Đánh giá công tác quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa ở việt nam (Trang 59)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá công tác quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ đa

đa khoa ở Việt Nam

3.3.1. Những kết quả đạt được trong quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK ở Việt Nam ngũ BSĐK ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, công tác quản lý Dự án ODA đào tạo nhân lực y tế nói chung và đội ngũ BSĐK nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. So với khoảng thập niên 2000, khi nước ta còn là nước nghèo, có thu nhập thấp, thì công tác quản lý Dự án ODA đã cải thiện rất nhiều. Cụ thể trước đây công tác quản lý thường thụ động bởi nguồn vốn ODA phần lớn là viện trợ không hoàn lại. Các Ban QLDA chủ yếu quan tâm đến giải ngân được bao nhiêu, có đúng tiến độ hay không hoặc làm thế nào để giải ngân mà chưa trú trọng đến hiệu quả giải ngân vốn, đối tượng đích của viện trợ có đúng hay không, chất lượng sản phẩm đầu ra thế nào, có hỗ trợ được công tác đào tạo sau khi ban hành không.

Ngược lại, những năm gần đây, khi nguồn vốn ODA không hoàn lại giảm, đồng thời chủ yếu là dự án vốn vay, trong giai đoạn nợ công tăng nhanh, công tác quản lý vốn viện trợ đã có chuyển biến tích cực, hệ thống từ chủ đầu tư, ban QLDA, đơn vị thụ hưởng đã nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý chất lượng đầu tư ODA bênh cạnh những hoạt động thanh tra, kiểm toán, giám sát triển khai Dự án cũng trở nên khắt khe, chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật đấu thầu, nghị định về quản lý dự án ODA, các thông tư quy định về định mức chi…đã quy định chặt chẽ và thường xuyên cập nhật về quy trình, phương thức thực hiện hoạt động đấu thầu, xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch vốn, đấu thầu, xây dựng dự toán kinh phí đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý, quản trị và triển khai thực hiện hoạt động dự án trong lĩnh vực đào tạo BSĐK.

Việc thay đổi, đổi mới mô hình quản lý dự án bằng chủ trương giảm thiểu thành lập các Ban QLDA tuyến tỉnh, địa phương và tận dụng bộ máy quản lý của địa phương, đơn vị đã giúp các Dự án về đào tạo đội ngũ BSĐK góp phần tinh giản bộ máy quản lý Dự án, đồng thời giảm gánh nặng vốn đối ứng để vận hành các Ban QLDA tuyến tỉnh, địa phương và tại các đơn vị.

3.3.2. Những hạn chế trong quản lý dự án

3.3.2.1. Lập kế hoạch Dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK hiện nay

Công tác kế lập kế hoạch dự án ODA cho đào tạo BSĐK còn nhiều hạn chế ở các hoạt động xây dựng kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, kế hoạch vốn ODA, kế hoạch mua sắm đấu thầu của các trường, cơ quan quản lý đào tạo.

Quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động của Dự án thường kéo dài, tồn tại nhiều ý kiến chưa thống nhất giữa các bên liên quan. Đối với Dự án TW về đào tạo BSĐK đòi hỏi kế hoạch thông qua cần có nhiều bên như nhà tài trợ, Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục KHCN&ĐT, Vụ Tổ chức cán bộ, các cơ sở đào tạo nhân lực y tế và Ban QLDA TW.

Quá trình lập kế hoạch hoạt động từ khi đề xuất xây dựng đến ban hành đòi hỏi nhiều bước phức tạp, kéo dài đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên dẫn đến khó khăn trong việc thống nhất chủ trương, kế hoạch, phương thức thực hiện hoạt động Dự án. Có một số hoạt động, khi kế hoạch chưa được phê duyệt nhưng thực tế ở các trường đã triển khai từ trước. Ví dụ trong đề xuất kế hoạch hoạt động điều chỉnh của năm có bổ sung hoạt động liên quan đến tuyển sinh Đại học ngành BSĐK. Tuy nhiên đến thời điểm tháng 7, 8 đã thực hiện công tác tuyển sinh nhưng đến tháng 9, 10 của năm kế hoạch điều chỉnh mới được phê duyệt dẫn đến có sự vênh trong triển khai hoạt động thực tế và kế hoạch hoạt động.

