Thực trạng xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại việt nam (Trang 64 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng QLNN về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ở Việt Nam

3.2.3. Thực trạng xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính

Các cơ quan phối hợp để thực thi chính sách nhƣ:

+ Chính sách thuế nhập khẩu: Bộ Tài chính ban hành các chính sách về thuế nhập khẩu, tuy nhiên hoạt động nhập khẩu thép phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đƣợc khuyến kích nên mức thuế nhập khẩu là 0%.

+ Hạn ngạch nhập khẩu: Bộ Tài chính không giới hạn hạn ngạch nhập khẩu thép phế liệu, tùy theo nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp để nhập khẩu.

Tổng Cục Hải quan dựa vào các chính sách đã ban hành của Bộ Tài chính để làm cơ sở thông quan hàng hóa, Bộ tài nguyên môi trƣờng kết hợp cùng Tổng cục Hải quan và Cơ quan cảnh sát môi trƣờng kiểm tra các lô hàng hóa, xác nhận lô hàng hợp lệ và đảm bảo về môi trƣờng để đồng ý cho thông quan hoặc kết hợp xử lý lô hàng không hợp lệ nhƣ từ chối thông quan, yêu cầu tái xuất hàng hóa...

Để thực hiện tốt công tác quản lý đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thép phế liệu, Bộ Công Thƣơng và Bộ Tài nguyên Môi trƣờng đã xây dựng Quy trình nhập khẩu thép phế liệu, đồng thời công khai tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoàn thành thủ tục xin cấp phép nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp Bộ công thƣơng và Bộ tài nguyên môi trƣờng quản lý tình hình nhập khẩu một cách chặt chẽ.

Chính sách nhập khẩu:

Trình tự, thủ tục cấp và điều chỉnh giấy chứng nhập đƣợc phép nhập khẩu thép phế liệu nhƣ sau:

Bƣớc 1: Doanh nghiệp có nhu cầu trực tiếp nhập hoặc ủy thác nhập khẩu thép phế liệu để làm nguyên liệu sản xất gửi Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tới Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nơi doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất.

Bƣớc 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trƣờng nhận đƣợc Hồ Sơ sẽ xem xét sự đẩy đủ và hợp lệ của hồ sơ.

Bƣớc 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trƣờng nhận đƣợc Hồ sơ đầy đủ, Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng tiến hành kiểm tra sự phù hợp và hợp lệ.

Bƣớc 4: Trƣờng hợp đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tiến hành cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.

Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và môi trƣờng là kiểm tra giám sát, cấp chứng nhận khi doanh nghiệp đạt đầy đủ yêu cầu, phối hợp với Bộ Công thƣơng quản lý, xem xét nguyên liệu nhập khẩu có phù hợp với quy định đã ban hành của Bộ Công thƣơng. Cơ quan công an kinh tế phối hợp với các Bộ ngành để thƣờng xuyên kiểm tra và xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp luật.

Để quản lý tốt việc xuất, nhập khẩu thép phế liệu nhằm bảo vệ môi trƣờng, sở Tài nguyên và Môi trƣờng các địa phƣơng và các cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý các doanh nghiệp nhập khẩu thép phế liệu. Đồng thời phải tăng cƣờng giám sát các hoạt động xử lý chất thải của các đơn vị này. Nếu phát hiện vi phạm kiên quyết thu hồi giấy xác nhận và thông báo cho hải quan không cho phép nhập thép phế liệu, cho đến khi đơn vị khắc phục, xử lý chất thải đảm bảo đúng quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)