CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.3 Giải pháp hoàn thiện thực hiện quy trình kiểm soát chiNSNN
KBNN Hoàng Mai
a. Giải pháp hoàn thiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ ban đầu
Để quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi NSNN được hiệu quả và phù hợp với hoạt động nghiệp vụ, khắc phục được những vướng mắc phát sinh qua quá trình triển khai thực hiện, theo tôi cần thực hiện các giải pháp sau:
Cải tiến mô hình giao dịch „một cửa‟ trong kiểm soát chi từ nguồn NSNN cũng là một trong những mục tiêu nhằm cải cách thủ tục hành chính. Giao dịch “một cửa” tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch chấp hành đúng chính sách, chế độ, phòng ngừa và ngăn chặn các hiện tượng gây phiền hà, sách nhiễu đối với khách hàng giao dịch; thực hiện minh bạch và phát huy tính dân chủ, giám sát của khách hàng với hoạt động của KBNN. Để đáp ứng mục tiêu đó cần cải tiến mô hình giao dịch “một cửa” theo hướng khách hàng đến giao dịch trực tiếp với một cán bộ nghiệp vụ trực tiếp quản lý đơn vị, dự án. Cán bộ nghiệp vụ này có trách nhiệm trực tiếp quản lý hồ sơ, xử lý nghiệp vụ, luân chuyển chứng từ trong nội bộ Kho bạc, trả kết quả khách hàng. Với mô hình này khách hàng sẽ rất nhanh nắm được hồ sơ đã hợp lệ, hợp pháp
hay chưa, còn thiếu điều kiện gì để được thanh toán. Thời gian giao dịch, số lần đi lại sẽ ít hơn, công tác thanh toán sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
KBNN cần từng bước thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục không cần thiết trong công tác kiểm soát chi, giảm thời gian kiểm soát chi. Kiến nghị, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung nội dung các quy định chế độ cho phù hợp với tình hình thực tế để công tác quản lý ngày càng đơn giản về thủ tục nhưng phải chặt chẽ về pháp lý, hạn chế tối đa những kẽ hở tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong NSNN. Từng bước hiện đại hoá công nghệ, quy trình nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành.
Tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO:2008 trong hoạt động thực hiện chức năng quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Để phát huy tính ưu việt của hệ thống quản lý chất lượng rất cần sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo, sự hiểu biết trong thực thi tốt nhiệm vụ của công chức để việc áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của cơ quan KBNN thực sự có hiệu quả, góp phần đắc lực đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính, hướng tới phục vụ khách hàng một cách công khai, đúng đắn và hiệu quả, xóa bỏ quy định gây phiền hà cho cá nhân và tổ chức.
b. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chứng từ
- Phát hiện kịp thời về các khoản chi sai, chi không đúng định mức, tiêu chuẩn quy định... Khi phát hiện sai sót, cán bộ kiểm soát chi phải kịp thời trao đổi, hướng dẫn, thảo luận với đơn vị để có thể làm lại chứng từ. Điều này đòi hỏi cán bộ kiểm soát chiphải có tinh thần trách nhiệm cao, kỹ năng giao dịch và trình độ chuyên môn phải thật tốt, tránh được sự hiểu nhầm sách nhiễu, vụ lợi...
- Thực hiện xử lý chứng từ chính xác theo đúng chế độ quy định, giảm bớt thủ tục rườm ra, rút ngắn thời gian kiểm soát, đảm bảo nhanh gọn về thời gian nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
- Cán bộ kiểm soát chi phải là người trực tiếp phổ biến các văn bản chế độ mới đến các đơn vị, thông tin kịp thời mọi vấn đề phát sinh khi kiểm soát chi... đặc biệt trong điều kiện cơ chế chính sách thay đổi nhiều, quy trình kiểm soát chi có phần lạc hậu, các đơn vị không nắm bắt được nên dễ dẫn đến tâm lý bị gây khó khăn, phiền hà .
- Cán bộ kiểm soát chi phải tổ chức kiểm soát chi theo đúng quy trình quy định: Thực hiện kiểm soát nghiêm túc ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ chứng từ, các hồ sơ tài liệu còn thiếu hoặc chưa hợp pháp, hợp lệ cần phải được thể hiện đầy đủ trong phiếu giao nhận tài liệu và thông báo một lần cho Chủ đầu tư.Tăng cường kỹ năng kiểm soát, thực hiện kiểm soát chặt chẽ song phải theo đúng phạm vi trách nhiệm của KBNN, chấp hành đúng thời hạn quy định, không yêu cầu đơn vị gửi các tài liệu ngoài quy định.