Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 89 - 91)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quảng

3.2.5. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của

nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

- Khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị phần của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh

Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã dần khẳng định đƣợc uy tín và vị thế của mình nhƣ Công ty Xi năng Sông Gianh, Công ty Cao su Việt Trung, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng 1/5, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Bình, công ty cổ phần cosverco, Công ty Cổ phần giấy Quảng Bình…nhiều mặt hàng, nhất là các mặt hàng có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên hoặc lao động, các mặt hàng thô sơ, sơ chế hoặc gia công đã có

mặt nhiều nƣớc trên thế giới và chiếm thị phần đáng kể. Nhƣ sản phẩm cao su sơ chế năm 2010 xuất khẩu 35.398 tấn, năm 2011 xuất khẩu đạt 28.491 tấn, năm 2013 26.600 tấn; quặng titan năm 2010 xuất khẩu đạt 21.710 tấn ; năm 2011 đạt 37.930 tấn và năm 2012 đạt 44.721 tấn, sản phẩm gỗ tròn năm 2010 đạt 8.473 m3 , năm 2011 đạt 11.532 m3, năm 2012 đạt 9.096 m3 , năm 2013 đạt 16.000 m3 ,và nhiều mặt hàng nhƣ hải sản đông lạnh, nhựa thông tinh chế…Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào các thị trƣờng châu Á và Asean gia tăng với tốc độ ngày càng cao mặc dù tính cạnh tranh trên thị trƣờng này rất mạnh, do Quảng Bình nói riêng, Việt Nam nói chung và nhiều nƣớc châu Á có lợi thế xuất khẩu tƣơng đồng về nhiều mặt hàng. Năm 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 147.756 nghìn USD; năm 2011 đạt 158,488 nghìn USD và năm 2012 đạt 140.500 nghìn USD. Trong đó nhóm hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất, năm 2010 đạt 115.471 nghìn USD ; năm 2011 đạt 111.830 nghìn USD và năm 2012 đạt 80.265 nghìn USD.

Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã khẳng định đƣợc vị thế cạnh tranh của mình không phải dựa vào độc quyền hay sự bảo hộ của nhà nƣớc mà dựa vào chi phí thấp, chất lƣợng bảo đảm cạnh tranh. Nhƣ mặt hàng giấy và các sản phẩm giấy, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre ; sản phẩm sản xuất từ cao su và plastic ; ngạch ngói xây dựng, xi măng trăng…chiếm thị phần trong nƣớc ngày càng tăng từ 20-25%/năm.

- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Giá thành sản xuất trên sản phẩm của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh những năm gần đây có nhiều cải thiện cho phép doanh nghiệp cạnh tranh về giá. Các sản phẩm có khả năng cạnh tranh về giá chủ yếu là các sản phẩm có lợi thế về tài nguyên. Một số sản phẩm chủ yếu thuộc nhóm nông sản, gia công đơn giản nhƣ cao su sơ chế, mực đông lạnh, tôm đông lạnh, cá đông lạnh, quặng tintan, gỗ tròn, gỗ xẻ…

Về chất lƣợng hàng hóa sản xuất ra của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quảng Bình trong thời gian qua cũng đã có nhiều tiến bộ. Chủng loại đa dạng hơn, mẫu mã, kiểu dáng đẹp hơn, tính năng kỳ thuật hoàn thiện hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhiều sản phẩm tiêu dùng giành chỗ đứng trên thị trƣờng nội địa nhƣ giấy, nƣớc uống đóng chai, lƣơng thực, thực phẩm. Trên thị trƣờng quốc tế nhiều mặt hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đƣợc đánh giá có chất lƣợng cao. Nhóm này chủ yếu gồm những sản phẩm thô, có lợi thế do điều kiện ƣu đãi của tự nhiên nhƣ đất đai, khí hậu, hay những sản phẩm mà các nƣớc công nghiệp đã dần từ bỏ nhƣ nông sản nguyên liệu, khoáng sản thô, một số mặt hàng chế biến đã khẳng định đƣợc thƣơng hiệu, vị thế và đƣợc chấp nhận trên thị trƣờng quốc tê, kể cả thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật Bản, EU.

Tuy vậy, chất lƣợng nhiều sản phẩm xuất khẩu vẫn chƣa đáp ứng đƣơc yêu cầu của khách hàng, nhiều sản phẩm chỉ đạt ở mức độ trung bình, kể cả trên thị trƣởng ổn định, chủng loại hàng hoa còn đơn điệu, nhiều sản phẩm tiêu dùng sử dụng công nghệ lạc hậu, tính cạnh tranh không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)