CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Đối với KBNN
Thứ nhất, cơ chế một cửa. Trên nền tảng Quy chuẩn giao dịch “một
cửa” của Chính phủ ban hành, kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, theo giải pháp của tác giả, kiến nghị KBNN ban hành cơ chế giao dịch “một cửa” để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.
Thứ hai, sửa đổi biểu mẫu, tinh giảm thủ tục hành chính. Điểu chỉnh
sửa đổi, ghép các biểu mẫu chứng từ thành toán. Kiến nghị KBNN xem xét nghiên cứu, trình Bộ tài chính và ban hành để các đơn vị cơ sở thực hiện thuận lợi, giảm bớt thủ tục, tiết kiệm thời gian, công việc cho đơn vị, chủ đầu tư nhà thầu và công tác kiểm soát chicủa Kho bạc nhằm tăng cường tiến độ xử lý chứng từ cho đơn vị, tốc độ giải ngân cho Chủ đầu tư đảm bảo tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, kéo dài thời gian thanh toán vốn thuộc kế hoạch năm trước.
Kiến nghị phương thức kéo dài thanh toán thuộc kế hoạch năm trước sau thời điểm khóa sổ quyết toán 31/01 của năm sau, mà kế hoạch vốn còn lại (sau 31/01) chưa thanh toán hết bởi tiến độ triển khai thực hiện chậm do khách quan thì được phép chuyển nhiệm vụ chi sang năm sau thực hiện, có nghĩa được hiểu như vốn bổ sung của năm sau. Nếu được như thế sẽ dễ dàng cho việc theo dõi quản lý tình hình giải ngân, số liệu, đồng thời phù hợp với số liệu hạch toán trên TABMIS đảm bảo số liệu đơn giản khi đối chiếu, thuận lợi trong việc tổng hợp lập báo cáo tình hình hoạt động và hiệu quả quyết toán
vốn năm, giảm thiểu đáng kể các biểu mẫu và tiêu chí khi lập báo cáo.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin, báo cáo. Kiến nghị cần thiết kế
chương trình phần mềm giao diện liên kết giữa hai chương trình ĐTKB-LAN và KTKB-LAN. Trọng tâm của vấn đề là phải xây dựng hệ thống thông tin nhanh nhạy, ổn định từ trung ương đến cơ sở, đủ sức truyền tải hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý điều hành. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Hiện nay KBNN đã và đang triển khai chương trình Tabmis trên toàn hệ thống nhằm xây dựng và hoàn thiện một chương trình quản lý nghiệp vụ với việc kết nối mạng trong toàn hệ thống, song chương trình này mới xây dựng trên nền tảng công tác kế toán chưa kết nối được với chương trình kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ NSNN dẫn dến nhập liệu trên hai chương trình khác nhau sẽ có sự thiếu thống nhất, thiếu chính xác, mất thời gian. Trước mắt sửa đổi nâng cấp chương trình ĐTKB_LAN và tiến tới triển khai nâng chương trình ĐTKB_WAN. Sau đó KBNN tiếp tục hoàn thiện chương trình kiểm soát chiđầu tư XDCB từ nguồn NSNN kết nối với TABMIS giúp cho việc kiểm soát được chặt chẽ và hiệu quả, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa công nghệ của KBNN.
Tiếp tục hoàn thiện, thống nhất chế độ báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất, tạo điều kiện cho các đơn vị cấp dưới chủ động trong công tác báo cáo, số liệu báo cáo sẽ được chính xác hơn, và thời gian báo cáo sẽ nhanh hơn, qua đó tập trung nhiều thời gian hơn nữa cho công tác kiểm soát chi. Tăng cường công tác thông tin, báo cáo từ KBNN cơ sở, đặc biệt là phản ánh kịp thời những tồn tại, vướng mắc từ thực tế. Từ đó có các cơ chế quản lý, điều hành chung, phù hợp để KBNN địa phương thực hiện, tránh việc xử lý mang tính chất tình huống, cục bộ nhưng không giải quyết triệt để, dứt điểm các tồn tại phát sinh.
KẾT LUẬN
Kiểm soát chi NSNN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Kho bạc Nhà nước. Đây là một lĩnh vực rất phức tạp liên quan tới nhiều cơ quan, được thực hiện một cách kỷ cương, kỷ luật trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, triển khai ở nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, có ý nghĩa to lớn về lý luận và thực tiễn. Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, hình thành và phát triển phương thức quản lý theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các cơ chế, chính sách mới đang trong quá trình hình thành, điều chỉnh và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế khách quan. Chính vì vậy, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với kiểm soát chi NSNN là nhu cầu khách quan của nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi này.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc Hoàng Mai”. Luận văn đã đề cập được một số nội dung về lý luận và thực tiễn sau đây:
Thứ nhất, Hệ thống hóa có bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa học về chi
NSNN, kiểm soát Chi từ ngân sách nhà nước và quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Ở đây đã luận giải những vấn đề căn bản như khái niệm, vai trò, nguyên tắc, nội dung cũng như quy trình của kiểm soát chi thường xuyên NSNN và chi đầu tưXDCB từ NSNN qua KBNN.
