Nguồn tài liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa ở việt nam (Trang 30)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2. Nguồn tài liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các hình thức quan sát tham dự và không tham dự, đánh giá nhanh, phỏng vấn sâu, khảo sát theo bộ câu hỏi…

Để đánh giá thực trạng quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK ở Việt Nam hiện nay, ngoài các phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu, phân tích tổng hợp các thông tin thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát thu thập thông tin tại các đơn vị liên quan đến công tác quản lý dự án ODA và đào tạo đội ngũ BSĐK. Cụ thể đối tượng nghiên cứu chia làm 2 nhóm.

Nhóm 1 là đơn vị quản lý y tế, quản lý các dự án ODA ngành y tế liên quan đến đào tạo BSĐK, đơn vị quản lý đào tạo BSĐK và đơn vị quản lý, tổ chức nguồn nhân lực y tế là các đơn vị thuộc Bộ Y tế bao gồm: Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Kế hoạch Tài chính. Đối với Cục KHCN&ĐT, là đơn vị quản lý về đào tạo, là đầu mối chuyên môn của Dự án ODA về đào tạo BSĐK tác giả phỏng vấn các đối tượng 01 lãnh đạo đơn vị phụ

trách đào tạo, 01 lãnh đạo phòng tài chính kế toán, 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên phòng phụ trách đào tạo, tổng số phiếu là 04 phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ kế hoạch tài chính, tác giả phỏng vấn 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên phụ trách quản lý nguồn nhân lực y tế, các hoạt động dự án viện trợ. Tổng số phiếu là 02 phiếu/đơn vị. Tổng số phiếu ở đơn vị quản lý là 08 phiếu.

Nhóm 2 là các trường thực hiện dự án. Để đảm bảo tính đại diện, tác giả lựa chọn 3 miền Bắc Trung Nam. Do phạm vi nghiên cứu và nguồn lực giới hạn, tác giả tiến hành chọn mẫu có chủ đích, chọn ra 3 trường mỗi miền từng tham gia triển khai nhiều dự án ODA về đào tạo nhân lực y tế, đào tạo khối lượng lớn đội ngũ BSĐK để tăng tính khách quan và đại diện là: Miền Bắc: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Hải phòng, Đại hoc Y Dược Thái Nguyên; Miền Nam: Đại học Y Dược HCM, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch; Miền Trung: Khoa Y Dược Đại học Đà Nẵng, Đại học Y Dược Huế, Khoa Y Đại học Tây Nguyên.

Ở mỗi đơn vị tham gia nghiên cứu, tác giả phỏng vấn các đối tượng lãnh đạo đơn vị phụ trách về đào tạo, cán bộ chuyên trách dự án và lãnh đạo phòng tài chính kế toán. Ở các trường, tác giả sử dụng Bộ câu hỏi khảo sát lựa chọn. Như vậy mỗi trường phát ra 3 phiếu, cho 9 trường, vì vậy tổng số phiếu phỏng vấn các trường tham gia dự án là 27 phiếu (phiếu phỏng vấn thu thập thông tin tại phụ lục số 2)

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập được, tác giả đã sắp xếp, phân loại để tìm ra các nguồn tài liệu tin cậy, các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu,

các tài liệu minh chứng, bổ trợ hay minh họa cho các nội dung của đề tài liên quan đến quản lý dự án y tế, quản lý dự án ODA, lĩnh vực đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa, lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực y tế…Cùng với đó là chọn lọc tài liệu trích dẫn vào đề tài làm phong phú và minh họa cụ thể cho các nội dung của đề tài.

2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Qua chọn lọc tài liệu, các nguồn thông tin, số liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập được, tác giả nghiên cứu chi tiết các nội dung của các tài liệu liên quan đến lĩnh vực quản lý dự án ODA cho ngành y tế, đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa. Trong đó đi sâu vào các nội dung như thực trạng quản lý nguồn nhân lực y tế trong đó có BSĐK, các hoạt động đào tạo BSĐK tại các cơ sở nhân lực y tế, công tác quản lý dự án ODA.

