CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ
4.2.4. Các giải pháp hỗ trợ khác
Để hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn qua Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội góp phần ngăn chặn, phòng, chống thất thoát lãng phí trong XDCB nói chung, Chính phủ và các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng cần quan tâm hỗ trợ một số giải pháp sau:
4.2.4.1. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra trong kiểm soát chi
Công tác kiểm tra của Kho bạc Nhà nƣớc khá phức tạp, kết quả kiểm tra ít nhiều cũng tác động đến uy tín của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, dự toán và duyệt quyết toán công trình hoàn thành, ảnh hƣởng đến quyền lợi của Chủ đầu tƣ, nhà thầu… do đó công tác kiểm tra cần đƣợc quan tâm hoàn thiện. Cụ thể nhƣ sau:
* Yêu cầu của công tác kiểm tra:
- Kiểm tra việc chấp hành đúng chính sách chế độ hiện hành về Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng.
- Phải tuân theo đơn giá dự toán đã đƣợc phê duyệt, đơn giá dự toán trƣớc khi đƣợc phê duyệt phải xây dựng trên cơ sở có tham chiêu các định mức, đơn giá XDCB đƣợc cấp có thẩm quyền công bố.
- Phải đảm bảo đúng thời gian quy định không gây ách tắc trong quá trình thanh toán, không ảnh hƣởng đến tiến độ thi công công trình và không gây phiền hà cho đơn vị kiểm tra.
* Phạm vi kiểm tra:
Từ những quy định hiện hành và căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nƣớc, cần tăng cƣờng thực hiện kiểm soát trên cơ sở hồ sơ thanh toán có kết hợp với thực tế kiểm tra tại hiện trƣờng, bao gồm:
- Kiểm tra trên hồ sơ thanh toán:
+ Kiểm tra dự toán: kiểm tra việc xây dựng định mức, đơn giá.
+ Kiểm tra việc thanh toán đối với hợp đồng có điều chỉnh giá: kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá, và đặc biệt là đối tƣợng đƣợc điều chỉnh giá theo quy định, công thức điều chỉnh giá. Theo dõi nắm chắc tình hình thực hiện khối lƣợng từng thời điểm để xem xét chế độ dự án đƣợc hƣởng trong từng thời điểm cho phù hợp.
+ Kiểm tra việc thanh toán đối với hợp đồng khoán gọn: kiểm tra khối lƣợng nghiệm thu theo khối lƣợng và đơn giá trúng thầu hoặc đƣợc giao khoán gọn.
Đối với khối lƣợng phát sinh cần kiểm tra kỹ khối lƣợng phát sinh trong thầu và khối lƣợng phát sinh ngoài thầu, đơn giá đƣợc duyệt.
- Kiểm tra thực tế tại hiện trƣờng (khi cần thiết): đối chiếu giữa khối lƣợng thực hiện thực tế so với nội dung công việc đề nghị thanh toán.
* Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra trƣớc:
+ Đối với hồ sơ pháp lý: tất cả hồ sơ của dự án bao gồm hồ sơ ban đầu, hồ sơ từng lần thanh toán đều phải đƣợc kiểm tra về số lƣợng và tính pháp lý của hồ sơ.
+ Kiểm tra dự toán: tuỳ theo từng loại dự toán mà nội dung kiểm tra khác nhau (nhƣ dự toán xây lắp, thiết kế quy hoạch, chuẩn bị đầu tƣ, đền bù giải phóng mặt bằng, thiết bị, chi phí Ban quản lý, chi phí tƣ vấn…) nhƣng nói chung phải kiểm tra
số học có đúng không, kiểm tra việc áp dụng định mức đơn giá có đúng chế độ không, kiểm tra các chế độ đƣợc hƣởng tại thời điểm lập, phê duyệt dự toán. Đây là khâu quan trọng, là cơ sở để thanh toán từng lần đƣợc nhanh chóng, đúng thời gian quy định. Đối với những nội dung, công việc chƣa có định mức đơn giá đƣợc công bố thì phải đƣợc Bộ Xây dựng thoả thuận về định mức đơn giá xây dựng .
