Thực trạng kiểm soát tạm ứng vốnđầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoàng mai (Trang 76 - 82)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng công tác Kiểm soát Chi tại KBNN Hoàng Mai

3.3.2.1 Thực trạng kiểm soát tạm ứng vốnđầu tư

Đối với quy trình tạm ứng vốn, việc thực hiện các bước không có gì vướng mắc, thời gian quy định dành cho cán bộ kiểm soát chi 02 ngày và kế toán 1 ngày là hợp lý, sát đúng với tình hình công việc. Từ năm 2011, việc điều chỉnh tỷ lệ tạm ứng xuống còn tối đa 50% giá trị hợp đồng nên tỷ lệ tạm ứng đã ngày càng có xu hướng giảm dần.

Bảng 3.2: Số dự án đƣợc tạm ứng vốn đầu tƣ 2015 -2017 Tiêu chí 2015 2016 2017 Số dự án tạm ứng vốn (dự án) 142 87 76 Số vốn tạm ứng (tỷ đồng) 11 28 22 Số hồ sơ nộp tạm ứng (hồ sơ) 176 181 156 Số hồ sơ được chấp nhận tạm ứng (hồ sơ) 171 180 153

Nguồn: Báo cáo bộ phận kiểm soát chi, tổ Tổng hợp hành chính KBNN Hoàng Mai

Tuy nhiên, qua thực tế Chi đầu tư XDCB ở Kho bạc Nhà nước Hoàng Mai cho thấy nhiều vướng mắc trong quá trình xử lý cho từng công việc cụ thể:

- Thứ nhất, theo quy định hiện nay mức tạm ứng vốn tối đa 50% giá trị hợp đồng, mức tạm ứng vốn cao hơn phải được cấp quyết định đầu tư cho phép đối với những dự án cấp bách; việc quy định như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ đầu tư chủ động, linh hoạt xử lý cho các nhà thầu nhằm đảm bảo tiến độ thi công. Tuy nhiên, hầu như các Ban QLDA đều cho các nhà thầu tạm ứng ở mức tối đa, công việc chưa kịp triển khai đã giải quyết 50% vốn đầu tư xây lắp cho công trình, điều này có nghĩa sẽ tạo cho các nhà thầu dễ sử dụng vốn sai mục đích.

- Thứ hai, theo Thông tư 86/2011/TT-BTC về quản lý thanh toán vốn

đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư NSNN thì vốn tạm ứng bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giá trị thanh toán hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng, mức thu hồi tạm ứng do Chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận; chính điều đó, nhiều món chi tạm ứng hàng tỷ đồng, nhưng giá trị thu hồi tạm ứng cho từng đợt thanh toán có tính “nhỏ giọt” vài chục triệu, điều này cho thấy có sự móc nối giữa Chủ đầu tư và nhà thầu chiếm dụng vốn công trình, dự án. Một khi vốn bị chiếm dụng thì thường sử dụng

sai mục, kết quả giải ngân có thể đạt tỷ lệ cao song chưa chắc đạt hiệu quả của đồng vốn đầu tư và đó cũng là nguyên nhân chính làm cho số vốn dư tạm ứng luôn ở mức cao trên tài khoản tạm ứng của KBNN quận.

- Thứ ba, vốn tạm ứng trong năm áp dụng theo quy định của “Thông tư

108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chínhvề quyết toán chi NSNN về đầu tư XDCB” nếu chưa thu hồi tạm ứng trong năm thì chưa được quyết