2.2.3. Phương pháp thống kê, so sánh

Phương pháp thống kê, so sánh là phương pháp dùng để thu thập, tổng hợp các số liệu, tư liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó phân tích, xây dựng các biểu mẫu tổng hợp, đánh giá những kết quả đó để đưa ra các phân tích thực trạng của các vấn đề nghiên cứu, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp để khắc phục, hoàn thiện những hạn chế của vấn đề mà đề tài nghiên cứu.

Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để phân tích, tổng hợp các báo cáo, số liệu trong báo cáo về quản lý triển khai Dự án ODCA ngành y tế, lĩnh vực đào tạo BSĐK. Kết quả tổng hợp, so sánh được tác giả sử dụng và thể hiện tại các chương 1 và 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA CHO ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ BÁC SỸ ĐA KHOA

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Khái quát về các dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa ở Việt Nam hiện nay ở Việt Nam hiện nay

Dự án lớn nhất về đào tạo đội ngũ BSĐK đến nay là Dự án Giáo dục và Đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế. Đây là dự án vay vốn ngân hàng thế giới vói nguồn kinh phí 121 triệu USD trong đó có 5 triệu USD vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam với thời gian triển khai từ năm 2014-2020. Phần lớn kinh phí của Dự án nhằm hỗ trợ các trường đổi mới đào tạo dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp cho đội ngũ nhân lực y tế trong đó có BSĐK bao gồm đổi mới về phương pháp dạy – học, cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, lượng giá sinh viên, chương trình đào tạo, sách giáo khoa và tài liệu đào tạo, thực hành tiền lâm sàng và lâm sàng…với mục tiêu như sau:

- Mục tiêu 1: Cải thiện toàn diện chất lượng giáo dục nhân lực y tế thông qua đổi mới tiếp cận dạy và học dựa trên năng lực và cải thiện hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục.

- Mục tiêu 2: Nâng cao năng lực quản lý y tế và quản lý sử dụng nhân lực y tế, chú trọng đến tăng cường, luân phiên cán bộ y tế có trình độ về công tác ở vùng khó khăn.

- Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực y tế làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu góp phần vào việc đạt chuẩn quốc gia của các trạm y tế xã và đóng góp vào chương trình nông thôn mới các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Dự án đã bước đầu đạt được một số kết quả trong việc hỗ trợ các cơ sở đào tạo nhân lực y tế xây dựng văn kiện dự án đổi mới chương trình đào tạo BSĐK, Điều dưỡng và Bác sĩ Răng Hàm Mặt; đánh giá nhu cầu hỗ trợ về công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên, nâng cấp cơ sở vật chất, thư viện.

Hai chương trình, dự án đáng kể khác trong nhóm dự án hỗ trợ giáo dục đào tạo trong các trường y tế là Chương trình hỗ trợ đào tạo y tế của chính phủ Hà Lan và Dự án Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực y tế với nguồn vốn vay của ADB. Các dự án trong chương trình của Hà Lan là nguồn hỗ trợ chính giúp các trường đại học, cao đẳng y tế đổi mới phương pháp giảng dạy y khoa, điều dưỡng trong giai đoạn (1994-2010) và đến nay đã kết thúc. Dự án Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của ADB (2010-2016) tập trung vào hỗ trợ các bộ môn y học cơ bản, cơ sở, xây dựng các tiêu chí về chuẩn giáo dục và chuẩn năng lực bác sĩ đa khoa và trang bị một số phòng thí nghiệm cho bộ môn y học cơ sở.

Dự án ADB với tổng kinh phí khoảng 73 triệu USD gồm 3 phần: (i) Cải thiện công tác quản lý và lập kế hoạch nguồn nhân lực ngành y tế; (ii) Tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế; (iii) Cải thiện hệ thống quản lý cung cấp dịch vụ y tế. Trong phần (ii), Dự án có các hoạt động tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực sau:

(a) Tăng cường năng lực và hiệu quả của các cơ sở đào tạo thông qua hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng nâng cấp các phòng thí nghiệm y học cơ sở, thư viện. (b) Cải thiện các chương trình cho các môn học y học cơ sở, cơ bản. Hỗ trợ xây dựng các tiêu chí đánh giá cơ sở đào tạo.