Hoạt động chỉ đạo về mặt chủ trương, các quy định của Dự án có những thời điểm không đồng nhất, điều chỉnh liên tục dẫn đến các trường khó khăn trong việc xây dựng nội dung đề cương, kế hoạch hoạt động Dự án. Ví dụ điển hình như trong giai đoạn Nghị định 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 chưa có hiệu lực khi đã ban hành (hiệu lực từ 02/5/2016) thay thế cho nghị định số 38/2013/NĐ-CP, 15/27 cán bộ và lãnh đạo các trường thực hiện Dự án cho rằng hướng dẫn của các Ban QLDA về việc thực hiện Dự án ODA là chưa kịp thời, cập nhật chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến các trường phải xây dựng lại kế hoạch, đề cương hoạt động tuân thủ Nghị định số 16/2016.

3.3.2.2. Công tác Tổ chức, điều hành triển khai Dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK

Tổ chức bộ máy triển khai dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK

Quá trình tổ chức triển khai dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK trong giai đoạn đầu triển khai luôn tổn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc xây dựng các cơ chế về tài chính, chức năng nhiệm vụ và vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, các quy trình lập kế hoạch, thanh quyết toán, mua sắm đấu thầu…thường gặp khó khăn trong việc thống nhất giữa các bên liên quan. Các dự án thường trong năm đầu tiên thường tập trung xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Dự án, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phân cấp các hoạt động Dự án. Vì vậy, 20/27 đối tượng phỏng vấn trả lời các dự án án ODA nói chung và dự án ODA về giáo dục đào tạo nói riêng đều mất khoảng 1 năm để ổn định tổ chức, cách thức quản trị dự án, cơ chế phối hợp các bên, cơ chế tài chính. Vì vậy, các dự án thường mất 1, 2 năm sau khi dự án có hiệu lực mới ban hành được Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án. Điều này dẫn đến sự lúng túng, e dè cho các trường, các đơn vị khi tìm cơ sở, minh chứng hay sự hướng dẫn khi thực hiện hoạt động.

Ngoài ra, kinh nghiệm quản trị dư án ODA ở các trường còn nhiều hạn chế đặc biệt là trong công tác thanh quyết toán, thu thập chứng từ hợp lệ, báo cáo giải ngân, báo cáo công tác mua sắm đầu thầu.

Một số dự án trong công tác quản trị dự án chưa làm rõ cơ chế tài chính với các đơn vị như việc ai là đầu mối chính triển khai 1 hoạt động có liên quan. Cơ chế thanh quyết toán do đơn vị (thường là các Vụ, Cục) chịu trách nhiệm hay để Ban QLDA đứng ra thanh quyết toán hoạt động.

Công tác điều hành triển khai Dự án ODA

Trong quá trình triển khai dự án ODA về đào tạo BSĐK, sự phối hợp, kết hợp các hoạt động quản lý dự án với quản lý nhà nước về đào tạo đôi khi còn chưa hài hòa, chặt chẽ dẫn đến một số kết quả hoạt động của dự án không gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước. Một số sản phẩm của Dự án không áp dụng hay hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về đào tạo.

Công tác giải ngân, thanh quyết toán và hoạt động mua sắm đấu thẩu của Dự án ODA cho BSĐK không được đánh giá cao khi phần lớn đối tượng phỏng vấn đánh giá ở mức trung bình.

Ngoài ra, các dự án về đào tạo BSĐK ở các trường thường do các Thầy, Cô là giảng viên các bộ môn khác nhau đảm nhiệm quản lý, triển khai thực hiện phải kiêm nhiệm nhiều công tác như tuyển sinh, giảng dạy, nghiên cứu ở các trường, một số thầy cô còn kiêm nhiệm ở các khoa phòng ở bệnh viện, phòng khám tư nhân. Kinh nghiệm triển khai Dự án ODA chưa nhiều dẫn đến thực trạng là công tác quản lý dự án, lập kế hoạch hay thanh quyết toán theo quy định, định mức của dự án ở các trường còn nhiều hạn chế, chưa tập trung tối đa nguồn lực, tiến độ triển khai còn chậm.

