Thực trạng nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 80 - 84)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quảng

3.2.2. Thực trạng nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân

lực của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Bình

- Thực trạng nâng cao trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Bình

Những năm gần đây, có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp có quy mô vừa đã quan tâm cải tiến máy móc thiết bị, đầu tƣ công nghệ sản xuất sản phẩm mới. Điển hình là các doanh nghiệp nhà nƣớc đóng vai trò chủ công trong ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, thay thế dần các công nghệ lạc hậu, trong đó có Nhà máy Clinker Văn Hóa, với số vốn đầu tƣ hơn 100 tỷ đồng để đổi mới dây chuyền , công nghê ̣ sản xuất đa ̣t tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm sản xuất đạt yêu cầu cao về chất lƣợng , cƣờng đô ̣ đa ̣t trên 50Mpa đáp ƣ́ng tiêu chuẩn TCVN 7024; Công ty xi măng Cosevco Sông Gianh, đầu tƣ trên 90 tỷ đồng để thay thế dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng của Cộng hòa liên bang Đức với trình độ tự động hóa cao, đồng thời cũng đã đầu tƣ để xây dựng cơ sở hạ tầng nội bộ , duy tu bảo dƣỡng thiết bi ̣ bảo vệ môi trƣờng , xây dƣ̣ng hê ̣ thống quản tri ̣ môi trƣờng theo tiêu chuẩn quốc tế về hê ̣ thống quản lý môi trƣờng (ISO 14001); ngoài ra Nhà máy chế biến Bột đá siêu mịn Châu Hóa, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch, nhà máy gạch ceramic, nhà máy bia Hà Nội- Quảng Bình, nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy sản xuất giấy, công ty may mặc, các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến thuỷ sản... là những đơn vị đã có nhiều quan tâm trong việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ.

Một số ngành nghề thủ công đã cải tiến thiết bị, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu có sức cạnh tranh nhƣ chế biến nƣớc mắm, mây tre đan, chiếu cói, rèn, đúc... Có nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu triển

khai các đề tài, dự án khoa học - công nghệ, đem lại kết quả thiết thực. Phong trào phát huy sáng kiến , cải tiến kỹ thuật trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc quan tâm. Đến nay toàn tỉnh có 31 doanh nghiệp đƣợc chứng nhận và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến.

Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh vẫn thấp so với mặt bằng chung. Phần lớn các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đang sử dụng thiết bị thanh lý hoặc tự chế. Trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của lao động còn thấp. Hoạt động khoa học công nghệ chƣa đƣợc quan tâm, áp dụng kỹ thuật tiến bộ chƣa trở thành giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng sức cạnh tranh. Có nhiều thiết bị đƣợc đầu tƣ khai thác sử dụng không hết công suất, đạt hiệu quả không cao, do chƣa đồng bộ hoặc thiếu nguyên liệu, năng suất và chất lƣợng sản phẩm không cao, dẫn tới khả năng cạnh tranh kém... còn nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài,

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Quảng Bình chƣa mạnh dạn vay vốn đầu tƣ mở r ộng sản xuất, thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị, chƣa có thị trƣờng ổn định, chƣa đảm bảo phƣơng án thu hồi và trả nợ vốn vay. Trong khi đó một số ít các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tƣ công nghệ mới để mở rộng sản xuất thì lại gặp phải những khó khăn nhƣ: qui mô vốn nhỏ bé, không tiếp cận đƣợc các khoản tín dụng trung và dài hạn cần thiết, thiếu thông tin về thị trƣờng máy móc thiết bị, việc nhập khẩu máy móc thiết bị bị đánh thuế với thuế suất cao.

- Thực trạng nâng cao chất lượng lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Bình

Về chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Bình, mặc dù đã có những cải thiện nhất định trong những năm gần đây nhờ các chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực của Đảng,

Nhà nƣớc và chính quyền tỉnh , nhƣng nhìn chung trình độ nguồn nhân lực vẫn đang ở mức hết sức hạn chế . Theo số liệu điều tra năm 2010 của Cục Thống kê Quảng Bình, khu vƣ̣c doanh nghiê ̣p nhỏ và vƣ̀a có 37.325 lao động có chuyên môn , trong đó lao động có trình độ tiến sỹ là 7 ngƣời, chiếm 0,018%; trình độ thạc sĩ có 79 ngƣời, chiếm 0,21%; lao động có trình độ đại học có 4.221 ngƣời, chiếm 4,41%; lao động có trình độ cao đẳng có 1.663 ngƣời, chiếm 4,4%; lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp có 6.171 ngƣời, chiếm 16,36%; lao động có trình độ trung cấp nghề và sơ cấp có 5.447 ngƣơi, chiếm 14,44%, còn lại lao động có trình độ khác có đến 20.137 ngƣời, chiếm 53,38%. Nhƣ vậy, so với các năm trƣớc, số lao động qua đào tạo có tăng lên, tuy nhiên số lao động chƣa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn, điều này cho thấy chất lƣợng tay nghề của lực lƣợng lao động chƣa cao, ảnh hƣởng đến năng suất lao động chung của nền kinh tế.