Mặc dù có đầu tư cho các trường nhưng dự án ADB chưa đi vào quá trình đào tạo và cải cách chương trình, đảm bảo chất lượng quá trình và đầu ra. Các trường chưa đáp ứng được các chuẩn giáo dục y khoa và điều dưỡng mới.

Dự án chỉ dừng lại ở xây dựng các tiêu chuẩn, và các cơ chế, chính sách ban đầu cho kiểm định chất lượng y khoa, điều dưỡng thực tế cần được hoàn thiện và phê duyệt. Mặt khác, dự án không có nguồn lực triển khai những tiêu chuẩn và chính sách đó.

Dự án ADB được đánh giá cao trong quản lý, tổ chức giải ngân Dự án, cho đến cuối năm 2016, Dự án đã giải ngân được 95% tổng kinh phí trong đó 70% từ mua sắm trang thiết bị. Khâu tổ chức, quản lý về lựa chọn nhà thầu trong mua sắm trang thiết bị hỗ trợ các trường được các nhà quản lý đào tạo, quản lý về kế hoạch tài chính của Bộ Y tế đánh giá cao. Mặc dù dự án cũng gặp một số vướng mắc, khó khăn trong 2 năm đầu tiên bởi quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, quản trị, cơ chế tài chính…tồn tại nhiều bất đồng giữa các bên liên quan. Tuy nhiên, qua 2 năm tái cơ cấu, dự án đã tổ chức triển khai 1 cách hiệu quả, đảm bảo tiến độ và được đánh giá cao trong công tác quản lý Dự án ODA.

Dự án Hà Lan Giai đoạn từ 2006-2012, với nguồn kinh phí 12 triệu USD, triển khai tại 8 trường đại học, cao đẳng, trung cấp y tế trên cả nước tập trung nâng cao năng lực nguồn nhân lực y tế thông qua 3 hợp phần chính:

(i) Cải thiện chất lượng đào tạo điều dưỡng thông qua xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đào tạo điều dưỡng, chương trình đào tạo đại học điều dưỡng, chương trình đào tạo cao đẳng điều dưỡng;

(ii) Xây dựng và phát triển các trung tâm tư vấn, nghiên cứu y học và đào tạo trực tuyến trong các trường đại học Y.

(ii) Tăng cường khả năng đào tạo Y tế công cộng, bao gồm xây dựng chuẩn năng lực cử nhân y tế công cộng, đào tạo giảng viên y tế công cộng, áp dụng các phương pháp dạy-học tích cực, áp dụng phương pháp lượng giá mới

Dưới sự hỗ trợ của Dự án Hà Lan, chuẩn năng lực của điều dưỡng và chuẩn giáo dục điều dưỡng đã được xây dựng nhưng chưa được triển khai do thiếu nguồn lực. Ngoài ra, Nội dung hỗ trợ về đào tạo BSĐK còn ở quy mô nhỏ chủ yếu tập trung hỗ trợ về nghiên cứu ý học và đào tạo trực tuyến.

