Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoàng mai (Trang 91 - 96)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng công tác Kiểm soát Chi tại KBNN Hoàng Mai

3.3.4 Nguyên nhân tồn tại

3.3.4.1. Nhóm nhân tố bên trong

Nhóm nhân tố bên trong bao gồm năng lực quản lý của người lãnh đạo, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ KBNN, tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ và công nghệ quản lý của KBNN Hoàng Mai.

a/. Năng lực của lãnh đạo KBNN Hoàng Mai

Năng lực của lãnh đạo có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý, điều hành hoạt động của KBNN.Lãnh đạo Kho bạc phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ thật vững chắc đồng thời phải có đạo đức, liêm chính trong nghề nghiệp, tận tụy với nhân viên. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, đề ra chính sách không phù hợp với thực tế thì việc quản lý, kiểm soát chi NSNN sẽ không tốt, dễ gây thất thoát, lãng phí NSNN và ngược lại.

Thời gian qua lãnh đạo của KBNN Hoàng Mai đã đề ra kế hoạch triển khai công việc một cách hợp lý, rõ ràng tạo nên một tổ chức hoạt động có hiệu quả, phân công trách nhiệm đối với từng cá nhân, bộ phận, giải quyết công việc một cách triệt để.

b/. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ KBNN Hoàng Mai

Nhân tố này là yếu tố quyết định hiệu quả công tác kiểm soát các khoản chi NSNN. Nếu năng lực chuyên môn cao sẽ loại trừ được sai lệch trong việc

cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng từ của đối tượng sử dụng vốn NSNN. Điều này thể hiện ở năng lực phân tích, xử lý các thông tin được cung cấp, giám sát, đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu người cán bộ KBNN không làm tốt công tác này, không phát hiện được sai lệch trong quá trình kiểm soát sẽ gây thất thoát, lãng phí trong việc thanh toán các khoản chi NSNN và ngược lại.

Những cán bộ làm công tác kiểm soát chi tại KBNN Hoàng Mai trong thời gian qua cũng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định, đã từ chối nhiều khoản chi sai với số tiền khá lớn, góp phần hạn chế thất thoát NSNN. Bên cạnh đó, đa số cán bộ làm công tác kiểm soát chi đều là những người làm việc lâu năm, nắm vững nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý hồ sơ, chứng từ. Tuy nhiên, khối lượng công việc hàng ngày là rất lớn nên số cán bộ làm công việc kiểm soát phải ngày càng tăng, đa số là cán bộ trẻ, mới vào làm. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trình độ chuyên môn giữa các cán bộ chưa đồng đều, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ giữa các cán bộ để công việc được hoàn thành tốt hơn.

c/. Chế độ chính sách trong việc quản lý, kiểm soát chi NSNN

Chế độ chính sách phải mang tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, đảm bảo quản lý chặt chẽ không có kẽ hở để tránh thất thoát tài sản Nhà nước.Đồng thời, chế độ chính sách phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện.

Trong lĩnh vực chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có rất nhiều văn bản, quy trình, nghiệp vụ…luôn luôn thay đổi nên việc thực hiện, kiểm tra, kiểm soát gặp khó khăn. Tuy nhiên, với sự cải tiến của công nghệ thông tin nên các chế độ chính sách trong việc kiểm soát chi được cán bộ cập nhật

liên tục, kịp thời hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản, chế độ chính sách của Nhà nước không đầy đủ, thiếu đồng bộ và thường xuyên thay đổi dẫn đến việc kiếm soát chi khó áp dụng nhanh chóng, ảnh hưởng công tác kiếm soát Chi NSNN.

d/. Về quy trình nghiệp vụ

Quy trình nghiệp vụ là một trong những mắt xích quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kiểm soát chi NSNN. Vì vậy quy trình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ thời hạn giải quyết công việc, quy định rõ trình tự công việc phải làm của lãnh đạo và cán bộ quản lý một cách khoa học, thực tiễn. Việc có quá nhiều quy trình cũng gây khó khăn cho cán bộ kiểm soát và cho đơn vị, chủ đầu tư .