Thứ hai, tổng kết kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN của một số quận
huyện trên địa bàn Hà Nội, từ đó rút ra vấn đề cần nghiên cứu cho kiểm soát chi NSNN nói chung và trực tiếp ở quận Hoàng Mai.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng về kiểm soát chi NSNN qua
KBNN Hoàng Mai trong những năm gần đây cho thấy những hạn chế trong thực tiễn, đồng thời xác định nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN Hoàng Mai.
Thứ tư, Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm tăng cường
kiểm soát chi qua KBNN Hoàng Mai trong thời gian tới như sau:
Một là, hoàn thiện bộ máy, đào tạo cán bộ kiểm soát chi qua KBNN
Hoàng Mai
Hai là, hoàn thiện công cụ kiểm soát chi.
Ba là, hoàn thiện thực hiện quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN
Hoàng Mai
Bốn là, các giải pháp khác như tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ
thuật công nghệ, công tác kiểm soát nội bộ
Đồng thời đưa ra kiến nghị đối vớiChính phủ và Bộ Tài chính, KBNN nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đã được đề xuất.
Những giải pháp nêu trên sát thực với tình hình thực tế tại KBNN Hoàng Mai và có giá trị thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để các giải pháp có tính khả thi đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, tổ chức một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương.
Là luận văn thạc sỹ, tuy đã có sự đầu tư thời gian công sức và có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Tôi vô cùng trân trọng biết ơn về sự thông cảm đối với những sai sót của luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Xuân, 2011.Quy trình kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua KBNN: Những đề xuất và giải pháp.Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc
gia,số 110.
2. Nguyễn Duy Phương , 2011.Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB: Kết quả và kiến nghị. Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (Kho bạc nhà nước) số 108.
3.Phạm Thanh Bình, 2013. Triển khai thực hiện cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện vận hành TABMIS.Tạp chí Quản lý Ngân quỹ
Quốc gia, số 138.
4.Đỗ Thị Thu Trang ,2012. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên qua Kho bạc nhà nước Khánh Hòa.Luận văn thạc sĩ.chuyên ngành Tài
chính - Ngân hàng
5. Dương Thị Ánh Tiên , 20112. Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước Tỉnh Quảng Ngãi.Luận văn
thạc sĩ.Trường Quản trị kinh doanh.
6. Vũ Huy Phong , 2011. Quản lý vốn đầu tư XCB từ NSNN trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sĩ .Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
7. Quốc Hội, 2002, Luật Ngân sách Nhà nước, số 01/2002/QH11, Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2002.
8.Quốc Hội ,2003.Luật xây dựng,số 16/2003/QH11. Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2003.
9. Quốc Hội , 2013.Luật đầu thầu,số 43/2013/QH13. Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2013.
tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
11. Chính Phủ (2010), Nghị định 207/2013/NĐ-CPngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
12. Chính Phủ (2015), Quyết định 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ tài chính.
13. Bộ Tài chính (2015), Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/07/2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
14. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 113/2008/TT-BTCngày 27/11/2008 về
quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN.
15. Bộ Tài chính (2003), Luật NSNN (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội..
16. KBNN, Công văn số 507/KBNN-THPCngày 22/3/2013 hướng dẫn thực
hiện Thông tư số 113/2008/TT-BTC về quản lý, kiểm soát CKC NSNN qua KBNN.
17. KBNN (2015), Quyết định số 695/QĐ-KBNN ngày 16/07/2015 của Tổng giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh.
18. KBNN (2000), Cẩm nang kiểm soát chiNSNN qua KBNN, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
19. KBNN (2008), Hệ thống các văn bản về hoạt động KBNN, tập XV, XVI, Nxb Tài chính, Hà Nội.
20. KBNN, Quyết định 282/QĐ-KBNN của Tổng giám đốc KBNN ngày
20/04/2012 về việc quy trình thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư qua hệ thống KBNN.
21. Báo cáo quyết toán ngân sách Hoàng Mai các năm 2014 -2017
22. KBNN Hoàng Mai (2014 - 2017), Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Hoàng Mai.
23. Phòng tài chính quận Hoàng Mai, Báo cáo quyết toán NSNN quận Hoàng Mai (2014-2017).