Hai dự án nói trên đã tập trung hỗ trợ cho các thiếu hụt của các trường với mục tiêu nâng cao năng lực đào tạo và mong muốn khi năng lực đào tạo được nâng cao sẽ giúp chất lượng giáo dục được cải thiện và chất lượng nhân lực y tế được nâng cao. Tuy nhiên, các hỗ trợ này chưa toàn diện và còn chưa đầy đủ. Các hỗ trợ chỉ tập trung vào một khía cạnh của chương trình giáo dục, ví dụ như các môn y học cơ bản, cơ sở; hoặc hỗ trợ xây dựng tài liệu, hoặc chỉ hỗ trợ cải thiện chương trình giáo dục (quyển) mà không hỗ trợ cải thiện việc triển khai toàn bộ chương trình giáo dục. Các hỗ trợ cho đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, đặc biệt là ở bậc cao đẳng, là rất ít, trong khi đội ngũ cán bộ trình độ này chiếm một tỷ lệ lớn ở tuyến y tế cơ sở. Đào tạo điều dưỡng, hộ sinh bậc đại học còn mới so với các loại hình đào tạo khác, nên rất cần có các hỗ trợ. Bên cạnh đó, đầu tư và đặt ra các yêu cầu cho trường mà không có kiểm định chất lượng từ bên ngoài để đảm bảo các trường đạt được các chuẩn mực nhất định cũng làm hạn chế các kết quả đạt được.

Dự án tăng cường chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng dân tộc ít người thông qua đào tạo tại Việt Nam là dự án với nguồn vốn ODA của Mỹ thông qua

tổ chức Pathfinder. Dự án với nguồn kinh phí 4 triệu USD, triển khai từ năm 2009 đến 2013 nhằm hỗ trợ 2 trường đại học và 5 trường cao đẳng, trung cấp Y tế. Dự án hỗ trợ chỉnh sửa chương trình giáo dục cho bác sĩ liên thông, chuyên tu (hệ 4 năm), điều dưỡng trung cấp, hộ sinh trung cấp, y sĩ theo định hướng tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu. Dự án quy mô nhỏ, chủ yếu hỗ trợ kỹ thuật và hướng tới vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự án Giáo dục đại học giai đoạn hai của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới, kinh phí khoảng 55 triệu USD, từ 2007 đến 2012 được triển khai tại 22 trường đại học nhưng chỉ có 2 trường Y là Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Dự án nhằm tăng cường chất lượng giảng dạy và nghiên cứu trong các trường đại học thông qua: (i) phát triển chính sách và nâng cao năng lực cho Bộ Giáo dục - Đào tạo về điều hành, tài chính và đảm bảo chất lượng; (ii) xây dựng năng lực giảng dạy và nghiên cứu cho các trường. Dự án hỗ trợ Đại học Y Hà Nội thành lập trung tâm can thiệp tim mạch và phẫu thuật nội soi. Dự án hỗ trợ Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đào tạo cho giảng viên, hiện đại hóa chương trình, phát triển kỹ năng dạy – học, thành lập trung tâm học liệu, và khu thí nghiệm trung tâm.

Dự án tăng cường chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng dân tộc ít người thông qua đào tạo tại Việt Nam, nguồn vốn ODA của Mỹ thông qua tổ chức Pathfinder triển khaitừ năm 2009 đến 2013 tại 2 trường đại học và 5 trường cao đẳng, trung cấp Y tế. Dự án hỗ trợ chỉnh sửa chương trình giáo dục cho bác sĩ liên thông, chuyên tu (hệ 4 năm), điều dưỡng trung cấp, hộ sinh trung cấp, y sĩ theo định hướng tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu.Dự án có quy mô nhỏ, chủ yếu hỗ trợ kỹ thuật và hướng tới vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự án Hỗ trợ Y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ sử dụng nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới với kinh phí 75 triệu USD từ 2010 đến 2015 tại các tỉnh Bắc Trung Bộ. Phần lớn nguồn vốn để hỗ trợ xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho các bệnh viện và trung tâm y tế huyện. Bên cạnh đó, dự án có một tiểu hợp phần hỗ trợ mua sắm thiết bị, phương tiện giảng dạy và đào tạo giảng viên cho trường Đại học Y khoa Vinh và 4 trường cao đẳng, trung cấp Y tế ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Dự án có một hợp phần hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế trong vùng như: Đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 cho bệnh viện tỉnh và cơ sở y tế tuyến huyện; đào tạo bác sĩ chuyên tu hệ 4 năm các cơ sở y tế tuyến huyện; đào tạo ngắn hạn về lâm sàng, quản lý và dịch vụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa ở việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)