Những kết quả đạt được trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 91 - 98)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3.1.Những kết quả đạt được trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.3. Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

3.3.1.Những kết quả đạt được trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.3.1. Những kết quả đạt được trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 -2014 và nguyên nhân tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 -2014 và nguyên nhân

3.3.1.1. Những kết quả đạt được

Từ những phân tích ở trên có thể thấy những kết quả tích cực chủ yếu mà doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đạt đƣợc trong thời gian qua nhƣ sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh về số lƣợng, khối lƣợng vốn đầu tƣ do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút đƣợc và quy mô vốn của nhiều doanh nghiệp đã tăng lên không ngừng, trở thành động lực

ngày càng quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân trong tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2.485 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 99,31% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 10% GDP của tỉnh, 20% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội; nộp ngân sách nhà nƣớc hàng năm chiếm gần 4% tổng thu ngân sách. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò to lớn trong việc thu hút, tạo việc làm cho lao động là ngƣời địa phƣơng, lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho trên 43 ngàn lao động, chiếm 60% lao động trong khu vực doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ; các ngành nghề truyền thống nhƣ: làm nƣớc mắm, mây tre đan, chiếu cói, nón lá... đƣợc giữ gìn và phát huy, tạo bƣớc đột phá trong giải quyết việc làm, xóa đói và giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thay đổi phƣơng thức kinh doanh vùng nông thôn và là một trong những thành phần chủ yếu trong việc xây dựng nông thôn mới, là nòng cốt để xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân. Trình độ công nghệ và chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng đƣợc nâng lên. Tỉnh đã tạo điều kiện đẩy nhanh việc thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cƣờng năng lực nghiên cứu; phát triển công nghệ; đẩy mạnh chuyển giao, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm hàng hóa và năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó tỉnh đã lồng ghép các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có kỹ

năng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy đội ngũ doanh nhân của tỉnh đã từng bƣớc phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Nhiều doanh nhân trƣởng thành từ thực tiễn, có trình độ học vấn khá, có ý thức và ngày càng chủ động nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng những yêu cầu về kinh tế thị trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; tỷ lệ ngƣời lao động có trình độ tay nghề ngày càng cao, góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.

Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã dần khẳng định đƣợc uy tín và vị thế của mình trên thị trƣờng nội địa và quốc tế. Các mặt hàng có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên hoặc lao động, các mặt hàng thô, sơ chế hoặc gia công có mặt khắp nơi. Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 13% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Chính quyền tỉnh đã tạo điều kiện cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa gây ô nhiễm, tác hại đến môi trƣờng tại các khu dân cƣ và đô thị đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp…do đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng phát triển.

Thứ tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa bƣớc đầu có hiệu quả, chất lƣợng ngày đƣợc nâng lên, không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách mà còn trở thành nhân tố quan trọng có tác động cải thiện và nâng cao mức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ để thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài tỉnh, nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Thứ năm, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng đƣợc nâng lên. Giá thành sản xuất trên sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những năm gần đây đã có nhiều cải thiện đáng kể đặc biệt là các sản phẩm có lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, khai thác thủy hải sản… do vậy cho phép cạnh tranh về giá ngay trên thị trƣờng trong nƣớc. Mặt khác, sản phẩm sản xuất ra phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, mẫu mã, kiểu dáng đẹp hơn, tính năng kỷ thuật hoàn thiện hơn và ngày càng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh. Nhiều sản phẩm có thƣơng hiệu không những đã giành đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng nội địa mà còn vƣơn tới các thị trƣờng quốc tế.

3.3.1.2. Nguyên nhân của kết quả

- Do sự nhận thức đúng đắn của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và nhân dân về tầm quan trọng của phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là động lực để phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng. Thông qua các Đề án tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của địa phƣơng nhƣ cải cách thủ tục hành chính, chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất, chính sách tài chính tín dụng, chính sách thƣơng mại tiếp cận thị trƣờng, chính sách đào tạo, khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ thông tin, tƣ vấn, định hƣớng để các doanh nghiệp phát triển; giúp các doanh nghiệp tìm kiếm thị trƣờng, ký kết các hợp đồng kinh tế thông qua các tổ chức hiệp hội nhƣ: Liên Minh Hợp tác xã, Hội doanh nghiệp trẻ, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa; có chính sách thuế ƣu đãi đối với các đơn vị mới ra đời, các sản phẩm mà tỉnh khuyến khích.

