Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoàng mai (Trang 84 - 91)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng công tác Kiểm soát Chi tại KBNN Hoàng Mai

3.3.3 Đánh giá chung

3.3.3.1. Kết quả đạt được

a. Trong Kiểm soát Chi thường xuyên

Bảng 3.6: Kết quả kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN Hoàng Mai giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng; %

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Chấp nhận

chi 923.07 99.87 1104.92 99.92 1231.2 99.95 Từ chối chi 137.93 0.13 96.08 0.08 64.8 0.05

Tổng chi 1.061 100 1.201 100 1.296 100

(Nguồn: KBNN Hoàng Mai)

Qua biểu số liệu trên ta thấy trong vòng 3 năm (2015 - 2017) Kho bạc Nhà nuớc Hoàng Mai đã kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN và đã từ chối thanh toán hàng chục các khoản chi của các đơn vị do chưa đầy đủ hồ sơ, thủ tục, sai định mức chi theo quy định với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt do chấp hành nghiêm túc luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật nên công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nuớc Hoàng Mai bước đầu đã góp phần làm thay đổi hành vi chi tiêu, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật tài chính của đối tượng thụ hưởng ngân sách. Kết quả là, số món và số tiền từ chối thanh toán ngày càng giảm.

Kết quả này được phản ánh cụ thể qua công tác kiểm soát từng khoản chi thanh toán.

Bảng 3.7: Số khoản chi KBNN Hoàng Mai từ chối thanh toán giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị: Tỷ đồng; Món

Nội dung

Năm 2015 Năm 2015 Năm 2017 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Chi nghiệp vụ chuyên môn 21 35.93 14 38.43 9 28.2 Chi mua sắm, sửa chữa 11 102 8 57.65 7 36.6 Tổng chi 32 137.93 22 96.08 16 64.8

(Nguồn: Kho bạc Nhà nước Hoàng Mai)

Từ bảng số liệu trên, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

(1)Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn

Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn năm 2015 số món bị từ chối là 21 món với số tiền 35.93 tỷ đồng; năm 2016 số món bị từ chối là 14 món với số tiền 38.43 tỷ đồng, giảm 7 món so với năm 2015; năm 2017 số món bị từ chối là 9 món với số tiền 28.2 tỷ đồng, giảm 5 món so với năm 2015. Nguyên nhân là do hồ sơ, chứng từ của các đơn vị chưa đầy đủ hoặc chi sai chế độ, định mức. Ta có thể thấy số món và số tiền bị từ chối thanh toán ngày càng giảm dần qua các năm.

(2)Các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định

Tuy đây là khoản chi chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước, nhưng nó lại là khoản chi thường xuyên rất khó kiểm

soát, có khoản chi còn chưa có tiêu chuẩn, định mức tạo điều kiện cho các hiện tượng gian lận, cán bộ Kho bạc Nhà nước không có căn cứ để kiểm tra ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm soát chi.

Năm 2015 Kho bạc Nhà nuớc Hoàng Mai đã từ chối 13 món với số tiền 266 triệu đồng; năm 2014 số món bị từ chối là 11 món với số tiền 232 triệu đồng, giảm 2 món so với năm 2013; năm 2015 số món bị từ chối là 8 món với số tiền 164 triệu đồng, giảm 3 món so với năm 2014; năm 2016 số món bị từ chối là 7 món với số tiền 117 triệu đồng, giảm 1 món so với năm 2015. Như vậy số món và số tiền bị Kho bạc Nhà nuớc Hoàng Mai từ chối thanh toán do sai hồ sơ, không đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp lệ ngày càng giảm.

