2.3. Đánh giá việc thu hút FDI của Malaysia
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Khối lượng FDI thu hút được ngày càng tăng
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 không chỉ làm giảm các dự án mới, mà ngay cả một số dự án đã và đang triển khai cũng phải tạm dừng, thậm chí hủy bỏ và rút vốn ra khỏi Malaysia. Nhưng với việc điều chỉnh chính sách thu hút FDI, đến năm 1999 dòng FDI vào Malaysia đã được phục hồi và đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong số các nước bị khủng hoảng. Thời kỳ đầu những năm 2000, trong bối cảnh dòng FDI trên thế giới sụt giảm mạnh (năm 2001 giảm 41,3 %; năm 2002 giảm 20,5%; năm 2003 giảm 12,1%) do các nguyên nhân từ sự trì trệ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản; tình hình thiên tai, dịch bệnh (SARS, cúm gà...) lây lan; sự giảm sút của hoạt động hàng không, du lịch ... Năm 2004, dòng FDI toàn cầu mới được phục hồi (tăng trưởng 31,2%) nhưng cũng chỉ bằng 50% so với năm 2000. Dòng FDI vào Malaysia cũng bị ảnh hưởng lớn, giảm tới 85% năm 2001,
nhưng đã bắt đầu phục hồi năm 2002. Điều đó cho thấy, trong bối cảnh dòng FDI thế giới có nhiều biến động và giảm sút mạnh, dòng FDI vào các nước khu vực ASEAN, trong đó có Malaysia cũng bị giảm theo, chưa kể lại vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ một số thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước trong khu vực, nhưng nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời và hiệu quả, sự ổn định về môi trường chính trị - xã hội nên Malaysia vẫn được coi là điểm đến hấp dẫn FDI. Theo đánh giá của UNCTAD, trong số các nước đang phát triển, Malaysia lọt vào Top 10 nước thu hút FDI nhiều nhất năm 2002.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia đạt mức khá cao và có nhiều ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Malaysia phụ thuộc nhiều vào động thái của nguồn vốn nước ngoài, trong đó chủ yếu là FDI. Đặc biệt là khu vực chế tạo thu hút phần lớn FDI của cả nước, chiếm tỷ trọng cao trong GDP và đóng vai trò là động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong suốt quá trình công nghiệp hóa của Malaysia. Những ngành có vốn nước ngoài lớn chiếm tỷ trọng và mức tăng sản lượng cao hơn trong toàn ngành, điều này cho thấy vai trò quan trọng của những ngành có vốn nước ngoài lớn ngày càng tăng đối với việc tạo ra sản lượng (hai ngành có tốc độ tăng sản lượng cao là điện - điện tử và dệt may đều là những ngành có mức sở hữu vốn nước ngoài lớn).
Xét về tỷ trọng sản lượng của các công ty do phía nước ngoài kiểm soát cũng chiếm đến một nửa tổng sản lượng của toàn ngành, có thể thấy rằng tác động của dòng vốn FDI là rất lớn đối với gia tăng sản lượng và qua đó thúc đẩy tăng trưởng GDP của Malaysia
2.3.1.2. FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc thay đổi nhanh chóng cơ cấu dòng vốn FDI vào các ngành kinh tế đã làm cho cơ cấu nền kinh tế Malaysia có sự thay đổi lớn về tỷ trọng sản lượng, xuất nhập khẩu và việc làm giữa các ngành kinh tế.
Thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hóa, dòng vốn FDI chủ yếu tập trung vào các ngành có lợi thế truyền thống là nông nghiệp (trồng cao su) và khai thác mỏ (thiếc). Năm 1970, các ngành nông nghiệp và mỏ giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, lần lượt chiếm 29% và 13,7% GDP của Malaysia, trong khi ngành chế tạo cũng chỉ đạt 13,9% và xây dựng là 3,8%.