3.3.2.3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá triển khai dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK

Công tác đảm bảo chất lượng triển khai dự án ở một số dự án còn chưa chặt chẽ, bởi sự giám sát việc triển khai thực hiện, công tác đánh giá các sản phẩm đầu ra còn chưa sát sao dẫn đến một số sản phẩm của Dự án không gắn liền với thực tế, không áp dụng vào công tác đào tạo BSĐK ở các trường.

Đối với các Dự án ODA về đào tạo đội ngũ BSĐK ở Việt Nam, hoạt động thuê tuyển tư vấn đặc biệt là tư vấn cá nhân là thường xuyên và liên tục. Vì vậy công tác quản lý, giám giá hoạt động của tư vấn là hết sức quan trọng. Tuy nhiên quá trình quản lý hợp đồng từ khi tuyển đến khi kết thúc ở các dự án thường chưa sát sao. Thứ nhất, có nhiều tư vấn phải quản lý (tư vấn trong nước, tư vấn quốc tế, tư vấn hãng…). Loại hợp đồng đối với tư vấn có thể là trọn gói hoặc theo thời gian.

Minh chứng cụ thể cho một hoạt động xây dựng bộ tài liệu phục vụ đào tạo BSĐK tại 1 trường. Từ quá trình lập kế hoạch, đến quá trình triển khai và hoàn thành sản phẩm không quy định cụ thể sản phẩm đầu ra, không có sự giám sát, đánh giá quá trình, cơ quan quản lý Dự án chỉ quan tâm đến sản phẩm hoàn thành là gì, đủ điều kiện thanh quyết toán chưa, mà chưa quan tâm đến nội dung sản phẩm đã đầy đủ, đảm bảo chất lượng hay được phê duyệt chưa.

Một số hoạt động giao trường thực hiện ví dụ như tổ chức hội nghị, hội thao, theo yêu cầu cần thu thập các hóa đơn, chứng từ, giấy đi dường, nhưng trong quá trình thực hiện, thiếu sự hỗ trợ, giám sát của Ban QLDA, trường đã thực hiện hoạt động nhưng thiếu hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu. Dẫn đến tình trạng một số trường phải mua hóa đơn bù, thu thập lại giấy đi đường từ các đơn

Công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu đầu tư, hỗ trợ ở các trường chưa sát với thực tế, chưa có nhiều khảo sát, đánh giá một cách nghiêm túc hiện trạng, cơ sở vật chất thực tế tại các trường dẫn đến tình trạng khi cung cấp trang thiết bị xuống các trường nơi thiếu, nơi khác với đề xuất gây lãng phí nguồn lực.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một số tồn tại ở công tác lập kế hoạch là thời gian xây dựng kéo dài do thường đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan, quá trình đi đến thống nhất gặp nhiều khó khăn, kéo dài. Ngoài ra, kinh nghiệm triển khai dự án ODA của các thầy cô, các nhà nghiên cứu còn nhiều hạn chế, thường hướng đến nội dung chuyên môn, công tác giảng dạy, học tập mà chưa tập trung tới các yếu tố quản lý dự án, các quy định cần tuân thủ đối với triển khai các hoạt động của Dự án.

Công tác ban hành các hướng dẫn, cơ chế của Dự án chậm trễ bởi khi triển khai Dự án ODA luôn đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan. Việc phân định trách nhiệm của của các bên liên quan luôn gặp những khó khăn bởi thực tế, bản chất vấn đề là không bên nào muốn bị gắn trách nhiệm khi một số chính sách hỗ trợ, lợi ích chưa thỏa đáng.

Ngoài ra, Công tác triển khai Dự án ODA ở một số trường còn chậm trễ bởi các dự án về đào tạo BSĐK ở các trường thường do các Thầy, Cô là giảng viên các bộ môn khác nhau đảm nhiệm quản lý, triển khai thực hiện, nhưng vẫn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác như tuyển sinh, giảng dạy, nghiên cứu ở các trường, một số thầy cô còn kiêm nhiệm ở các khoa phòng ở bệnh viện, phòng khám.

Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án ODA về đào tạo gặp khó khăn, vướng mắc bởi sự liên ngành về đào tạo liên quan đến chức năng quản lý nhà

nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Tỉnh. Một số chính sách ngành, các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ giữa các ngành dẫn đến việc thực thi các hoạt động về đào tạo BSĐK còn nhiều lúng túng, khó khăn.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA CHO ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ BÁC SỸ ĐA KHOA Ở VIỆT

NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 4.1. Quản lý dự án đào tạo đội ngũ BSĐK trong bối cảnh mới

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Những năm trở lại đây trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm lại đồng thời vốn viện trợ ODA cho các nước giảm xuống trong đó có Việt Nam. Đồng nghĩa với việc các khoản viện trợ cho y tế nói chung, cho dự án về đào tạo đội ngũ BSĐK những năm gần đây giảm xuống đáng kể.

Do chính sách viện trợ của các nước phát triển chủ yếu dành cho các nước kém phát triển, nước nghèo, trong tình hình hiện nay Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình thì nguồn kinh phí viện trợ giảm dần. Đồng thời các tiêu chí viện trợ trở nên khắt khe hơn, các khoản viện trợ không hoàn lại cũng thu hẹp lại. Do vậy các nguồn triển khai dự án ODA cho ngành y tế nói chung, cho đào tạo BSĐK nói riêng chủ yếu là các khoản vốn vay có điều kiện, với nhiều ràng buộc và lãi suất cao hơn so với trước đây, thời gian đáo hạn cũng rút ngắn lại.

Ngoài ra, do trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước trên thế giới ngày càng cao, cùng với đó là yêu cầu đào tạo đội ngũ BSĐK trình độ cao ở nhiều nước trên thế giới trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi quá trình đào tạo BSĐK ở Việt Nam ngày càng phải hội nhập và tiệm cận hơn so với thế giới. Điều đó đồng nghĩa với yêu cầu cao trong quản lý dự án đào tạo đội ngũ BSĐK.

Vì vậy, ngành y tế cần có những chiến lược, kế hoạch dài hạn cũng như trung hạn để đáp ứng việc các nguồn viện trợ quốc tế cho ngành y tế ngày một giảm dần. Tăng cường tính tự chủ và hoạt động độc lập của các đơn vị ngành y tế trong đó có các trường đào tạo BSĐK là xu thế chung của đất nước. Ngoài ra, cần có những chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính đối với các trường công nhằm đa dạng hóa các khoản thu cũng như thu hút đầu tư từ các nguồn xã hội hóa khác nhau.

4.1.2. Bối cảnh trong nước

Trước tình hình kinh tế xã hội ngày một phát triển, đời sống trong nước ngày càng gia tăng kéo theo nhu cầu khám chữa bệnh tăng lên đặc biệt là khám bệnh trình độ cao, đòi hỏi trình độ, năng lực của đội ngũ BSĐK chất lượng cao, kéo theo yêu cầu trong công tác giảng dạy, đào tạo đội ngũ BSĐK và quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK cần được nâng cao.

Ngoài ra, trong bối cảnh thực tế tỷ lệ Bác sỹ đa khoa trên số lượng dân cư đông đúc của Việt Nam (hiện nay tỷ lệ là 7,6 bác sỹ/ 10000 dân) dẫn đến tình trạng thiếu hụt bác sỹ cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Điều đó đòi hỏi sự gia tăng số lượng BSĐK và thúc đẩy công tác đào tạo và cũng như các nguồn lực của Dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK tăng lên trong thời gian tới.

Trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế công nghệ cao ngày càng nhiều khiến yêu cầu đối với công tác đào tạo đội ngũ BSĐK trình độ cao đáp ứng yêu cầu về khoa học công nghệ ngày một tăng lên. Công tác quản lý dự án cho đào tạo BSĐK cũng không ngoại lê, đòi hỏi nhiều nguồn lực hỗ trợ cho công tác học tập, tham quan về ứng dụng công nghệ trong khám chữa bệnh từ đó nâng cao trình độ khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa ở việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)