Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 62 - 66)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

Quảng Bình đƣợc xem là vệ tinh kinh tế, có vai trò quan trọng, là động lực để phát triển khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 11%/năm; năm 2013 đạt 7,1%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế có những bƣớc chuyển biến tích cực theo hƣớng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đƣợc cải thiện đáng kể và dần thu hẹp khoảng cách với thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc, đạt 25 - 27 triệu (tƣơng đƣơng 1.200 - 1.400 USD), bằng 90% bình quân chung cả nƣớc.

Về nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng trƣởng bình quân thời kỳ 2006-2010 là 5,5%/năm; năm 2013 là 4,5%. Trong nông nghiệp tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp từng bƣớc gắn với thị trƣờng và chế biến, các yếu tố của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa xuất hiện ngày càng nhiều, bộ mặt nông thôn từng bƣớc khởi sắc. Sản xuất lúa đƣợc mùa toàn diện và tăng qua các năm (2006 tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 25,1 vạn tấn; năm 2010 tăng 26 vạn tấn và năm 2013 đạt 27,4 vạn tấn, bằng 96,5% so với năm 2012, vƣợt kế hoạch 1,5%). Lâm và ngƣ nghiệp có thể đƣợc coi là những thế mạnh của tỉnh, đã và đang đƣợc chú trọng đầu tƣ, đặc biệt là ngành thủy sản đang từng bƣớc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Về công nghiệp: Quảng Bình đang từng bƣớc đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp dựa vào lợi thế về tài nguyên, khẳng định là ngành kinh tế trọng tâm, tạo động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất

công nghiệp thời kỳ 2006-2010 tăng bình quân 20%/năm, đạt mức cao nhất từ trƣớc đến nay; năm 2013 đạt 9,1%. Đã hình thành đƣợc ngành công nghiệp chủ lực sản xuất vật liệu xây dựng, trƣớc hết là xi măng. Nhiều nhà máy đi vào sản xuất có hiệu quả nhƣ: xi măng Sông Gianh, bia Hà Nội- Quảng Bình, xi măng Áng Sơn I, Áng Sơn II, sản xuất giấy Kraft và một số dự án khác đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tăng trƣởng phát triển bền vững. Các khu công nghiệp khu kinh tế của tỉnh đã và đang thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tƣ. Sản xuất công nghiệp đang có sự đầu tƣ theo hƣớng công nghệ hiện đại, tăng giá trị các ngành có thế mạnh và điều kiện phát triển.

Quảng Bình có nhiều làng nghề nổi tiếng, hình thành và phát triển gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ. Xã Cảnh Dƣơng (Quảng Trạch), xã Bảo Ninh, xã Quang Phú (Đồng Hới) đƣợc biết đến nhƣ những làng nghề chế biến nƣớc mắm hảo hạng; làng Thọ Đơn, xã Quảng Văn (Quảng Trạch) nổi tiếng với sản xuất các mặt hàng mây tre đan; chiếu cói làng An Xá (Lệ Thủy); nón lá Quy Hậu (Lệ Thủy), Thổ Ngọa (Quảng Trạch); rèn đúc làng Mai Hồng (Bố Trạch)...Chƣơng trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn đƣợc chú trọng; một số nghề truyền thống đƣợc khôi phục, phục vụ nhu cầu tiêu dùng gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện nhu cầu ngƣời lao động.

Về dịch vụ: Hệ thống giao thông vận tải Quảng Bình khá phát triển với đầy đủ các tuyến giao thông (đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng hàng không), đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ, thúc đẩy kinh tế, tăng cƣờng mối giao lƣu nội tỉnh là liên tỉnh, đồng thời thông thƣơng với Lào, Thái Lan và các nƣớc trong khu vực.

Cơ sở kinh doanh phát triển nhanh về số lƣợng, đa dạng về chủng loại hàng hóa, thực hiện tốt chức năng giao lƣu trao đổi, phục vụ nhu cầu dân sinh.

Hoạt động xuất khẩu giữ đƣợc mức tăng trƣởng khá. Thị trƣờng xuất khẩu đƣợc mở rộng, sản phẩm đa dạng hơn. Tổng kinh ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 đạt gần 300 triệu USD, tăng bình quân 19,5%/năm; năm 2012 đạt 140,5 triệu USD, năm 2013 đạt 138,3 triệu USD.