- Sự phát triển có hiệu quả của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trƣớc hết là do sự cố gắng nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp, trong đó các chủ doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. Sau thời gian đầu bỡ ngỡ, hiện nay trình độ quản lý và quản trị kinh doanh của các doanh nhân đã có sự cải thiện đáng

kể, đã dần thích ứng với cơ chế thị trƣờng, nhờ vậy nhiều cơ sở không những tạo đƣợc vị thế vững chắc cho mình mà còn phát triển với tốc độ khá cao.

- Điều kiện tự nhiên của Quảng Bình khá thuận lợi, là cầu nối giữa 2 miền Bắc- Nam, có điều kiện giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không rất thuận lợi cho việc giao lƣu trao đổi hàng hoá, sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra. Bên cạnh đó tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản đa dạng, phong phú để phát triển công nghiệp chế biến nông, hải sản, vật liệu xây dựng. Hệ thống hang động đẹp vào loại bậc nhất thế giới để phát triển dịch vụ, du lịch…

3.3.2. Những hạn chế trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2006 -2014

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Quảng Bình thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực tuy vậy còn một số hạn chế sau đây:

- Số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tuy tăng nhanh, đa dạng nhƣng quy mô nhỏ (doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 99,3% trong tổng số doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 60,8%). Mặc dù tốc độ tăng trƣởng số lƣợng doanh nghiệp cao so với mức bình quân khu vực và cả nƣớc, tuy nhiên năng lực sản xuất thực tế còn thấp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng nhanh nhƣng chủ yếu tập trung hoạt động ở những ngành cần ít vốn đầu tƣ, sử dụng ít lao động, công nghệ sản xuất không cao nhƣ ngành thƣơng mại; dịch vụ, tƣ vấn; xây dựng.

Quy mô nguồn vốn nhỏ có nghĩa là năng lực tài chính của doanh nghiệp thấp sức cạnh tranh không cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu an toàn trong sản xuất kinh doanh. Đi kèm với quy mô nguồn vốn nhỏ là mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ thấp. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn măc dù mức trang bị vốn sản xuất bình quân một doanh nghiệp tƣơng đối cao so với các ngành còn lại, tuy nhiên hầu hết

công nghệ sản xuất của doanh nghiệp là công nghệ đã qua sử dụng của nƣớc ngoài, đƣợc tân trang và chuyển giao với giá tƣơng đối mềm, do đó trong quá trình sử dụng vận hành gặp nhiều sự cố, tốn kém cho công tác sửa chữa, bão dƣỡng, ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ tinh thần của ngƣời lao động.

- Một thực tế là doanh nghiệp đăng ký mới thành lập mới hàng năm trên địa bàn tỉnh khá lớn, tuy nhiên số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa tạm dừng kinh doanh hoặc giải thể cũng rất nhiều. Nhƣ năm 2010 có 460 doanh nghiệp đăng ký mới thành lập thì có tới 178 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc giải thể; năm 2012 có 326 doanh nghiệp đăng ký mới thành lập thì có tới 67 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc giải thể, năm 2013 có 127 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Các doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu tập trung vào những ngành có thể thu lợi trƣớc mắt vốn đầu tƣ đòi hỏi ít và các tài sản phải đảm bảo dễ dàng chuyển đổi trong trƣờng hợp ngành nghề kinh doanh hiện tại không thuận lợi. Tƣ tƣởng “ăn xổi ở thì” tồn tại không ít trong giới doanh nhân, họ có thể thành lập một lúc vài ba doanh nghiệp để thuận lợi cho việc hợp lý hóa đơn, chứng từ, thế chấp tài sản vay vốn…gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nƣớc đối với khu vực này.

Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa không tìm đƣợc hƣớng đi phù hợp, lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí còn bị thua lỗ nhƣ: Công ty Cổ phần Đại Trƣờng Phát; Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Đồng Hới, nhà máy chế biến gỗ Ba Đồn…phải nhƣợng bán doanh nghiệp, hoặc tính đến phƣơng án phá sản.

- Cơ cấu đầu tƣ, ngành nghề và phân bố các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa bất hợp lý, mất cân đối chƣa tạo cơ sở bền vững để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và vùng theo định hƣớng phát triển của địa phƣơng . Doanh nghiệp thƣơng mại chiếm tỷ lệ cao, trong khi sản xuất, chế biến rất thấp. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin về t hị trƣờng đầu vào và đầu

ra nhƣ thi ̣ trƣờng vốn , thị trƣờng nguyên vật liệu , thị trƣờng thiết bị công nghê ̣ phần nào giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh ; đa số thiếu thông tin về các chế độ chính sách và các quy định của nhà nƣớc dẫ n tới viê ̣c các doanh nghiê ̣p chƣa thƣ̣c sƣ̣ nắm bắt đƣợc nhƣ̃ng cơ hô ̣i kinh doanh tốt , ý thức tuân thủ pháp luật chƣa cao . Việc thực hiện các chế độ chính sách cho ngƣời lao động chƣa đảm bảo.

- Khả năng tiếp cận thị trƣờng , thị phần sản phẩm còn ha ̣n chế , chậm mở rộng , phát triển. Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu tiêu thụ ở thị trƣờng trong tỉnh mà ít vƣơn xa đƣợc thị trƣờng các tỉnh và quốc tế , do đó tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu ra nƣớc ngoài còn hạn chế . Đa số các doanh nghiệp chƣa quan tâm đến công tác giới thiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại trong và ngoài nƣớc nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có trình đô ̣ khoa ho ̣c công nghê ̣, trang thiết bi ̣ kỹ thuâ ̣t la ̣c hâ ̣u , chậm đổi mới so với yêu cầu của phát triển , do đó chất lƣợng sản phẩm hàng hóa chƣa cao , sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Công tác xúc tiến đầu tƣ, thu hút vốn nƣớc ngoài mặc dù đã có sự chú trọng, tuy nhiên thực tế vẫn còn nghiều hạn chế do vƣớng mắc trong bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng…Mặt khác một số dự án do năng lực nhà đầu tƣ yếu nên tiến độ thực hiện chậm. Dự án khai thác và chế biến caolinh của công ty Bohemia sau nhiều năm xây dựng, cuối năm 2010 đã cơ bản hoàn thành, nhƣng chất lƣợng sản phẩm vẫn đang trong quá trình hiệu chỉnh, chƣa chính thức tìm đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng.

- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp không cao. Ít có sản phẩm, doanh nghiệp có thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Hầu hết các thƣơng hiệu sảm phẩm của doanh nghiệp chƣa mạnh, chƣa khẳng định đƣợc uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc. Khả năng liên doanh, liên kết hợp tác của các doanh nghiệp để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và nâng năng cao lực

cạnh tranh trên thi trƣờng còn thấp. Quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn yếu chƣa đáp ứng yêu cầu . Phần lớn các doanh nghiê ̣p thiếu tính chiến lƣợc và kế hoa ̣ch dài ha ̣n . Một số dự án nhƣ: xi măng lò quay Thanh Trƣờng, Nhà máy xi măng Sông Gianh giai đoạn II, dự án chế bến súc sản, dự án khai thác và chế biến vàng Xà Khía chƣa thực hiện đƣợc do doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động vốn và công tác thăm dò kéo dài so với dự kiến.

- Quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa minh bạch , số liê ̣u báo cáo chƣa phản ánh đúng thƣ̣c tra ̣ng tài chính của doanh nghiê ̣p do đó gây khó khăn cho cơ quan quản lý và chƣa ta ̣o đƣợc niềm tin của ngân hàng khi xét cho vay vốn . Viê ̣c đăng ký thuế , kê khai thuế , nô ̣p thuế và thƣ̣c hiê ̣n các nghĩa vu ̣ tài chính khác ở mô ̣t số doanh nghiê ̣p còn lúng túng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 91 - 98)