Các yếu tố tác động tới quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa ở việt nam (Trang 25)

4. Kết cấu của luận văn:

1.2. Những vấn đề chung về quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ

1.2.3. Các yếu tố tác động tới quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ

bác sỹ đa khoa

1.2.3.1. Nhà Tài trợ

Các nước phát triển khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ:

 Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao

 Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).

 Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hóa dịch vụ do họ sản xuất.

 Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.

 Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.

- Đối với ngành y tế những năm Việt Nam là nước có thu nhập thấp, các dự án viện trợ ODA thường là viện trợ nhân đạo, không hoàn lại như các Dự án của Unicef, UNFPA, CDC…Đến nay khi đã trở thành nước có thu nhập trung bình, các nước cũng đồng thời giảm dần viện trợ nhân đạo và giảm dần các ưu đãi khi vay. Đồng thời các tiêu chí thẩm định khi cho VN vay cũng trở nên khắt khe hơn. Điều đó khiến vốn hỗ trợ ODA cho VN ngày càng khó khăn và hạn chế hơn.

1.2.3.2. Môi trường pháp lý

Đối với các Dự án về đào tạo nguồn nhân lực y tế trong đó có đào tạo đội ngũ BSĐK có thể chịu sự tác động từ thể chế, chính sách, quy định về quản lý nhà nước từ các Bộ ngành như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Y tế. Các chính sách, quy định về quản lý, sử dụng ODA do Bộ Kế hoạch Đầu tư ban hành, Bộ GD&ĐT ban hành các quy định về đào tạo, tuyển sinh, đảm bảo chất lượng đối với ngành giáo dục, trong đó giáo dục y tế chịu sự tác động trực tiếp. Bộ Tài chính đưa ra các quy định về quản lý tài chính, các định mức chi. Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước ngành y tế, cơ quan chủ quản của Dự án Y tế tác động trực tiếp tới sự sống còn của các Dự án ODA y tế. Nhìn chung nếu môi trường pháp ý ổn định, các chính sách, quy định, văn bản quy phạm pháp luật ban hành sát với thực tế sẽ giúp các Dự án ODA tổ chức triển khai tốt, đảm bảo tiến độ giải ngân và hiệu quả của Dự án.

Tuy nhiên, các thể chế, chính sách, quy định từ các Bộ, Ban ngành đôi khi còn chồng chéo. Một số quy định ban hành chưa sát với thực tế, chưa tiếp thu ý kiến góp các cơ quan liên quan dẫn đến mới có hiệu lực được 1 thời gian đã phải thay đổi khi áp dụng vào thực tế. Sự thay đổi của các chính sách ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện Dự án ODA về đào tạo BSĐK. Mỗi sự thay đổi các dự án luôn mất 1 khoảng thời gian để thích ứng và hướng dẫn các đơn vị triển khai theo quy định mới.

1.2.3.3. Lãnh đạo cơ quan chủ quản và ban chỉ đạo dự án

Yếu tố lãnh đạo tác động trực tiếp đến hoạt động của Dự án ODA về đào tạo BSĐK. Các chỉ đạo về mặt chủ trương sát sao, gần với thực tế và thống nhất sẽ giúp Dự án ODA triển khai thuận lợi, hiệu quả. Việc phân quyền một số hoạt

động Dự án theo chức năng nhiệm vụ cũng là yếu tố cần thiết cho Dự án triển khai.

Ngược lại, một số chỉ đạo của Lãnh đạo cơ quan quản lý nếu không thống nhất, không sát với thực tế khiến dự án triển khai khó khăn, không hiệu quả.

1.2.3.4. Đội ngũ cán bộ quản lý dự án

Đội ngũ cán bộ ban QLDA cần có trình độ nghiệp vụ tốt, năng lực phù hợp đối với từng mảng chuyên môn phụ trách như lập kế hoạch, tài chính giải ngân, đấu thầu, giám sát đánh giá, tổ chức nhân sự, quản trị văn phòng và nhiều kinh nghiệm trong quản lý, giải ngân Dự án ODA sẽ giúp quản trị Dự án tốt. Đội ngũ cán bộ dự án năng động, linh hoạt, xử lý tốt các tình huống khó khăn trong công tác triển khai dự án sẽ giúp dự án triển khai thuận lợi, đúng mục tiêu, kế hoạch của Dự án đảm bảo giải ngân đúng tiến độ.

Các yếu tố cá nhân, lợi ích nhóm trong quản lý Dự án cũng là yếu tố ảnh hướng không nhỏ đến hiệu quả triển khai Dự án.

