Cơ sở phƣơng pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 52 - 55)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1.Cơ sở phƣơng pháp luận

Trong quá trình nghiên cứu Luận văn, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm nhƣ: Quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử lôgíc và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa đặt trong mối tƣơng quan của các yếu tố khác và sự tác động qua lại trong quá trình phát triển. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc xem xét trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó ràng buộc của nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và đƣợc thực hiện trong quy luật phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng trong giai đoạn cụ thể. Bằng phƣơng pháp này, chúng ta có thể nhận thấy đƣợc sự thay đổi, sự vận động và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2.1.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng

Phép biện chứng duy vật là phƣơng pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc sử dụng đối với nhiều môn khoa học khác nhau. Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu các hiện tƣợng, nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại,

thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2006-2014. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng hiện tƣợng, nội dung và giữa các hiện tƣợng, nội dung với nhau.

2.1.2. Quan điểm hệ thống cấu trúc trong nghiên cứu

Quan điểm hệ thống cấu trúc là một luận điểm quan trọng của phƣơng pháp luận nhận thức. Trên cơ sở đó, Luận văn đƣợc cấu trúc nhiều thành tố, mỗi thành tố lại có cấu trúc nhỏ, tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và vận động theo quy luật tổng hợp; hệ thống nhỏ đƣợc cấu trúc nằm trong hệ thống lớn tạo nên tác động hai chiều, có quan hệ biện chứng và tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất. Trên cơ sở phân tích các nội dung và các thành tố, Luận văn sẽ giúp chúng ta hiểu một cách sâu hơn, toàn diện hơn, giúp chúng ta đánh giá tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh, nhiều mối quan hệ, trạng thái vận động và phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để đánh giá một cách đúng đắn hiệu quả, đồng thời xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp với bản chất và quy luật vận động chúng. Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc sẽ giúp trình bày Luận văn rõ ràng, khúc triết, tạo thành một hệ thống chặt chẽ, có tính lôgíc cao.

2.1.3. Quan điểm lịch sử lôgíc

Quan hệ lôgic là quan hệ tất nhiên, có nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử đó là những hiện thực của logic ở một đối tƣợng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẽ, trong đó chứa đựng những ngẩu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy

luật. Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.

Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phƣơng pháp logic và lịch sử, đề tài sử dụng phƣơng pháp này nhằm đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu sau:

Xác định đƣợc một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2006-2014). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu trình độ thạc sỹ ,vừa là giai đoạn có tính biến động cao đối với tình hình kinh tế nói chung và tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tìm ra đƣợc tính lôgic của thực trạng phát triển doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng.

Xác định những nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền đề dẫn đến thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn nghiên cứu và trong thời gian tới.

2.1.4. Quan điểm thực tiễn

Quan điểm thực tiễn là lý luận quan trọng của phƣơng pháp luận trong quá trình nghiên cứu đề tài Luận văn. Thực tiễn ở đây đƣợc đề cập phân tích, đánh giá một cách khách quan về tình hình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, thông qua những văn bản, những con số trong 08 năm (từ năm 2006 đến 2014), đó là những hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của con ngƣời làm biến đổi tự nhiên và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 52 - 55)