toán. Hiện nay theo “Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 của

Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2010/NĐ-CP” đã

quy định khi điều chỉnh vốn do trượt giá thì phần vốn tạm ứng xây lắp sẽ không được tinh trượt giá, điều này cũng có nghĩa tuy chưa có khối lượng hoàn thành cụ thể xong được xem vốn tạm ứng như một khoản đã thanh toán, vì suy cho cùng về bản chất của sự việc được xem như một khoản được thực hiện theo phương thức “Thanh toán trước” do đã xác định rõ nội dung chi, mục lục NSNN và khi có khối lượng hoàn thành để thanh toán tạm ứng thì đó là “Kiểm soát sau”. Do đó, theo chế độ thì số vốn tạm ứng chi đầu tư XDCB đến trước thời điểm 31/01 năm sau được quyết toán chi NSNN vào năm kế hoạch, do số vốn này nếu không quyết toán vào năm đã rút quỹ NSNN sẽ không phản ánh được tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB, trong khi từ thực tế tỷ lệ số dự tạm ứng hàng năm đạt giá trị cao, việc này cũng đồng nghĩa nó không phản ánh đúng và chính xác việc cân đối NSNN vì chi thực sự là xuất quỹ ngân sách, còn thu hồi thực tế chỉ là chuyển khoản trên sổ sách, điều này gây khó khăn cho điều hành ngân sách.

- Thứ tư,kiểm soát chưa chặt chẽ nên dẫn đến những trường hợp sai sót

như: bộ phận kiểm soát chi và lãnh đạo đã duyệt hồ sơ thanh toán đầy đủ, nhưng cán bộ kiểm soát chi không phát hiện ra những sai sót trên chứng từ như: chữ ký trên chứng từ và chữ ký mẫu tại kho bạc không khớp, sai số tiền bằng số - bằng chữ ... Khi cán bộ kiểm soát chi chuyển chứng từ xuống tổ kế

toán, cán bộ kế toán phát hiện ra những sai sót trên và trả lại chứng từ cho bộ phận kiểm soát chi yêu cầu đổi lại. Vì vậy, việc chuyển tiền sẽ bị chậm về thời gian so với quy định.

3.3.2.2 Thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo khối lượng hoàn thành

Từ năm 2011 trở đi, Kho bạc Nhà nước quận không kiểm tra các dự toán của các đơn vị mà tập trung kiểm soát chặt chẽ khi thanh toán. Kho bạc Nhà nước Hoàng Mai đã tập trung vào việc kiểm tra, đối chiếu khối lượng thực hiện hoàn thành do Chủ đầu tư gửi đến với khối lượng ký kết trong hợp đồng hoặc đối chiếu định mức, đơn giá cho khối lượng thanh toán với đơn giá ghi trong hợp đồng với dự toán được duyệt, kiểm tra phần khối lượng đảm bảo đúng thực tế phát sinh, xác định đơn giá cho khối lượng phát sinh theo đúng nguyên tắc, chế độ và điều khoản của hợp đồng. Hàng năm, việc kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Hoàng Mai với số vốn rất lớn lên tới hàng trăm tỷ đồng, và lượng dự án khoảng 100-160 dự án.

Bảng 3.3: Tổng hợp thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản theo quý qua Kho bạc Nhà nƣớc Hoàng Mai giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

Tổng số

Trong đó: Lũy kế giá trị thanh toán theo từng quý

Quý I Quý II Quý III Quý IV

2015 532 26,6 47,88 85,12 271,32 2016 409 36,81 65,44 69,53 216,77 2017 325 22,75 78 91 133,25

Nguồn: Báo cáo Chi đầu tư XDCB hàng quý năm 2015-2017 KBNN Hoàng Mai

Theo bảng 3.3 cho thấy ngay từ tháng đầu năm đến hết quý I và II, tình hình thanh toán vốn XDCB không cao. Riêng khoảng thời gian quý IV và tháng 1 năm sau, khối lượng giải ngân là rất lớn. Tình hình giải ngân qua các năm có sự lặp đi lặp lại theo tính quy luật. Thật vậy, thường tháng 01 hàng năm phần lớn tập trung thanh toán cho kế hoạch năm trước có khối lượng nghiệm thu hoàn thành trước 31/12 và “thời hạn thanh toán đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau trừ các dự án được phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán”.