1.2.4. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án

Để có đầy đủ cơ sở phục vụ đánh giá công tác quản lý dự án, tác giả đã xây dựng các tiêu chí đánh giá trong đó tập trung vào các nội dung chính về công tác lập kế hoạch; công tác tổ chức, quản lý triển khai dự án ODA; giám sát, hỗ trợ, kiểm tra và đánh giá thực hiện Dự án ODA.

Ở nội dung lập kế hoạch, các tiêu chí về sự phối hợp giữa các bên liên quan trong lập kế hoạch, quản lý triển khai lập kế hoạch Dự án (tổng thể, hàng năm, đấu thầu…); quy trình thực hiện lập kế hoạch, thời gian thực hiện các bước của lập kế hoạch được tập trung, chú trọng để đưa ra đánh giá tổng quan về công tác lập kế hoạch dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK.

Công tác tổ chức, quản lý triển khai dự án tác giả tập trung vào các tiêu chí về: Quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức Dự án từ trung ương đến địa phương; xây dựng các cơ chế quản lý dự án, cơ chế phối hợp, cơ chế tài chính giữa các bên liên quan, năng lực điều hành Dự án của Ban QLDA trung ương, cơ quan chủ quản, tổng vốn giải ngân/tổng vốn dự án (vốn viện trợ, vốn đối ứng); sự phù hợp của mô hình, cơ cấu triển khai dự án; chủ trương, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, cơ quan quản lý dự án; quá trình xây dựng và ban hành các quy định, tài liệu hướng dẫn thực hiện dự án của Ban QLDA TW; kinh nghiệm triển khai, giải ngân dự án về đào tạo BSĐK của các đơn vị thụ hưởng cũng như Ban QLDA TW.

Đối với nội dung giám sát, đánh giá, các tiêu chí về hiệu quả triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan quản lý dự án; tần suất giám sát, đánh giá triển khai dự án tại các đơn vị; sự phù hợp của các nội dung kiểm tra, giám sát, đánh giá đối với các đơn vị

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguồn tài liệu, số liệu nghiên cứu 2.1. Nguồn tài liệu, số liệu nghiên cứu

2.1.1. Nguồn tài liệu thứ cấp

Bằng việc tìm hiểu, thu thập các nguồn thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn như sách, báo cáo, nghiên cứu, tài liệu điện tử…tác giả đã thu thập được nhiều thông tin, tài liệu, cơ sở khoa học làm bằng chứng, cung cấp dữ liệu hỗ trợ nghiên cứu. Ngoài ra tác giả cũng thu thập báo cáo tự đánh giá của các trường làm thông tin, minh chứng cho các nội dung liên quan đến đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị…phục vụ đào tạo BSĐK. Đây là hoạt động đảm bảo chất lượng của mỗi trường theo yêu cầu bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.1.2. Nguồn tài liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các hình thức quan sát tham dự và không tham dự, đánh giá nhanh, phỏng vấn sâu, khảo sát theo bộ câu hỏi…

Để đánh giá thực trạng quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK ở Việt Nam hiện nay, ngoài các phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu, phân tích tổng hợp các thông tin thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát thu thập thông tin tại các đơn vị liên quan đến công tác quản lý dự án ODA và đào tạo đội ngũ BSĐK. Cụ thể đối tượng nghiên cứu chia làm 2 nhóm.

Nhóm 1 là đơn vị quản lý y tế, quản lý các dự án ODA ngành y tế liên quan đến đào tạo BSĐK, đơn vị quản lý đào tạo BSĐK và đơn vị quản lý, tổ chức nguồn nhân lực y tế là các đơn vị thuộc Bộ Y tế bao gồm: Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Kế hoạch Tài chính. Đối với Cục KHCN&ĐT, là đơn vị quản lý về đào tạo, là đầu mối chuyên môn của Dự án ODA về đào tạo BSĐK tác giả phỏng vấn các đối tượng 01 lãnh đạo đơn vị phụ

trách đào tạo, 01 lãnh đạo phòng tài chính kế toán, 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên phòng phụ trách đào tạo, tổng số phiếu là 04 phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ kế hoạch tài chính, tác giả phỏng vấn 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên phụ trách quản lý nguồn nhân lực y tế, các hoạt động dự án viện trợ. Tổng số phiếu là 02 phiếu/đơn vị. Tổng số phiếu ở đơn vị quản lý là 08 phiếu.

