Đánh giá QLNN về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại việt nam (Trang 68 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá QLNN về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ở Việt Nam

3.3.1. Điểm mạnh trong Quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam Việt Nam

Nhìn chung Quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ở Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt:

- Về mặt xây dựng chính sách, pháp luật, quy định về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu: Công tác Quản lý nhà nƣớc đã xây dựng đƣợc một hệ thống các văn bản, quy định, quy chế, các thông tƣ, nghị định hƣớng dẫn rất đầy đủ và chi tiết để làm cơ sở pháp lý kiểm soát hoạt động này đƣợc chặt chẽ đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Về Tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý hoạt động nhập khẩu thép phế liệu: hiện nay có 3 cơ quan chính tham gia quản lý hoạt động này là Bộ Tài chính, Tổng cục Hải Quan và Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng, các cơ quan hoạt động vừa độc lập lại vừa hỗ trợ lẫn nhau, thƣờng xuyên phối hợp để thống nhất cơ chế quản lý hiệu quả.

Việc nâng cấp, cải cách hiện đại hóa các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng đƣợc quan tâm đẩy mạnh. Ngày 01/01/2013 thực hiện thủ tục hải quan điện tử (Nghị định số 87/2012/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013). Trƣớc đó, cùng với tiến trình cải cách, hiện đại hoá và hội nhập, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội đã tích cực chuẩn bị và đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội và các tỉnh; sự phối hợp công tác của các cơ quan hữu quan. Cục Hải quan Thành phố Hà Nội đã có trụ sở làm việc khang trang, trụ sở các chi cục đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng lại và từng bƣớc trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại (máy soi, camera, hệ thống máy tính…) lực lƣợng cán bộ, công chức Hải quan Thành phố Hà Nội đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng.

- Về công tác phối hợp giữa các cơ quan thực thi chính sách hiện nay có thể đánh giá khá nhịp nhàng và hiệu quả. Các bƣớc xin duyệt hồ sơ nhập khẩu thép phế liệu phải thực hiện từng bƣớc và thông qua các cơ quan này thẩm định, rà soát và đánh giá tuy nhiên không làm mất quá nhiều thời gian cho doanh nghiệp cũng nhƣ không làm ảnh hƣởng đến năng suất và tỉ trọng nhập khẩu thép phế liệu vào Việt Nam. - Về công tác kiểm tra giám sát cũng đƣợc chú trọng và thực hiện hiệu quả, nghiêm ngặt. Rất nhiều các sai phạm ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng đã đƣợc phát hiện và khắc phục kịp thời, đảm bảo an ninh kinh tế và môi trƣờng sống lành mạnh cho nhân dân.

- Về mặt kinh tế, theo nhƣ phân tích nhƣ trên, sản lƣợng thép phế liệu nhập khẩu về Việt Nam có chiều hƣớng tăng dần qua các năm và là một mặt hàng quan trọng đóng góp phần lớn vào kinh ngạch nhập khẩu của nƣớc ta. Sản lƣợng thép sản xuất và phân phối ra thị trƣờng đƣợc đảm bảo và không làm mất cân đối quy luật cung cầu sản phẩm. Nhƣ vậy với sự gia tăng về các cơ sở kinh doanh nhập khẩu thép phế

liệu cho thấy việc quản lý nhà nƣớc trong hoạt động này đã thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp không bị khó khăn vƣớng mắc trong việc gia nhập ngành.

- Về mặt bảo vệ môi trƣờng: Đã cơ bản xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng, bao gồm các quy định về bảo vệ môi trƣờng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, kiểm soát ô nhiễm không khí, nhập khẩu thép phế liệu; hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng từng bƣớc đƣợc hoàn chỉnh; các nguồn gây ô nhiễm chính đã đƣợc xác định và có các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát: số cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, quy mô lớn có xu hƣớng giảm; tỉ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung có tăng lên; nhận thức về bảo vệ môi trƣờng làng nghề, cụm công nghiệp cũng từng bƣớc đƣợc cải thiện...

Nhờ có sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ của nhà nƣớc trong hoạt động này nên nhiều vụ việc nhập khẩu thép phế liệu không đảm bảo đã đƣợc phát hiện kịp thời.

3.3.2. Điểm yếu của Quản lý Nhà nước trong hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam Việt Nam

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong Quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu thì còn một số các tồn tại nhƣ:

Nhiều văn bản quy định, hƣớng dẫn còn chƣa rõ ràng, chƣa chi tiết khiến doanh nghiệp gặp phải rắc rối và khó khăn trong việc nhập khẩu nhƣ các định nghĩa về rác thải, phế thải, tính chất của mặt hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất… việc không rõ ràng khiến các lô hàng nhập khẩu bị kiểm tra nghiêm ngặt làm ảnh hƣởng đến tiến độ sản xuất của các doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp lợi dụng chủ trƣơng khuyến khích nhập khẩu thép phế liệu và áp mức thuế 0% do đó nhiều đơn vị gian lận thƣơng mại, kê khai các mặt hàng thành phẩn thành thép phế liệu để lách thuế. Hiện tƣợng nhập khẩu thép phế liệu có nhiều thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trƣờng còn nhiều. Thời gian vừa qua, qua công tác thanh tra, kiểm tra cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều trƣờng hợp nhập khẩu hàng hóa là thép phế liệu không đảm bảo quy định về bảo vệ môi trƣờng.