Số chủ doanh nghiệp đƣợc đào tạo về quản trị kinh doanh còn rất ít nhất là khu vƣ̣c ngoài nhà nƣớc, họ quản lý bằng kinh nghiệm là chủ yếu. Với những cơ sở đã đƣợc thành lập từ thời kỳ bao cấp, thì các cán bộ chủ yếu đƣợc đào tạo và vận hành theo cơ chế cũ, kiến thức về kinh doanh và quản trị kinh doanh trong môi trƣờng cạnh tranh còn rất hạn chế. Số chủ doanh nghiê ̣p khu vƣ̣c ngoài nhà nƣớc có trình đô ̣ đa ̣i ho ̣c trở lên mới chỉ 50%, tỷ lệ có chƣ́ng chỉ quản lý , tin ho ̣c, ngoại ngữ và những hiểu biết về cam kết khi gia nhâ ̣p WTO còn ha ̣n chế . Có thể nói, trình độ quản lý và quản trị kinh doanh thấp đã và đang hạn chế rất nhiều tới sự phát triển mở rộng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn toàn tỉnh. Mặc dù tỉnh đã có nhiều chính sách quan tâm đến việc đào tạo nghề cho lao động nhƣ trích ngân sách địa phƣơng, mở các trung tâm dạy nghề cho lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật… nhƣng vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ lao động cho các doanh nghiệp (xem bảng 3.7).

Công tác quản lý trong nhiều doanh nghiệp chƣa khoa học và kém hiệu quả. Tình trạng quản lý cá nhân, độc quyền, không phát huy tốt chức năng của bộ máy còn tồn tại ở không ít doanh nghiệp, việc xây dựng, củng cố thƣơng hiệu sản phẩm và uy tín doanh nghiệp chƣa quan tâm đúng mức, chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ hoá đơn chƣa đƣợc thực hiện minh bạch, còn mang nặng tính hình thức. Tình trạng đối phó, gian lận để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc còn xảy ra.

Bảng 3.7: Trình độ của các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Bình chia theo loại hình doanh nghiê ̣p năm 2013

Đơn vị tính: người Tổng số Trình độ học vấn phổ thông (đã T ốt nghiê ̣p PTHT)

Trình độ chuyên môn kỹ

thuâ ̣t Có chứng chỉ Quản lý nhà nƣớc chƣ́ng chỉ tin học chƣ́ng chỉ ngoại ngƣ̃ Hiểu biết về cam kết khi gia nhâ ̣p WTO Đa ̣i ho ̣c trở lên Cao đẳng Trung cấp và khác 1. Khu vực Nhà nước (địa phương) 24 24 24 24 24 24 24 2. Khu vực ngoài nhà nước 2436 2436 1237 694 505 1065 1550 862 1153 Doanh nghiệp tập thể 226 226 211 15 120 220 137 142 Doanh nghiệp tƣ nhân 375 375 237 70 68 179 350 211 243 Công ty hợp doanh 1 1 1 0 1 1 1 1 Công ty TNHH tƣ nhân 1629 1629 612 580 437 568 790 357 577 Công ty cổ phần 205 205 176 29 197 189 156 190

3. Khu vực kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài 1 1 1 0 1 1 1 1

100% vốn nƣớc ngoài 1 1 1 1 1 1 1 Liên doanh với nƣớc

ngoài 0

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình.

Về việc thực hiện các chính sách đối với ngƣời lao động của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh cơ bản đƣợc đảm bảo. Ngoài yếu tố tiền lƣơng, tiền công, vấn đề trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với ngƣời lao động thông qua việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo đảm an toàn lao động đã đƣợc chú trọng. Một số

doanh nghiệp đã quan tâm đề ra một số chính sách cụ thể ƣu tiên đối với ngƣời lao động. Mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa có từ 50-70% lao động đƣợc đóng các loại bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)