Trong thập kỷ 70, cơ cấu nền kinh tế Malaysia thay đổi chưa đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng sản lượng của ngành chế tạo đã tăng lên, trong khi tỷ trọng sản lượng của các ngành kinh tế truyền thống lại giảm xuống (tỷ trọng sản lượng ngành nông nghiệp trong tổng GDP giảm từ 29% năm 1971 xuống còn 24% năm 1979, ngành khai thác mỏ giảm từ 14% xuống còn 11%).
Bảng 2.3: Cơ cấu sản lượng các ngành kinh tế của Malaysia (%)
Năm Nông nghiệp Mỏ Chế tạo Xây dựng Dịch vụ Các ngành khác 1988 21 10 24 3 20 21 1989 20 10 25 3 20 21 1990 19 10 27 4 21 20 1991 17 9 28 4 22 20 1992 16 9 29 4 22 20 1993 15,9 7,9 30,1 4,0 33,9 8,2 1994 14,8 7,5 31,5 4,2 33,9 8,1 1995 15,5 7,3 32,4 3,6 22,4 18,8 1996 12,7 7,2 34,2 4,7 33,0 8,2 1997 12,2 6,8 35,5 4,8 32,7 8,0
Nguồn: The Malaysia Exporter, FMM & MATRADE Sixth Malaysia Plan
Trong những năm tiếp theo, xu hướng trên tiếp tục được biểu hiện càng rõ rệt. Năm 1997, tỷ trọng sản lượng của các ngành nông nghiệp và mỏ trong tổng GDP đã giảm xuống còn 12,2% và 6,8% trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế tạo tăng lên đến 35,5%. [51]
Cơ cấu việc làm và xuất nhập khẩu của nền kinh tế Malaysia cũng thay đổi nhanh chóng cùng với động thái dòng vốn FDI vào các ngành trong quá trình công nghiệp hóa, tỷ lệ việc làm trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ lệ việc làm trong ngành chế tạo lại tăng lên. Cơ cấu xuất khẩu cũng thay đổi mạnh theo chiều hướng tăng nhanh trong khu vực chế tạo và giảm mạnh trong các ngành kinh tế truyền thống. Cơ cấu hàng nhập khẩu cũng biến đổi theo xu hướng tương tự, tỷ trọng hàng nhập khẩu vào khu vực chế tạo tăng.
Bảng 2.4: Cơ cấu việc làm, xuất - nhập khẩu của Malaysia (%)
Năm
Cơ cấu việc làm Cơ cấu xuất khẩu Cơ cấu nhập khẩu
Nông nghiệp Mỏ Chế tạo Ngành khác Tổng Chế tạo Phi chế tạo Tổng Chế tạo Phi chế tạo Tổng 1986 32 1 15 52 100 59 41 100 89 11 100 1987 32 1 16 51 100 59 41 100 90 10 100 1988 31 1 17 51 100 64 36 100 90 10 100 1989 29 1 18 52 100 69 31 100 89 11 100 1990 28 1 19 52 100 71 29 100 89 11 100 1991 27 1 20 52 100 75 25 100 90 10 100 1994 19,9 0,5 24,6 55 100 78,2 21,8 100 88 12 100 1995 23,5 0,5 21,9 54,1 100 75,0 25 100 86 14 100
Năm
Cơ cấu việc làm Cơ cấu xuất khẩu Cơ cấu nhập khẩu
Nông nghiệp Mỏ Chế tạo Ngành khác Tổng Chế tạo Phi chế tạo Tổng Chế tạo Phi chế tạo Tổng 1996 16,4 0,5 26,7 56,4 100 78,5 21,5 100 85 15 100 1997 15,2 0,5 27,5 56,8 100 80,9 19,1 100 84 16 100
Nguồn: The Malaysia Exporter, FMM & MATRADE Sixth Malaysia Plan
Economic Report, Ministry of Finance of Malaysia(1998).
