Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại việt nam (Trang 82 - 84)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nƣớc cần từng bƣớc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu thép phế liệu thông qua việc hoàn thiện các văn bản, chính sách có liên quan. Hiện nay, biện pháp mà chúng ta sử dụng phổ biến là biện pháp mệnh lệnh hành chính. Việc áp dụng biện pháp này sẽ đạt đƣợc những mục tiêu nhất định, tuy nhiên, cần đƣợc phối hợp một cách hợp lý với các biện pháp khác nhƣ: các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, giáo dục truyền thông. Ngoài ra, bản thân những qui định trong biện pháp mệnh lệnh hành chính cũng tỏ ra chƣa thật sự hợp lý, cần có những điều chính trong thời gian tới.

Một trong những nguyên nhân chính của tính thiếu hiệu quả trong công tác quản lý nhập khẩu thép phế liệu thời gian qua là thiếu sự phối hợp giữa các Bộ, Ban ngành và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngày từ khâu xây dựng đến triển khai cũng nhƣ kiểm tra, giám sát thực hiện văn bản chính sách. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác này, việc đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các bên hữu quan là rất cần thiết. Ngoài ra cũng cần chú ý tới việc tham gia của bản thân các doanh nghiệp chịu tác động của những văn bản, chính sách này.

Thời gian qua, rất nhiều khó khăn, phiền hà mà doanh nghiệp gặp phải xuất phát từ những hạn chế về mặt kỹ thuật của cơ quan quản lý tại khâu kiểm soát chất lƣợng của thép phế liệu đƣợc phép nhập khẩu. Cụ thể: để đƣợc thông quan, lô thép phế liệu nhập khẩu của doanh nghiệp phải đƣợc tiến hành kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu môi trƣờng theo qui định nhà nƣớc. Tuy nhiên, với trạng bị về mặt kỹ thuật

thiếu hiện đại, thời gian tiến hành thủ tục này là không ít, điều đó cũng đồng nghĩa với việc lô hàng sẽ phải lƣu kho, chờ đợi. Đứng từ phía doanh nghiệp thì những thiệt hại về tiền của cho những điều này là không nhỏ.

Năng lực về con ngƣời của các cơ quan có liên quan trong khẩu triển khai thực hiện các qui định cũng cần đƣợc tăng cƣờng. Với năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, mặc dù qui định đƣa ra là rất rõ ràng, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp phải những khó khăn trong khâu này.

Việc rà soát và điều chỉnh những qui định trong nƣớc nhằm phù hợp với các qui định quốc tế là hết sức cần thiết trong bối cảnh khi Việt Nam ra nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) những tránh những vi phạm không cần thiết trong hoạt động thƣơng mại quốc tế.

Hiện nay vẫn còn một số văn bản nghị định không ăn nhập nhau dẫn đến các đơn vị quản lý nhà nƣớc gặp khó khăn, vƣớng mắc khi áp dụng ví dụ: Theo Cục Hải quan, Thông tƣ liên tịch số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMTcho phép thƣơng nhân đƣợc phép nhập thép khẩu phế liệu để phân phối cho thƣơng nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nay thông tƣ này đã hết hiệu lực thi hành. Còn Thông tƣ liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT lại không cho phép nhập khẩu thép phế liệu để phân phối, nên Cục Hải quan gặp vƣớng mắc trong việc làm thủ tục hải quan đối với trƣờng hợp doanh nghiệp đƣợc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo Thông tƣ liên tịch số 02. Nhƣ vậy Nhà nƣớc cần xem xét kiểm tra lại các văn bản sao cho đồng nhất và khả thi.

Việc tăng cƣờng kiểm soát về mặt Nhà nƣớc đối với việc nhập khẩu phế liệu là cần thiết, tuy nhiên chỉ nên coi đây là loại hình kinh doanh bình thƣờng và áp dụng những biện pháp hợp lý, bằng các công cụ hiện có, tiện lợi cho doanh nghiệp chứ không nên sử dụng các hình thức phức tạp nhƣ giấy xác nhận, ký quỹ, các thủ tục để cấp giấy xác nhận, các thủ tục hải quan khi nhập hàng. Nên chăng, yêu cầu các thƣơng nhân phải làm cam kết về pháp lý, hành chính cũng nhƣ đăng ký với các cơ quan hữu quan để qua đó giám sát họ thực hiện Luật Bảo vệ môi trƣờng một cách nghiêm khắc nhất tạo đà cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động nhập khẩu thép phế liệu đƣợc phát triển.

Nhà nƣớc cần có các chính sách đầu tƣ nhiều hơn vào ngành thép nói chung và thép phế liệu nói riêng. Đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp kích cầu, tăng cƣờng sử dụng các sản phẩm thép sản xuất trong nƣớc để mở rộng thị trƣờng cho ngành thép, tạo thêm nhu cầu nguyên liệu đầu vào giúp hoạt động nhập khẩu thép phế liệu đƣợc đẩy mạnh và phát triển hơn. Biện pháp chủ yếu là tăng cƣờng đầu tƣ trực tiếp hoặc tạo cơ chế đẩy mạnh đầu tƣ cho các ngành tiêu thụ thép, đặc biệt là ngành xây dựng, thêm nhiều công cụ hỗ trợ thị trƣờng bất động sản ấm dần lên.

Nhà nƣớc cần có nhiều biện pháp để tăng cƣờng năng lực thực thi pháp luật của cơ quan Hải quan trong hoạt động kiểm soát hành vi nhập khẩu thép phế liệu, nếu có thể thì nên quy về quản lý trên diện tập trung, ví dụ chỉ tập trung tại một số cửa khẩu chính nhƣ Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn…để quản lý chặt chẽ, tránh trƣờng hợp các cửa khẩu khác không giám sát chặt chẽ sẽ dễ gây nhiều tiêu cực và trà trộn nhiều hàng thép phế liệu không đảm bảo tiêu chuẩn gây nguy hại cho môi trƣờng.

Ngoài ra tác giả đề xuất áp dụng chế tài và mức xử phạt cao hơn đối với các vụ nhập khẩu hàng hóa có nhiều chất thải, chất nguy hại. Các cơ quan chức năng cần dựa trên các đánh giá mức độ vi phạm, khả năng gây ô nhiễm ảnh hƣởng đến môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời dân để đƣa ra chế tài xử lý vi phạm đúng mực và mang tính răn đe lớn. Để làm đƣợc điều này thì các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đề xuất và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý, tạo cơ sở vững chắc cho việc xử lý nghiêm minh tội phạm về môi trƣờng trong nhiều lĩnh vực và đặc biệt trong lĩnh vực nhập khẩu thép phế liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)