Hiện nay, các quy trình đều được niêm yết công khai tại KBNN Hoàng Mai. KBNN Hoàng Mai có tổ chức các buổi hướng dẫn quy trình thanh toán cho các đơn vị, các chủ đầu tư, để từ đó tìm ra biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên một bộ phận khách hàng cũng không nắm được đầy đủ, chắc chắn quy trình dẫn đến công việc không được nhanh chóng, suôn sẻ.

e/. Ứng dụng công nghệ hiện đại

Việc áp dụng công nghệ hiện đại trong công tác kiểm soát chi NSNN cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kiểm soát chi NSNN, như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát đã giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đồng thời việc trao đổi văn bản, nghiệp vụ giữa các bộ phận trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo nhanh chóng, chính xác và thống nhất về mặt số liệu tạo tiền đề cho những cải tiến quy trình nghiệp vụ một cách hiệu

quả hơn. Chính vì vậy, công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN.

Hiện nay, KBNN Hoàng Mai cũng đã nâng cấp, mua sắm các trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm soát được dễ dàng hơn nhu các cán bộ đều được trang bị các máy tính có chất lượng cao, máy in đời mới, máy photocopy, máy fax hiện đại. Mặt khác, phòng tin học có nhiều cán bộ am hiểu về tin học, trình độ chuyên môn cao, hỗ trợ cho hệ thống thông tin toàn Kho bạc được tốt hơn. Bên cạnh đó, cán bộ KBNN Hoàng Mai vẫn còn 1 số cán bộ lâu năm, nên không nắm bắt ứng dụng được công nghệ hiện đại nên dẫn đến công việc không được giải quyết một cách nhanh chóng.

3.3.4.2. Nhóm nhân tố bên ngoài

Bên cạnh những nhân tố bên trong, hiệu quả kiểm soát chi NSNN còn chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội của quận Hoàng Mai.

Quận Hoàng Mai là một quận được hình thành từ một phần của quận Hai Bà Trưng với đặc trưng là sản xuất công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nhẹ với huyện ngoại thành Thanh Trì sản xuất thực phẩm và đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, quận có điều kiện phát triển các khu dân cư mới và phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và hoạt động dịch vụ để hình thành cơ cấu kinh tế đa ngành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của quận.

Với đặc điểm mang tính chiến lược, Hoàng Mai đang từng bước nắm bắt những cơ hội, phát huy tiềm năng và lợi thế để tạo bước chuyển biến mạnh hơn về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và bền vững, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp-thương mại, dịch vụ du lịch-nông nghiệp đô thị

gắn với bảo vệ môi trường, trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của thành phố.

Để nền kinh tế của quận đạt được các mục tiêu đã đề ra, ta thấy được nhu cầu vốn quả thật không nhỏ, tuy nhiên quận Hoàng Mai vẫn có tiềm năng đáp ứng được nhu cầu này nếu thực hiện một số chính sách đổi mới như đa dạng hóa các hình thức tạo vốn, hình thành và phát triển thị trường vốn nhằm tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế và thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Đặc biệt cùng với sự gia tăng đáng kể về nhu cầu chi ngân sách trong giai đoạn 2010 – 2017 nhất thiết phải đi đôi với việc xây dựng và hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhằm triệt để tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng, đầu tư XDCB để tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, ổn định và lành mạnh hóa nền tài chính Quốc gia chống các hiện tượng tiêu cực và lạm phát. Chính vì vậy, việc kết hợp những mặt còn tồn tại trong thực trạng công tác cấp phát và kiểm soát chi giai đoạn 2015 - 2017 cùng với chiến lược phát triển kinh tế thành phố Hoàng Mai đến 2030 để đưa ra các giải pháp và kiến nghị tăng cường hiệu quả kiểm soát chi NSNN dưới những góc độ khác nhau nhằm khắc phục những hạn chế hiện nay, đồng thời đảm bảo cân đối thu chi NSNN trong tương lai.

CHƢƠNG 4:

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN TẠI KBNN HOÀNG MAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoàng mai (Trang 91 - 96)