Bộ máy quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu chƣa thật sự mạnh, nhiều nhân sự trong các tổ chức này chƣa đủ kiến thức, trình độ chuyên môn sâu để xử lý công việc hiệu quả, một số cán bộ có tƣ cách đạo đức kém liên kết với doanh nghiệp để trốn thuế và gian lận thƣơng mại, gây mất đoàn kết nội bộ và thiệt hại cho Nhà nƣớc…

Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đôi lúc còn chồng chéo, tại các địa phƣơng và tỉnh thành phố còn chƣa phối hợp chặt chẽ và hiệu quả.

Việc kiểm tra giám sát hoạt động nhập khẩu còn chƣa chặt chẽ, không kiểm tra đƣợc hết tất cả các lô hàng nhập khẩu về Việt Nam mà chỉ kiểm tra đƣợc xác suất lô hàng nghi vấn dẫn đến bỏ sót nhiều vụ việc vi phạm gây thiệt hại về kinh tế cũng nhƣ ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng.

Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng Cục Hải quan) thừa nhận, tình trạng các loại rác thải, thép phế liệu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trƣờng nhập lậu về Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Thủ đoạn phổ biến mà bọn buôn lậu thƣờng sử dụng là lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, lợi dụng ƣu tiên miễn kiểm tra phân luồng hàng hóa để khai báo không đúng tên hàng, đƣa chất thải độc hại, rác thải công nghiệp vào Việt Nam hoặc tái xuất sang nƣớc thứ ba. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trƣờng Việt Nam khẳng định, với việc nhập nhèm giữa phế liệu và chất thải, nếu không cẩn thận Việt Nam sẽ trở thành bãi rác khổng lồ chứa rác thải của các nƣớc khác do vậy Nhà nƣớc cần quản lý hoạt động này một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn.

3.3.3. Nguyên nhân của điểm yếu trong công tác nhập khẩu thép phế liệu

Những bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng chủ yếu là do việc kiểm soát hoạt động nhập khẩu thép phế liệu chƣa chặt chẽ, nhiều quy định, quy chế chƣa rõ ràng khiến doanh nghiệp có thể lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để lách luật và làm trái. Bên cạnh đó chế tài của việc xử lý các vi phạm cũng còn khá nhé, nhiều vụ việc chỉ sử lý vi phạm hành chính chứ không truy cứu trách nhiệm hình sự dẫn đến thiếu tính răn đe trong công tác quản lý.

Một trong những nguyên nhân chính của tính thiếu hiệu quả trong công tác quản lý nhập khẩu thép phế liệu thời gian qua là thiếu sự phối hợp giữa các Bộ, Ban

ngành và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngày từ khâu xây dựng đến triển khai cũng nhƣ kiểm tra, giám sát thực hiện văn bản chính sách. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác này, việc đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các bên hữu quan là rất cần thiết. Ngoài ra cũng cần chú ý tới việc tham gia của bản thân các doanh nghiệp chịu tác động của những văn bản, chính sách này.

Thời gian qua, rất nhiều khó khăn, phiền hà mà doanh nghiệp gặp phải xuất phát từ những hạn chế về mặt kỹ thuật của cơ quan quản lý tại khâu kiểm soát chất lƣợng của thép phế liệu đƣợc phép nhập khẩu. Cụ thể: để đƣợc thông quan, lô thép phế liệu nhập khẩu của doanh nghiệp phải đƣợc tiến hành kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu môi trƣờng theo qui định nhà nƣớc. Tuy nhiên, với trạng bị về mặt kỹ thuật thiếu hiện đại, thời gian tiến hành thủ tục này là không ít, điều đó cũng đồng nghĩa với việc lô hàng sẽ phải lƣu kho, chờ đợi. Đứng từ phía doanh nghiệp thì những thiệt hại về tiền của cho những điều này là không nhỏ.

Năng lực về con ngƣời của các cơ quan có liên quan trong khẩu triển khai thực hiện các qui định cũng cần đƣợc tăng cƣờng, đặc biệt là đối với cơ quan kiểm soát cửa khẩu – Hải quan. Với năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, mặc dù qui định đƣa ra là rất rõ ràng, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp phải những khó khăn trong khâu này.

Việc rà soát và điều chỉnh những qui định trong nƣớc nhằm phù hợp với các qui định quốc tế là hết sức cần thiết trong bối cảnh khi Việt Nam ra nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) những tránh những vi phạm không cần thiết trong hoạt động thƣơng mại quốc tế

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại việt nam (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)