Như vậy, các năm qua ngoài việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, Kho bạc Nhà nuớc Hoàng Mai đã chủ động cùng cơ quan tài chính yêu cầu các đơn vị thụ hưởng ngân sách cắt giảm 10% chi thường xuyên, kết quả là đã giảm chi được một lượng lớn cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, Kho bạc Nhà nuớc Hoàng Mai đã thực hiện nhất quán chủ trương tạm dừng mua sắm xe ô tô, các loại tài sản có giá trị lớn, sửa chữa lớn tài sản cố định của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát theo chủ trương của Chính phủ.

b. Trong Kiểm soát Chi thanh toán vốn đầu tư xây dựng

Do tổ chức tốt công tác quản lý, phối hợp quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư trên địa bàn nên tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB trên địa bàn hàng năm đều ở mức tương đối cao, trung bình hàng năm tỷ lệ giải ngân vốnđầu tư XDCB so với kế hoạch vốn được giao đều đạt trên 90%. Tỷ lệ giải ngân là một chỉ tiêu đánh giá rất quan trọng của công tác kiểm soát chi hàng năm, tỷ lệ này thể hiện sự vận hành trơn tru của bộ máy kiểm soát chi, sự quan tâm chỉ đạo của đội ngũ lãnh đạo và sự nỗ lực của cán bộ làm công tác

kiểm soát chi và cả sự phối kết hợp giữa các bộ phận liên quan trong công tác kiểm soát chi.

Bảng 3.8: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn Hoàng Mai giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: tỷ đồng

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Kế hoạch vốn Vốn thanh toán % so với KHV Kế hoạch vốn Vốn thanh toán % so với KHV Kế hoạch vốn Vốn thanh toán % so với KHV NSĐP 617 532 86,22 470 409 87,02 357 325 91,04

Nguồn: Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm bộ phận kiểm soát chi KBNN Hoàng Mai

Mặt khác, hơn 10 năm thực hiện việc chia tách quận, KBNN Hoàng Mai đã tiến hành kiểm tra và thanh toán vốn đầu tư theo đúng chế độ. Từ đó, đã góp phần hạn chế những thất thoát, lãng phí sử dụng vốn đầu tư của ngân sách. Các khoản chi đều được kiểm soát để xác định chính xác số được thanh toán. Đồng thời qua đó cùng với các cấp, các ngành tạo lập, củng cố trật tự, kỷ cương trong việc chấp hành chế độ qui định trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Kết quả trong thời gian 2011-2015, KBNN Hoàng Mai đã phát hiện và từ chối thanh toán nhiều trường hợp chi sai định mức, đơn giá, nhiều khối lượng không có trong dự toán, giá trúng thầu được duyệt.

Bảng 3.9: Tỷ lệ tiền vốn đầu tƣ XDCB bị từ chối thanh toán Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Số dự án Kế hoạch vốn (Tỷ đồng) Thanh toán khối lƣợng hoànthành (Tỷ đồng) Số tiền từ chối thanh toán (Tỷ đồng) Tỷ lệ số tiền bị từ chối so với số tiền thanh Toán 2015 532 617 521 4,22 0,81% 2016 554 470 381 2,55 0,67% 2017 375 357 303 2,15 0,71%

Nguồn: Báo cáo tình hình kiểm soát chi vốn đầu tư hàng năm KBNN Hoàng Mai

Bảng 3.9 cho ta thấy, tỷ lệ từ chối thanh toán đã ngày một giảm dần, điều đó chứng tỏ việc tăng cường các biện pháp trong kiểm soát chi đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước Hoàng Mai đã phát huy được tác dụng tăng cường kỷ cương, trật tự trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, các đơn vị Chủ đầu tư đã từng bước đi vào nề nếp, tránh được những vi phạm trong quản lý vốn.

Hơn nữa, thông qua công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước đã góp phần nâng cao tính chính xác trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án, dự toán, công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, quá trình thực hiện, thanh toán, quyết toán vốn công trình, dự án đầu tư XDCB của các cấp, các ngành.