Trong quý I, Kho bạc Nhà nước Hoàng Mai chủ yếu thanh toán cho các khối lượng đã hoàn thành năm trước do chưa đủ vốn, tạm ứng, thanh toán cho các công trình, dự án mới tập trung vào các công tác chi phí tư vấn và đền bù GPMB, thanh toán cho xây lắp không nhiều, Các quý II,III lượng vốn thanh toán không cao, riêng quý I và quý IV lượng vốn thanh toán thường chiếm khoảng hơn 50% /tổng số vốn giải ngân. Đồng thời khi đến quý III thời tiết ở Hà Nội là giữa mùa mưa, mà đặc thù của công tác XDCB lại phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, thời gian này tiến độ thi công không đẩy nhanh được nên không có nhiều khối lượng nghiệm thu, thanh toán. Sang quý IV, là thời gian các công trình, dự án bước vào giai đoạn thi công nước rút, đẩy nhanh tiến độ để có khối lượng hoàn ứng và thanh toán cuối năm .Như năm 2015 quý I và quý IV giải ngân chiếm 56%/tổng số vốn giải ngân, năm 2016 là 62%; năm 2017 là 48% . Hàng năm , với tính chất của tiến độ giải ngân có tính quy luật như vậy nên công việc kiểm soát chi bận rộn nhất là quý IV và tháng 01 của năm sau, hồ sơ, chứng từ tập trung với khối lượng lớn (gần bằng khối lượng của 9 tháng đầu năm). Đây thực sự là một khó khăn rất lớn đối với công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB của Kho bạc Nhà nước Hoàng Mai. Lượng vốn dồn nhiều vào cuối năm và đầu năm tương đương với số lượng hồ sơ thanh toán cũng dồn nhiều vào cuối năm và đầu năm, từ đó gây áp lực lên cơ quan kiểm soát thanh toán vì số biên chế kiểm soát chi thì không thay đổi nhưng việc kiểm soát phải tăng lên gấp

nhiều lần, dẫn đến việc sai sót là không tránh khỏi. Vì vậy để đảm bảo kiểm soát chi chặt chẽ, đúng quy trình, chế độ và thời gian quy định, bộ phận kiểm soát chi đã phải tiến hành tăng thời gian làm việc (làm việc ngoài giờ, làm đêm) mới giải quyết kịp thời khối lượng công việc dồn nén vào cuối năm.

Cũng như trong kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư, việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cũng còn có nhiều vấn đề bất cập như trong bảng dưới đây.

Bảng 3.4: Lỗi trong kiểm soát thanh toán theo khối lƣợng tại KBNN Hoàng Mai

Dự án Lỗi trong kiểm soát thanh toán theo khối lƣợng

- Trường Mầm Non Hoàng Liệt - Trạm y tế phường Vĩnh Hưng

Hồ sơ bị vi phạm quy định thời gian 1-2 ngày do Chủ đầu tư chưa tuân thủ quy trình

Nhà hội họp KDC số 13 phường Tương Mai

Cán bộ kiểm soát chi không lập thông báo từ chối thanh toán

- San ủi mặt bằng trung tâm hành chính quận.

- Trụ sở UBND phường Mai Động

Không làm phiếu giao nhận giữa Chủ đầu tư và cơ quan KBNN trong việc giao nhận chứng từ

- Cải tạo trường TH Lĩnh Nam Kiểm soát chứng từ thanh toán còn có những sơ hở, để xảy ra sai sót

-- Trung tâm văn hóa phía Đông - Trường Trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ

Cán bộ kiểm soát chi không phát hiện được sai sót của các Chủ đầu tư đến khi chuyển hồ sơ thanh toán xuống kế toán phát hiện

Những lỗi nêu trên trong kiểm soát thanh toán theo khối lượng là do cán bộ kiểm soát chi còn sơ sài,chưa có tinh thần tự giác, trách nhiệm với công việc, do việc thanh toán thường quá tải vào cuối năm. Mặt khác, nguyên nhân này chủ yếu do việc giao và điều chỉnh dự toán các dự án diễn ra còn chậm, các Chủ đầu tư không chủ động được trong khâu thanh toán; một số dự án tập trung thi công vào đầu quý 2 và phải đến cuối năm mới có khối lượng nghiệm thu đề nghị thanh toán; các Chủ đầu tư thường không chủ động thanh toán sớm, đến cuối năm các Ban ngành đôn đốc thì các Chủ đầu tư mới tiến hành thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoàng mai (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)