Quảng Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, tốc độ tăng trƣởng du lịch nhanh. Về cảnh quan thiên nhiên, đứng đầu là quần thể Vƣờn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, năm 2013 Quảng Bình đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 10 năm Vƣờn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đƣợc UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới và Lễ hội Hang động Quảng Bình năm 2013; biển và bờ biển Quảng Bình có nhiều bãi cát, bãi tắm đẹp, phong cảnh trời nƣớc, núi non quyện chặt vào nhau làm đắm say lòng du khách. Trong những năm gần đây lƣợng khách du lịch tăng bình quân 10-12%/năm. Lƣợt du khách đến Quảng Bình năm 2013 đạt 1.139.335 lƣợt, tăng 9,1%, trong đó lƣợt khách lƣu trú đạt 975.925 lƣợt, tăng 9,6%; doanh thu du lịch đạt 1.311 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2012.

Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của tỉnh đang đƣợc tiến hành cải thiện một cách mạnh mẽ, tạo điều kiện để khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế nâng cao năng lực thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

3.1.2.2. Đặc điểm về xã hội

Quảng Bình bao gồm 6 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố, trong đó có 2 huyện miền núi và rẻo cao, có 159 xã, phƣờng, thị trấn. Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh.

Dân cƣ phân bố không đều theo lãnh thổ, tập trung khá đông ở vùng duyên hải, dọc các tuyến giao thông quan trọng nhiều nhất ở thành phố Đồng Hới, Thị xã Ba Đồn và các thị trấn của các huyện. Quảng Bình có 89% dân tộc Kinh, còn lại là các dân tộc thiểu số. Có trên 58% dân số trong độ tuổi lao động. Kết cấu dân số Quảng Bình vào loại trẻ nên nguồn lao động của tỉnh khá phong phú. Toàn tỉnh hiện có 640 trƣờng và cơ sở giáo dục- đào tạo, với

nhiều trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống dạy nghề đã có những bƣớc phát triển đáng kể về cả chất lƣợng và số lƣợng. Các trƣờng đại học, dạy nghề đang đƣợc đầu tƣ cả về chiều sâu lẫn quy mô, chất lƣợng giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phụ vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện hóa đất nƣớc.

Công tác giải quyết việc làm đƣợc quan tâm; các nguồn lực, các chƣơng trình dự án để giải quyết việc làm đƣợc tập trung huy động và lòng ghép cùng với chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giai đoạn 2006 - 2010 bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 2,5 vạn lao động; năm 2013 giải quyết đƣợc 3,14 vạn lao động. Số hộ nghèo toàn tỉnh giảm đáng kể năm 2013 chiếm tỷ lệ 13,86%, giảm 3,5% so với năm trƣớc.

Quảng Bình có các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm điểm tiểu thủ công nghiệp nhƣ sau:

- Khu kinh tế cảng biển Hòn La: diện tích 98 ha (giai đoạn 1) đƣợc thiết kế quy hoạch phục vụ phát triển các ngành nhƣ Nhiệt điện, cơ khí ô tô, giấy và một số ngành dịch vụ cảng biển, du lịch.

- Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới: diện tích 63 ha, đƣợc thiết kế quy hoạch cho các ngành: Phân bón, vật liệu xây dựng, may mặc…

- Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới: diện tích 150 ha, quy hoạch cho các ngành sản xuất cơ khí, thanh nhôm định hình, vật liệu xây dựng, phân bón…

- Khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu, huyện Quảng Ninh diện tích 100 ha.

- Khu kinh tế thƣơng mại Cửa khẩu quốc tế Cha Lo: Phục vụ giao lƣu trao đổi hàng hóa với các nƣớc Lào, Thái Lan.

Ngoài ra các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng đƣợc quy hoạch đầu tƣ xây dựng nhƣ: Thuận Đức, Bắc Nghĩa, Tân

Sơn, Phú Hải - Đồng Hới, đồng thời thực hiện các bƣớc để tiếp tục đầu tƣ cụm công nghiệp Cam Liên - Lệ Thủy, Quảng Thọ - Quảng Trạch, Lƣu Thuận - Tuyên Hóa và một số cụm công nghiệp khác nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có mặt bằng phát triển sản xuất kinh doanh, giảm ô nhiềm môi trƣờng.

Tóm lại, tuy là tỉnh có điểm xuất phát thấp về kinh tế nhƣng với sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy, sự điều hành năng động của chính quyền, sự tham mƣu đắc lực của các cấp, các ngành, địa phƣơng, đơn vị và sự nổ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân, Quảng Bình đã vƣơn lên mạnh mẽ để phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Quảng Bình kiên trì mục tiêu tiếp tục chuyển dịch mạnh hơn nữa cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ, trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tập trung đầu tƣ vào các ngành, vùng trọng điểm, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, nhất là nhân dân khu vực miền núi và vùng sâu, phấn đấu đƣa tỉnh Quảng Bình “phát triển nhanh và bền vững”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)