Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quảng
3.2.3. Thực trạng phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường của doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Bình
Trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động sản xuất kinh doanh trong một môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đầu tƣ, xây dựng các chiến lƣợc sẩn xuất kinh doanh có tầm nhìn dài hạn.
- Chiến lược phát triển sản phẩm
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh chƣa có chiến lƣợc phát triển sản phẩm, chỉ có một số doanh nghiệp đã lựa chọn những sản phẩm mà mình có thế mạnh, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của địa phƣơng, không ngừng cải tiến nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển và nâng cao của xã hội, hiện đại hóa khâu thiết kế sản phẩm, chọn lựa hệ thống chất lƣợng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Quảng Bình có trữ lƣợng đá vôi khoảng 5,4 tỷ tấn phân bố tập trung ở các huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, đây chính là cơ sở thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ sản phẩm xi măng Porland và xi măng trắng nhà máy xi măng Áng Sơn I, Áng Sơn II; Quảng Bình có trữ lƣợng gỗ 31 triệu mét khối, do đó nhiều doanh nghiệp lựa chọn phát triển chế biến gỗ, sản phẩm từ gỗ và nguyên liệu giấy nhƣ Công ty Cao su Việt Trung, Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình, Công ty Lâm công nghiệp Long Đại, nhà máy sản xuất giấy Kraft Phú Thủy; ngoài ra do có ngƣ trƣờng biển rộng 20.000 km2
với nhiều chủng loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, nên ngành công nghiệp chế biến
thủy hải sản nhƣ nhà máy đông lạnh Đồng Hới, Xí nghiệp thủy sản Sông Gianh, doanh nghiệp tƣ nhân đánh bắt thủy sản Ngọc Phƣơng, các cơ sở chế biến mực khô, tôm khô, nắm cá, nƣớc mắm…không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phƣơng, ở trong nƣớc mà còn phục vụ xuất khẩu…
- Chiến lược phát triển maketing và mở rộng thị trường tiêu thụ
Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã làm tốt công tác nghiên cứu thị trƣờng, đào tạo đƣợc một đội ngũ những ngƣời tiếp thị, phát triển mạng lƣới tiếp thị nhanh nhạy, rộng khắp, luôn có kế hoạch mở rộng thị trƣờng. Thị trƣờng tiêu thụ của các sản phẩm trên địa bàn tỉnh không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, mà còn vƣơn xa đến các địa phƣơng các trong nƣớc và xa hơn nữa là xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Các sản phẩm nhƣ xi măng Áng Sơn, Sông Gianh, sản phẩm nƣớc tinh khiết đóng chai Suối Bang, gạch ngói Cầu 4, các sản phẩm mộc dân d ụng, mô ̣c mỹ nghệ có mặt hầu hết tại các địa phƣơng trong cả nƣớc. Riêng sản phẩm cao lanh, gạch xima mic, khai thác khoáng sản ti tan đƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc và châu âu. Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản đã có bƣớc khởi sắc, cụ thể nhƣ: Công ty cổ phần thủy sản Năm sao đã có thị trƣờng xuất khẩu sang Thái Lan và Úc, công ty Cổ phần Thanh Hƣơng đa dạng hóa sản phẩm đạt chất lƣợng cao đƣợc thị trƣờng đón nhận. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phát triển mạng lƣới tiêu thụ, thƣờng xuyên đƣa ra các hình thức khuyến mãi phù hợp với từng lúc, từng nơi, cải tiến phƣơng thức phục vụ khách hàng. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống phân phối, kể cả dịch vụ trƣớc và sau khi bán hàng phù hợp với đặc điểm văn hóa tiêu dùng ở những thị trƣờng tiêu thụ khác do vậy số lƣợng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên đia bàn tỉnh sản xuất ra tiêu thị ngày càng nhiều hơn.
Năm 2011, 2012, Quảng Bình đƣợc xếp hạng đứng đầu 63 tỉnh, thành phố về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Đây là
điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tƣ đến với Quảng Bình trong thời gian tới. Chính quyền tỉnh đã làm việc với một số nhà đầu tƣ kêu gọi đƣợc một số dự án đầu tƣ vào trên địa bàn tỉnh; tiếp tục thực hiện các nội dung ghi nhớ với Tập đoàn Zeta Plan Hàn Quốc, tổ chức làm việc với Tập đoàn Coopmart và Big C để kêu gọi đầu tƣ các trung tâm thƣơng mại; làm việc với các tập đoàn và công ty lớn nhƣ: Tập đoàn Devi, Công ty CCP, Tập đoàn Bruening (Đức) về dự án xử lý rác, dự án nhà nghỉ, khách sạn khu vực Bảo Ninh, tiêu thụ các sản phẩm: xi măng, cao su, thủy sản, may mặc...
Đã tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ ngoài ngân sách nhà nƣớc. Tổ chức kiểm tra, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tƣ thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn. Chỉ đạo kiểm tra, thu hồi đất các dự án đã quá hạn nhƣng chƣa sử dụng.
- Chiến lược cạnh tranh và xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp
Để tồn tại và ngày càng phát triển một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đã thành công trong việc xây dựng cho riêng mình một thƣơng hiệu sản phẩm, thƣơng hiệu doanh nghiệp để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trƣờng. Thƣơng hiệu càng nổi tiếng thì khả năng tăng thị phần sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trƣờng ngày càng cao, nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể điều tiết thị trƣờng, định giá cao hơn, chi phối làm cho các đối thủ phải nản lòng khi muốn chia thị phần với họ. Do biết khai thác tiềm năng lợi thế của địa phƣơng, của doanh nghiệp, lại thuận tiện trong việc giao thông vận tải, nên một số sản phẩm có thƣơng hiệu trên địa bàn tỉnh đó là nƣớc mắm hảo hạng Bảo Ninh, Quang Phú (Đồng Hới); nón lá Ba Đồn, sản phẩm mây tre đan Thọ Đơn, rèn đúc Mai Hồng…Ngoài ra Quảng Bình có quần thể Vƣờn Quốc gia phong Nha- Kẻ Bàng đƣợc công nhận là Di sản thiên nhiên thể giới để phát triển tua du lịch thăm quan động Phong Nha, Động Thiên Đƣờng, Khu du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp Sunsparesort. Nhiều doanh nghiệp từng bƣớc
nâng cao chất lƣợng sản xuất kinh doanh, phát huy đƣợc lợi thế nên sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra đứng vững đƣợc trên thị trƣờng, đạt giá trị xuất khẩu cao nhƣ Công ty TNHH Vĩnh Hoàng xuất khẩu mặt hàng cao su đạt 37.9 triệu USD; Công ty TNHH Hào Hƣng xuất khẩu gỗ dăm đạt 8 triệu USD ; Công ty TNHH Cát Phú xuất khẩu gỗ dăm đạt 5,4 triệu USD…