Nhóm 2 là các trường thực hiện dự án. Để đảm bảo tính đại diện, tác giả lựa chọn 3 miền Bắc Trung Nam. Do phạm vi nghiên cứu và nguồn lực giới hạn, tác giả tiến hành chọn mẫu có chủ đích, chọn ra 3 trường mỗi miền từng tham gia triển khai nhiều dự án ODA về đào tạo nhân lực y tế, đào tạo khối lượng lớn đội ngũ BSĐK để tăng tính khách quan và đại diện là: Miền Bắc: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Hải phòng, Đại hoc Y Dược Thái Nguyên; Miền Nam: Đại học Y Dược HCM, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch; Miền Trung: Khoa Y Dược Đại học Đà Nẵng, Đại học Y Dược Huế, Khoa Y Đại học Tây Nguyên.

Ở mỗi đơn vị tham gia nghiên cứu, tác giả phỏng vấn các đối tượng lãnh đạo đơn vị phụ trách về đào tạo, cán bộ chuyên trách dự án và lãnh đạo phòng tài chính kế toán. Ở các trường, tác giả sử dụng Bộ câu hỏi khảo sát lựa chọn. Như vậy mỗi trường phát ra 3 phiếu, cho 9 trường, vì vậy tổng số phiếu phỏng vấn các trường tham gia dự án là 27 phiếu (phiếu phỏng vấn thu thập thông tin tại phụ lục số 2)

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập được, tác giả đã sắp xếp, phân loại để tìm ra các nguồn tài liệu tin cậy, các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu,

các tài liệu minh chứng, bổ trợ hay minh họa cho các nội dung của đề tài liên quan đến quản lý dự án y tế, quản lý dự án ODA, lĩnh vực đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa, lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực y tế…Cùng với đó là chọn lọc tài liệu trích dẫn vào đề tài làm phong phú và minh họa cụ thể cho các nội dung của đề tài.

2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Qua chọn lọc tài liệu, các nguồn thông tin, số liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập được, tác giả nghiên cứu chi tiết các nội dung của các tài liệu liên quan đến lĩnh vực quản lý dự án ODA cho ngành y tế, đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa. Trong đó đi sâu vào các nội dung như thực trạng quản lý nguồn nhân lực y tế trong đó có BSĐK, các hoạt động đào tạo BSĐK tại các cơ sở nhân lực y tế, công tác quản lý dự án ODA.

2.2.3. Phương pháp thống kê, so sánh

Phương pháp thống kê, so sánh là phương pháp dùng để thu thập, tổng hợp các số liệu, tư liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó phân tích, xây dựng các biểu mẫu tổng hợp, đánh giá những kết quả đó để đưa ra các phân tích thực trạng của các vấn đề nghiên cứu, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp để khắc phục, hoàn thiện những hạn chế của vấn đề mà đề tài nghiên cứu.

Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để phân tích, tổng hợp các báo cáo, số liệu trong báo cáo về quản lý triển khai Dự án ODCA ngành y tế, lĩnh vực đào tạo BSĐK. Kết quả tổng hợp, so sánh được tác giả sử dụng và thể hiện tại các chương 1 và 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA CHO ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ BÁC SỸ ĐA KHOA

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Khái quát về các dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa ở Việt Nam hiện nay ở Việt Nam hiện nay

Dự án lớn nhất về đào tạo đội ngũ BSĐK đến nay là Dự án Giáo dục và Đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế. Đây là dự án vay vốn ngân hàng thế giới vói nguồn kinh phí 121 triệu USD trong đó có 5 triệu USD vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam với thời gian triển khai từ năm 2014-2020. Phần lớn kinh phí của Dự án nhằm hỗ trợ các trường đổi mới đào tạo dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp cho đội ngũ nhân lực y tế trong đó có BSĐK bao gồm đổi mới về phương pháp dạy – học, cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, lượng giá sinh viên, chương trình đào tạo, sách giáo khoa và tài liệu đào tạo, thực hành tiền lâm sàng và lâm sàng…với mục tiêu như sau:

- Mục tiêu 1: Cải thiện toàn diện chất lượng giáo dục nhân lực y tế thông qua đổi mới tiếp cận dạy và học dựa trên năng lực và cải thiện hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục.

- Mục tiêu 2: Nâng cao năng lực quản lý y tế và quản lý sử dụng nhân lực y tế, chú trọng đến tăng cường, luân phiên cán bộ y tế có trình độ về công tác ở vùng khó khăn.

- Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực y tế làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu góp phần vào việc đạt chuẩn quốc gia của các trạm y tế xã và đóng góp vào chương trình nông thôn mới các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Dự án đã bước đầu đạt được một số kết quả trong việc hỗ trợ các cơ sở đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa ở việt nam (Trang 25)