Kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN qua KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ba Vì, Hà Nội (Trang 37 - 42)

1.3.1. Kinh nghiệm của KBNN huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Kho bạc nhà nƣớc (KBNN) huyện Tam Đảo đƣợc thành lậpđi vào hoạt động từ năm 2004, dƣới sự chỉ đạo của KBNN tỉnh Vĩnh Phúc, sự lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện Tam Đảo. Với chức năng nhiệm vụ chính là quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc (NSNN), kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, trong những năm qua, mặc dù gặp những khó khăn nhất định nhƣng với sự nỗ lực vƣợt qua khó khăn của tập thể cán bộ, công chức của đơn vị nên Kho bạc nhà nƣớc huyện Tam Đảo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của ngành KBNN, Ban Giám đốc đã phối hợp chặt chẽ để tranh thủ và nắm bắt kịp thời sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, sự lãnh đạo của Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện để xây dựng chƣơng trình công tác, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ sát với tình hình thực tế địa phƣơng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành.Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Kho bạc nhà nƣớc huyện Tam Đảo luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản của Nhà nƣớc giao cho đơn vị quản lý, thực hiện đúng, nghiêm ngặt quy trình nghiệp vụ, mở đầy đủ các loại sổ sách, ghi chép, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

KBNN huyện Tam Đảo đã vận động cán bộ, công chức tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Đối với các tổ nghiệp vụ đã tổ chức hạch toán kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh kết quả thu chi, tồn quỹ NSNN, chấp hành chế độ báo cáo đầy đủ, cung cấp kịp thời thông tin cho các cấp lãnh đạo để điều hành NSNN.Đồng thời, KBNN huyện Tam Đảo cũng thƣờng xuyên hƣớng dẫn cán bộ kế toán các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc thực hiện quản lý ngân sách theo đúng quy định của pháp luật nên việc lập dự toán đã đảm bảo sát thực.Đặc biệt KBNN huyện Tam Đảo không gây phiền hà, ách tắc cho khách hàng, kịp thời giải quyết những vƣớng mắc phát sinh trong quá trình giao dịch.Thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động chi của các đơn vị đã góp phần hạn chế đƣợc việc chi ngân sách nhà nƣớc không đúng quy định, tăng cƣờng chi trực tiếp thông qua chuyển khoản, giảm áp lực tiền mặt lƣu thông, góp phần thực hành tiết kiệm, chống biểu hiện tiêu cực góp phần quản lý tốt ngân sách nhà nƣớc.

1.3.2. Kinh nghiệm của KBNN quận Liên Chiểu- thành phố Đà nẵng

Kho bạc Nhà nƣớc quận Liên Chiểu là đơn vi ̣ trƣ̣c thuô ̣c KBNN Đà Nẵng , đƣơ ̣c thành lâ ̣p và đi vào hoa ̣t đô ̣ng tƣ̀ ngày 01 tháng 04 năm 1997; thƣ̣c hiê ̣n các chƣ́c năng, nhiê ̣m vu ̣ theo đúng quy đi ̣nh của Tổng Giám đốc KBNN ta ̣i Quyết đi ̣nh số 163/QĐ-KBNN ngày 17/3/2010.

KBNN quận Liên Chiểu đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành liên quan hƣớng dẫn các đơn vị sử dụng NSNN tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc

trong quá trình kiểm soát chi, tăng cƣờng công tác kiểm soát chi NSNN qua kho bạc; đảm bảo các khoản chi qua KBNN đƣợc kiểm soát chặt chẽ, đúng chế độ, định mức chi tiêu.

Trong công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN, KBNN quận Liên Chiểu đã triển khai kịp thời các quyết định giao kế hoạch vốn XDCB của UBND, của Thành phố cho tổ nghiệp vụ; đồng thời, KBNN quận Liên Chiểu còn chỉ đạo thực hiện kiểm soát và giải ngân các hồ sơ đề nghị thanh toán do các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án gửi đến; bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và đúng quy trình, thực hiện đôn đốc thu hồi tạm ứng, không để tồn đọng hồ sơ đề nghị thanh toán của khách hàng.

Ngay từ đầu năm, KBNN quận Liên Chiểu đã chủ động kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, đôn đốc thu hồi các khoản tạm ứng. Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Đà Nẵng về đẩy mạnh công tác đầu tƣ xây dựng và giải ngân vốn, KBNN quận Liên Chiểu đã chỉ đạo các đơn vị thƣờng xuyên phối hợp với các chủ đầu tƣ trong nắm bắt tình hình triển khai dự án và đôn đốc tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ; bảo đảm thanh toán VĐT XDCB thuận lợi, đáp ứng yêu cầu giải ngân vốn đầu tƣ, không để tình trạng chứng từ thanh toán nằm tại Kho bạc quá thời gian quy định, tỉ lệ giải ngân thanh toán VĐT XDCB luôn đạt tỉ lệ cao so với kế hoạch giao.