2.3.1.3. FDI góp phần đẩy mạnh chuyển giao công nghệ
Không chỉ thu hút được nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển, giúp tăng trưởng kinh tế, thông qua thu hút FDI, Malaysia đã tiếp nhận có hiệu quả công nghệ tiến tiến từ nước ngoài, góp phần rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển. Một số công nghệ hiện đại của Mỹ, Nhật Bản đã được chuyển giao vào ngành điện và điện tử, đây là ngành chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế Malaysia, qua đó đã góp phần đưa Malaysia là một trong những quốc gia sản xuất chất bán dẫn và đĩa cứng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, Malaysia còn thiếu đội ngũ chuyên gia khoa học công nghệ và kỹ thuật viên giỏi, nguyên nhân do trước đây Chính phủ Malaysia chưa chú trọng đến phát triển năng lực khoa học công nghệ nội địa, mà chủ yếu dựa vào công nghệ nước ngoài.
Hiện nay, Malaysia rất chú trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư, tạo nguồn lực nội sinh để nâng cao khả năng tiếp nhận và chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI. Bên cạnh hệ thống các cơ quan, viện nghiên cứu do Nhà nước đầu tư xây dựng, Malaysia còn khuyến khích tư nhân đầu tư nghiên cứu khoa học. Thực tế, khu vực tư nhân đã có nhiều đóng góp tích cực vào
quá trình nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ và đào tạo đội ngũ chuyên gia kỹ thuật có chất lượng cao. Malaysia còn có chính sách tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các viện nghiên cứu với các doanh nghiệp nhằm đưa kết quả nghiên cứu nhanh chóng triển khai ứng dụng vào thực tiễn.
2.3.1.4. FDI thúc đẩy tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao mức sống cho người lao động. Số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Số lượng đáng kể các nhà quản lý kinh doanh và người lao động được đào tạo trong và ngoài nước tăng làm cho chất lượng lao động cũng được tăng lên, đây là nhân tố quan trọng góp phần làm cho môi trường đầu tư của Malaysia nâng cao khả năng cạnh tranh.
Thêm nữa, các dự án FDI mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống. Lương bình quân của các công nhân làm việc trong các dự án đầu tư nước ngoài khoảng 76 - 80 USD/tháng; của kỹ sư là 220 - 250 USD/tháng, của cán bộ quản lý khoảng 490 - 510 USD/tháng. Tổng thu nhập của người lao động trong các dự án FDI hàng năm đạt trên 500 triệu USD, giúp tăng sức mua trên thị trường.
2.3.1.5. FDI tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu
Các doanh nghiệp FDI đã tạo được giá trị xuất khẩu lớn, chiếm trên dưới 50% giá trị xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI mới tạo ra được nhiều bán thành phẩm, như lắp ráp máy tính, trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đồng thời, các doanh nghiệp FDI ngày càng hướng vào khai thác thị trường có dung lượng đang ngày càng mở rộng của Malaysia. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp FDI cũng góp phần vào việc tăng nhập siêu, do cơ chế “gia công” còn lớn, tỷ lệ “nội địa hóa” như với công nghiệp ô tô còn thấp, mà cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính những năm 2008 đến nay đang cho thấy rõ điều đó.
Tóm lại, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Malaysia, cho nên Chính phủ Malaysia rất quan tâm đến hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng tính hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư FDI. Đạt được những kết quả tích cực trong thu hút và sử dụng vốn FDI, nhờ có sự đóng góp của những nhân tố chủ yếu sau:
Một là: duy trì ổn định chính trị, an ninh được đảm bảo, do vậy
Malaysia được đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, tạo nên hình ảnh tích cực đối
với các nhà đầu tư. Hai là: nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, dung lượng
thị trường trong nước lớn cũng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước
ngoài. Ba là: Môi trường đầu tư từng bước được cải thiện; hệ thống pháp luật,
chính sách về đầu tư nước ngoài dần được hoàn thiện đã tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.