ sôi 1050 c là nhân tố thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp nƣớc giải khát chữa bệnh. Có thể xây dựng nơi đây thành một quần thể du lịch, khu điều dƣỡng và khu du lịch sinh thái.