CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hƣớng công tác Kiểm soát Chi NSNN tại KBNN Hoàng Ma
4.1.1. Định hƣớng phát triển chung của ngành KBNN giai đoạn 2018- 2030
Xây dựng KBNN trở thành một hệ thống KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng chung của KBNN: Quản lý ngân quỹ nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ, thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn nhân lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2030, các hoạt động của KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử. Cụ thể:
- Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước:
Đổi mới toàn diện cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lỹ quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, trên nền tảng vận hành hệ thống thông tin tài chính tích hợp.
- Quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ:
Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ KBNN trên cơ sở hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các công cụ quản lý với mục tiêu đảm bảo an toàn và hiệu quả;
gắn kết quản lý ngân quỹ với quản lý nợ chính phủ để giảm chi phí nợ vay và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài lực tài chính nhà nước. Phát triển thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán; liên kết hội nhập với thị trường trái phiếu khu vực và quốc tế.
- Công tác kế toán nhà nước:
Xây dựng hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, hiện đại theo nguyên tắc dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách tài chính và tài chính công nhằm đánh giá được hiệu quả chi tiêu ngân sách, theo dõi tình hình công nợ và tài sản của Nhà nước, xây dựng được bảng tổng kết tài sản quốc gia...đảm bảo tính công khai, minh bạc.
- Hệ thống thanh toán:
Xây dựng hệ thống thanh toán KBNN hiện đại, đảm bảo thanh toán mọi khoản thu, chi của NSNN vầ các đơn vị an toàn, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Giảm dần và tiến tới không giao dịch bằng tiền mặt tại KBNN.Thực hiện kiểm soát chứng từ điện tử.
- Kiểm tra, kiểm toán nội bộ:
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình kiểm tra, kiểm soát phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và hiện đại hoá hoạt động KBNN. Chuyển đổi mô hình kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đảm bảo nâng cao tính độc lập.
- Công nghệ thông tin:
Phát triển công nghệ thông tin KBNN hiện đại phù hợp với sự phát triển của đất nước theo công nghệ 4.0; tiếp cận nhanh, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin tiên tiến vào mọi hoạt động KBNN; hình thành kho bạc điện tử.
Kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN tình gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp. Tổ chức lại các đơn vị thuộc KBNN tại trung ương theo hướng tập trung quản lý, điều hành nâng cao khả năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách. Cơ cấu lại KBNN địa phương theo hướng thành lập một số KBNN khu vực.
- Tăng cường hợp tác quốc tế:
Chủ động và tích cực thực hiện hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kho bạc theo lộ trình và bước đi phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá hoạt động KBNN và hội nhập quốc tế. Tăng cường hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm quản lý kho bạc với các nước.
4.1.2. Định hƣớng phát triển của KBNN Hoàng Mai đến năm 2030
Định hướng phát triển của KBNN Hoàng mai được Ban Giám đốc xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển của ngành KBNN đến năm 2030 là hướng tới mục tiêu “3 không” cụ thể là: không giao dịch tiền mặt, không giao dịch trực tiếp với khách hàng và không chứng từ giấy. Nhằm thực hiện mục tiêu này, KBNN Hoàng Mai không ngừng cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý và hoạt động nghiệp vụ. Trong đó, công tác phối hợp thu NSNN và TTSPĐT với các NHTM là hai quy trình nghiệp vụ được KBNN Hoàng Mai tiếp tục triển khai mạnh mẽ, sâu rộng hơn, phù hợp với lộ trình đến năm 2030 sẽ hoàn thành việc xây dựng mô hình “Kho bạc không có bạc trong kho” trên phạm vi toàn quốc.
Hoàn thiện căn bản về cơ chế, chính sách và các quy trình nghiệp vụ về quản lý và kiểm soát chi NSNN không dùng tiền mặt qua KBNN đối với các khoản chi NSNN. Giai đoạn 2018 đến 2030, đóng góp và bổ sung cùng KBNN xây dựng và hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tạo khung pháp lý cao.Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và các quy
NSNN đặc biệt thanh toán không dùng tiền mặt. Quy trình thủ tục kiểm soát chi NSNN đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiếm soát, người được kiếm soát và người thụ hưởng, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.
Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong Kiểm soát chi NSNN. Đặc biệt là mô hình Dịch vụ công được đưa vào thực hiện giúp quá trình giao dịch của khách hàng được gọn nhẹ, giảm bớt thời gian đi lại.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả về tổ chức bộ máy kiểm soát, thanh toán và chất lượng nguồn nhân lực làm công tác kiểm soát, thanh toán ngân sách nhà nước qua KBNN Hoàng Mai theo hướng kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp. Quản lý cán bộ theo khối lượng và công việc được giao, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn cao, sắp xép và hợp lý hóa nguồn nhân lực KBNN Hoàng Mai cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mô hình tổ chức của KBNN. Ngoài ra, hướng đội ngũ cán bộ tiếp tục không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ nâng quản lý và tác nghiệp.
Ban tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có chế tài xử phạt hành chính đổi với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng ngân sách nhà nước.
KBNN Hoàng Mai định hướng đến năm 2030 hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hướng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; đảm bảo dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác. Hoàn thiện công tác thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống KBNN Hoàng Mai và mở rộng thanh toán bù trừ trên địa bàn.
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác Kiểm soát Chi NSNN tại KBNN Hoàng Mai