Mục tiêu, định hƣớng kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ba Vì, Hà Nội (Trang 89 - 92)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu, định hƣớng kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN

4.1.1. Mục tiêu kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước qua Kho bạc nhà nước

Hiện nay, nền kinh tế nƣớc ta ở giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, cơ chế quản lý và kiểm soát chi đầu tƣ XDCB hiện hành đã bộc lộ những tồn tại yếu kém, làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN và tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỷ luật, kỷ cƣơng tài chính. Từ đó, vai trò của tài chính Nhà nƣớc trong hệ thống tài chính Quốc gia không những không đƣợc tăng cƣờng mà có phần bị suy yếu, nguồn lực tài chính bị phân tán.

Do đó công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN nhất thiết phải đƣợc hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng để phù hợp với tình hình mới. Có thể nói đây là mối quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nƣớc và mọi ngành, mọi cấp. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và lành mạnh nền tài chính quốc gia, chống các hiện tƣợng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ, chống lạm phát.

Mục tiêu chung trong chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 là xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng kiểm soát chi đầu tƣ XDCB trong thời gian tới phải đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản sau đây:

Một là, phải đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội,

góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tăng cƣờng công tác đối ngoại; đồng thời, phải đảm bảo tính bao quát về

phạm vi, đối tƣợng và mức độ kiểm soát chi theo đúng tinh thần của Luật NSNN, Luật Xây dựng, đảm bảo tất cả các khoản chi đều đƣợc kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN cũng phải phù hợp với xu hƣớng cải cách hành chính trong quản lý chi đầu tƣ XDCB và phù hợp với các phƣơng thức cấp phát ngân sách.

Hai là, bảo đảm sử dụng nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN tiết kiệm và có

hiệu quả. Hiện nay cơ chế cấp phát và kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN đã bộc lộ nhiều nhƣợc điểm. Nơi cần đầu tƣ chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng, trong khi đó có nơi sử dụng tiền NSNN rất lãng phí, không có hiệu quả. Vì vậy, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN phải đạt đƣợc mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ chỗ chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả tạo ra đƣợc những tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích luỹ trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN. Cần làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy đƣợc quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách cấp đúng mục đích, đúng luật pháp và có hiệu quả. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của ngƣời chuẩn chi và KBNN. Nếu nhìn nhận toàn bộ quốc gia nhƣ một thực thể, thì trong lĩnh vực chi tiêu vai thủ trƣởng đơn vị để thực hiện hành vi chuẩn chi là Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ trƣởng,

Chủ tịch UBND các cấp và những ngƣời đƣợc uỷ quyền, còn KBNN là vai ngƣời kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chi tiêu của ngƣời chuẩn chi cũng nhƣ các khoản chi tiêu đó. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải phân định rõ trách nhiệm giữa ngƣời chuẩn chi và ngƣời kiểm soát chi để có sự kiểm tra, kiểm soát trong khi kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN.

Bốn là, quy trình thủ tục kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho ngƣời kiểm soát, ngƣời đƣợc kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý và theo đúng Luật. Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.

4.1.2. Định hướng kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước đến năm 2020 nước qua Kho bạc nhà nước đến năm 2020

Công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trong thời gian tới cần đƣợc hoàn thiện theo những định hƣớng sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản chế độ quy định, xây dựng cơ chế, quy

trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi đầu tƣ XDCB từ NSNN tại KBNN. Các văn bản chế độ quy định về quản lý, kiểm soát chi đầu tƣ XDCB phải tiếp tục đƣợc nghiên cứu để ban hành đầy đủ, đồng bộ, mang tính nhất quán xuyên suốt và ổn định lâu dài, có tính khả thi cao. cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi đầu tƣ XDCB từ NSNN tại KBNN phải phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS nhƣ: thực hiện triệt để nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho ngƣời cung cấp hàng hoá, dịch vụ, kiểm soát cam kết chi, thanh toán theo lô,... Từng bƣớc chuyển dần việc quản lý, kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào sang thực hiện quản lý, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chƣơng trình ngân sách. Thực hiện phân loại các khoản chi theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro.

Thứ hai, cải cách công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB theo hƣớng thống

nhất quy trình và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm

soát,…thực hiện kiểm soát chi đầu tƣ XDCB chặt chẽ và theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001-2008.

Thứ ba, nâng cao năng lực, đạo đức cán bộ kiểm soát chi, chất lƣợng cơ sở

vật chất, điều kiện, phƣơng tiện làm việc, từng bƣớc xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử. Cán bộ KSC phải đƣợc tiêu chuẩn hóa, đƣợc đào tạo đúng ngành nghề, đƣợc bố trí đúng ngành nghề đã đƣợc đào tạo, làm việc có kiến thức quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý đầu tƣ XDCB, vừa phải là cán bộ kỹ thuật, có khả năng xem xét (đọc đƣợc) các bản vẽ thiết kế, từ đó mới đƣa ra đƣợc các kết luận chính xác, giảm thiểu những rủi ro, những lãng phí, thất thoát trong đầu tƣ XDCB, đồng thời là ngƣời có đức tính liêm khiết, trung thực, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự. Về cơ sở vật chất, điều kiện, phƣơng tiện làm việc: Phải đƣợc tăng cƣờng, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hiện đại hóa công nghệ thanh toán, truyền tin đảm bảo lƣu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại, không bị lạc hậu. Những thiết bị tin học, những chƣơng trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phƣơng tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát thanh toán hữu hiệu và nhanh chóng.

Thứ tư, liên hệ chặt chẽ với các đơn vị sử dụng ngân sách. Thực hiện trao

đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ phù hợp với TABMIS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ba Vì, Hà Nội (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)