Trong quá trình hoạt động và phát triển, KBNN Hoàng Mai luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã được Bộ Tài chính, UBND Thành Phố,KBNN, KBNN Hà Nội và UBND Quận ghi nhận. Với những thành tích đã đạt được KBNN Hoàng Mai đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba giai đoạn 2002-2004; Cờ thi đua của UBND thành phố Hà Nội năm 2010, 2013, Năm 2016-2017 được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính cho Tập thể lao động xuất sắc. Đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2012-2015 do UBND Quận Hoàng Mai tặng giấy khen và nhiều phần thưởng cao quý khác tặng cho tập thể và cá nhân đã hoàn thành xuất sắc tốt nhiệm vụ, gương người tốt việc tốt, trả lại tiền thừa cho khách hàng…

3.3.3.2 Những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất,quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi được thực

hiện tại KBNN Hoàng Mai trên thực tế còn chưa thực sự đáp ứng đúng yêu cầu của KBNN.

Theo Quyết định số 1116/2009/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của KBNN thì quy trình một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên có sự phân tách nhiệm vụ giữa kế toán kiểm soát chi và kế toán thanh toán.Thực tế tại KBNN Hoàng Mai thì kế toán kiểm soát chi kiêm nhiệm luôn công tác kế toán thanh toán.

Mặt khác, quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN vẫn chưa hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc một cửa, cụ thể là đối với các khoản chi bằng tiền mặt.Bởi đối với những khoản chi này, đơn vị sử dụng NSNN gửi chứng từ đến kế toán viên, nhưng nhận lại một liên chứng từ lại là từ bộ phận kho quỹ.Như vậy tức là đầu vào ở cửa này và đầu ra ở cửa khác, tức là đã gửi và nhận kết quả qua hai cửa chứ không phải một cửa.

các hồ sơ tài liệu. Hồ sơ, tài liệu của một số công trình (thường là các hồ sơ giao nhận vào cuối năm) còn chưa đầy đủ, ví dụ hợp đồng xây dựng chỉ có chữ ký của các bên tham gia nhưng chưa có dấu.

Cán bộ kiểm soát chi đầu tư trong nhiều trường hợp chưa kiểm soát hết tài liệu do Chủ đầu tư gửi đến, nhiều tài liệu chưa đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. Chủ đầu tư vì vậy phải giao nhận nhiều lần (ngay cả đối với những tài liệu ban đầu được quy định chỉ gửi 1 lần). Điều này gây ra hiện tượng hồ sơ công trình bị thiếu, lẫn tài liệu, khó khăn cho công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ công trình.

Thứ ba,Kiểm soát hồ sơ, chứng từ còn có những vướng phải những sai

sót do sự kiểm soát chưa chặt chẽ như sai sót trên chứng từ: sai chữ ký đã đăng ký tại Kho bạc, sai số tiền bằng số - bằng chữ ...

Việc tuân thủ quy trình đôi khi còn chưa chặt chẽ như việc hồ sơ, chứng từ bị quá thời gian theo quy định 1-2 ngày, hoặc việc giao nhận hồ sơ chứng từ nhưng không lập phiếu giao nhận giữa khách hàng và cơ quan Kho bạc Nhà nước.

Việc từ chối thanh toán theo quy định thì phải lập thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ trình giám đốc Kho bạc Nhà nước Hoàng Mai ký và gửi khách hàng, tuy nhiên còn những trường hợp cán bộ kiểm soát chi không lập thông báo này.

Thứ tư,Hiện nay, tùy theo từng loại hình thức chi, KBNN áp dụng từng

quy trình khác nhau cho mỗi hình thức chi khác nhau. Điều đó gây khó khăn cho các đơn vị trong việc làm hồ sơ, chứng từ để được thanh toán. Thực tế có quá nhiều quy trình, quy định trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên như: quy trình kiểm soát cấp tạm ứng, cấp thanh toán, chi bằng tiền mặt, chi bằng chuyển khoản, thanh toán vốn trong nước, vốn ngoài nước, vốn từ Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương…Thực chất các

quy trình nói trên có nội dung cơ bản giống nhau hoặc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó KBNN nên hạn chế, thu gọn lại, tạo thuận lợi cho các đơn vị trong việc thực hiện thanh toán, giao dịch với Kho bạc

Thứ năm, Công tác kiểm soát chi chưa áp dụng được ngay, một cách thuần thục khi có văn bản mới về việc thay đổi nội dung kiểm soát chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoàng mai (Trang 84 - 91)