Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát Chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoàng mai (Trang 48 - 51)

2. Kết cấu của luận văn:

1.2. Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát Chi NSNN tại KBNN

1.2.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát Chi NSNN

khoản chi của đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình kiểm soát chi. Mức chi thực tế của từng nội dung chi không được vượt quá định mức chi đối với nội dung đó.

Hợp đồng mua sắm tài sản công là cơ sở để KBNN kiểm soát các khoản chi về mua sắm tài sản, xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn tài sản cố định.Giá trị hợp đồng, hiệu lực hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng… là căn cứ để KBNN thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Những hợp đồng có giá trị lớn phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu theo các quy định hiện hành.

1.2.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát Chi NSNN tại KBNN KBNN

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

a.Điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia

Điều kiện KT – XH của quốc gia là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình kiểm soát. Tùy điều kiện KT - XH của đất nước và mục tiêu phát triển của từng thời kỳ nhất địnhmà nguồn NSNNcũng thay đổi. Mặt khác, tùy theo tình hình kinh tế xã hội Nhà nước sẽ có những thay đổi về chính sách đối với Chi NSNN dẫn đến cơ chế kiểm soát thanh toán cũng phải sửa đổi theo.

b.Hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước

Hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát chi. Ngược lại, cơ chế chính sách và các văn bản luật về quản lí chi NSNN thường xuyên thay đổi, thiếu đồng bộ, chồng chéo, không sát với thực tế sẽ dẫn đến khó khăn cho KBNN trong kiểm soát chi. Hệ thống pháp

luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Từ đó cơ chế kiểm soát chi NSNN cũng phải được cải tiến cho phù hợp với pháp luật.

c. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan

Sự phối hợp giữa cáccơ quan QLNN liên quan có vai trò quan trọng trong công tác phối hợp, tham mưu cho KBNN trong kiểm soát chi. Trong quá trình quản lý chi NSNN cần phảicó sự phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý nguồn NSNN của cơ quan có liên quan để làm việc có hiệu quả hơn. Sự phân công sẽ giúp các đơn vị biết được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình cần làm là gì để từ đó tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ do mình quản lý, tránh được sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ.Nâng cao ý thức tự giác của các cơ quan QLNN trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.

d. Các đơn vị sử dụng nguồn NSNN

Ý thức chấp hành của đơn vị sử dụng Ngân sách là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới kiểm soát chi NSNN. Vì nếu ý thức chấp hành không tốt sẽ dẫn tới những thiếu sót, sai phạm trong việc sử dụng nguồn NSNN. Vì vậy cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của các đơn vị sử dụng, để cho họ thấy rằng họ cũng có vai trò và trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn NSNN.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

a. Quản lý nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước quận

Nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước quận là một yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến việc kiểm soát chi. Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm soát chi có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ là một điều không dễ. Để làm được điều này thì công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm soát chi và cán bộ kế cận là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi. Việc bố trí, luân chuyển cán bộ kiểm soát chi không đúng quy trình sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn. Công tác đãi ngộ cán bộ kiểm soát chi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi, chính sách đãi ngộ tốt sẽ tạo động lực cho cán bộ kiểm soát chi và đồng thời giúp giảm tiêu cực trong hoạt động kiểm soát, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ kiểm soát.

b. Trang thiết bị cơ sở vật chất- kỹ thuật

Một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm soát chi NSNN đó là trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng công nghệ hiện đại. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác kiểm soát chi sẽ rút ngắn được thời gian xử lý, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho cải cách quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả hơn.Do đó, việc xây dựng một cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ hoàn chỉnh cho toàn bộ hệ thống KBNN quận là một đòi hỏi tất yếu.

c. Kiểm soát nội bộ của Kho bạc Nhà nước quận

Kiểm soát nội bộ của Kho bạc Nhà nước có một vai trò quan trọng trong mục tiêu kiểm soát chi NSNN. Bởi kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho cán bộ có thể kiểm tra, rà soát lại các khoản chi chưa đúng, chưa chính xác từ đó có thể hoàn thiện, bổ sung cho đúng theo quy định của pháp luật.

d. Sự phối hợp của Kho bạc Nhà nước quận và các cơ quan liên quan

Sự phối hợp của KBNN quận với các cơ quan liên trong công tác kiểm soát chi NSNN được thể hiện qua việc tham mưu của KBNN quận đối với chính quyền địa phương trong công tác phân bổ, điều chỉnh kế hoạch nguồn NSNN hàng năm.Mặt khác, sự phối hợp với cơ quan liên quan như phòng Tài chính quận..còn thể hiện trong các công tác tham mưu, phân bổ dự toán, đôc đốc giải ngân, quyết toán vốn, tuyên truyền, tập huấn các văn bản chế độ, chính sách mới đến các đơn vị SDNS,Chủ đầu tư. Từ đó, giúphọnâng cao

nhận thức trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoàng mai (Trang 48 - 51)