1.3.3. Kinh nghiệm của KBNN huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Kho bạc Nhà nƣớc huyện Sóc Sơn trực thuộc Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội. Kho bạc NN Sóc sơn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

KBNN huyện Sóc Sơn đã tích cực đào tạo cán bộ, tích cực hƣớng dẫn cho các chủ đầu tƣ về chính sách mới của Nhà nƣớc. Ngoài ra trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, KBNN huyện Sóc Sơn đã phối hợp tốt với sở, ngành liên quan trong thực thi nhiệm vụ, thực hiện tốt vai trò tham mƣu cho các cấp chính quyền địa phƣơng. KBNN huyện Sóc Sơn còn chủ động kiểm tra thực tế tại hiện trƣờng một số dự án trọng điểm để nắm bắt tình hình thực hiện triển khai dự án, từ đó tham mƣu đề xuất cho UBND tỉnh các giải pháp chỉ đạo, tháo gỡ vƣớng mắc để đẩy nhanh tiến độ

thi công, thu hồi tạm ứng, quyết toán dự án hoàn thành, điều chỉnh kế hoạch vốn, bố trí sử dụng vốn hợp lý, không để tồn đọng và gây lãng phí.

Trên cơ sở phân cấp và thực trạng đội ngũ cán bộ, KBNN huyện Sóc Sơn từng bƣớc thực hiện phân cấp nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ cho KBNN cấp huyện theo mức vốn, nguồn vốn để tạo điều kiện cho các CĐT, BQLDA trên địa bàn huyện giao dịch thuận lợi, dành thời gian nhiều hơn tập trung cho công việc kiểm tra, hƣớng dẫn nghiệp vụ cho các CĐT, KBNN huyện và đánh giá tổng hợp, phân tích tham mƣu cho tỉnh về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, bên cạnh đó phòng Kiểm soát chi cũng đã mạnh dạn thực hiện chức năng chuyên môn hóa công tác kiểm soát thanh toán đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Trái phiếu chính phủ, dự án sử dụng nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia, điều đó giúp cán bộ làm công tác kiểm soát chi nắm chắc hơn những quy định, cơ chế quản lý tài chính của từng dự án đối với từng nguồn vốn.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho KBNN Ba Vì trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN XDCB từ NSNN

Qua kinh nghiệm công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN của KBNN huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, KBNN quận Liên Chiểu- thành phố Đà Nẵng, KBNN huyện Sóc Sơn- thành phố Hà Nội, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, công tác sử dụng và đào tạo cán bộ hợp lý, bố trí đúng ngƣời, đúng việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ. Kho bạc Nhà nƣớc quận Liên Chiểu- thành phố Đà Nẵng luôn coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ. Động viên khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ. Kho bạc Nhà nƣớc quận Liên Chiểu thƣờng xuyên tổ chức học tập chế độ chính sách, cập nhật kiến thức mới là một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, tiến tới tổ chức các buổi học tập sinh hoạt thƣờng xuyên trong cơ quan. Chính vì vậy mà Kho bạc Nhà nƣớc quận Liên Chiểu luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao

Thứ hai, hiện đại hóa chƣơng trình ứng dụng quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB. Kho bạc Nhà nƣớc huyện Tam Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện việc tích hợp giữa chƣơng trình ứng dụng này với các chƣơng trình ứng dụng quản lý NSNN khác. Thực hiện việc kết nối thông tin, cơ sở dữ liệu với các sở, ban, ngành để tiến hành trao đổi, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho các cấp, các ngành trong quá trình quản lý, điều hành kế hoạch đầu tƣ XDCB từ NSNN.

Thứ ba, thực hiện phối hợp chặt chẽ với sở, ngành liên quan trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB để kịp thời trao đổi, tìm ra hƣớng giải quyết đối với những khó khăn, vƣớng mắc trong thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò tham mƣu cho các cấp chính quyền địa phƣơng trong quá trình điều hành NSNN nói chung và trong đầu tƣ XDCB nói riêng, đảm bảo bố trí sử dụng vốn đầu tƣ có hiệu quả, không để tồn đọng và gây lãng phí cho NSNN. Với kinh nghiệm này, Kho bạc Nhà nƣớc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã theo dõi sát sao vốn thanh toán qua Kho bạc, đặc biệt là thƣờng xuyên đôn đốc các chủ đầu tƣ thanh toán số vốn tạm ứng. Tránh để tình trạng nhà thầu chiếm dụng tiền của nhà nƣớc sử dụng co mục đích cá nhân. Chính vì vậy mà số dƣ tạm ứng của KBNN huyện Sóc Sơn luôn ở mức thấp.

Thứ tƣ, tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện thi công các dự án đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN, đẩy mạnh công tác giám sát cộng đồng và tăng trách nhiệm vai trò của các Chủ đầu tƣ trƣớc pháp luật. Để thực hiện đƣợc tốt chức trách, vai trò của mình, Kho bạc Nhà nƣớc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, KBNN huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cƣờng công tác tự kiểm tra nội bộ, kiểm tra trƣớc và sau khi thanh toán nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắm các sai sót xảy ra trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ.

Thứ năm, Định kỳ phối hợp với các ngành và các đơn vị chủ đầu tƣ tổ chức các buổi tọa đàm. Thông qua các buổi tọa đàm đó, có thể nắm bắt đƣợc những vấn đề phát sinh, những vƣớng mắc cần tháo gỡ. Từ đó có những biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý, đúng chế độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ba Vì, Hà Nội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)