- Kiểm tra trong khi thanh toán:
+ Kiểm tra từng lần thanh toán: bao gồm các khoản thanh toán theo dự toán, theo hợp đồng khoán gọn, theo hợp đồng có điều chỉnh giá, nội dung kiểm tra là phải đối chiếu khối lƣợng đề nghị thanh toán với khối lƣợng có trong dự toán đƣợc duyệt. Về giá chỉ thanh toán trong phạm vi giá trúng thầu hoặc dự toán đƣợc duyệt. Đơn giá phải phù hợp với đơn giá dự thầu hoặc đơn giá trong dự toán đã đƣợc duyệt.
+ Kiểm tra thanh toán lần cuối:
Cần kiểm tra khối lƣợng luỹ kế theo biên bản nghiệm thu, kiểm tra đơn giá (giá ban đầu và giá điều chỉnh), kiểm tra các chế độ đƣợc hƣởng theo thời gian, kiểm tra số đã thanh toán so sánh với số phê duyệt quyết toán.
Đối với những khối lƣợng phát sinh cần có chế tài nghiêm khắc để xác định lỗi do khâu nào, cơ quan nào gây ra cơ quan đó hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán khối lƣợng phát sinh đó, cƣơng quyết không dùng vốn NSNN để thanh toán khối lƣợng phát sinh.
+ Kiểm tra thực tế: cán bộ Kho bạc không tham gia Hội đồng nghiệm thu nhƣng phải biết rõ tình hình thực hiện của công trình, phải có biện pháp nắm chắc tình hình diễn biến của công trình để có cơ sở kiểm soát hồ sơ thanh toán đƣợc chuẩn xác đảm bảo không có khối lƣợng khống.
- Kiểm tra sau khi thanh toán:
+ Chức năng kiểm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hoặc hạng mục công trình hoàn thành thuộc về cơ quan tài chính, nhƣng về phía Kho bạc Nhà nƣớc cũng cần có biện pháp đề nghị Chủ đầu tƣ lập và trình duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo đúng quy định, trên cơ sở đó thực hiện kiểm tra và nhận xét về các mặt: tình hình chấp hành trình tự đầu tƣ XDCB, chấp hành định mức, đơn giá XDCB,
số vốn đã cấp cho dự án theo từng năm. Nhận xét của cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc là một trong những căn cứ để cơ quan tài chính xem xét khi thẩm tra quyết toán dự án hạng mục công trình hoàn thành.
4.2.4.2. Giải pháp liên quan đến cá nhân
Công tác cán bộ là cốt lõi để giải quyết mọi vấn đề. Trong hoạt động đầu tƣ có nhiều chức danh cán bộ nhƣ: khảo sát, thiết kế, tƣ vấn, kiểm tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra, kiểm định, quản lý doanh nghiệp tƣ vấn, ngƣời có thẩm quyền phê chuẩn, quản lý dự án, quản lý thi công…Mỗi chức danh đều phải có cá nhân chịu trách nhiệm chính, cá nhân nào liên đới chịu trách nhiệm, không thể để tình trạng “cha chung không ai khóc” tồn tại trong quản lý điều hànhvà triển khai dự án. Vì vậy để khắc phục các nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí nêu trên trƣớc hết cần làm một số việc sau:
Phải có các quy định chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm cá nhân với công việc đƣợc giao quản lý. Cần xác định rõ nguyên tắc tập trung dân chủ thì ngƣời quyết định là ngƣời chịu trách nhiệm chứ không phải là tập thể chịu trách nhiệm, không có tập thể quyết định chuyên môn.
Cần trả thù lao tƣơng xứng với trách nhiệm.
Kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định quản lý đầu tƣ, xây dựng và chi tiêu. Không bao che, dung túng, nể nang, né tránh đối với bất kể cán bộ nào làm sai để giữ vững kỷ cƣơng, kỷ luật.
Những cán bộ có trách nhiệm trực tiếp quản lý dự án, trƣớc khi đƣợc giao nhiệm vụ phải khai báo tài sản và thu nhập cá nhân.
Phải xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hoá chức danh với công việc quản lý dự án, tƣ vấn, quản lý kinh doanh tƣ vấn và xây dựng. Phải bố trí cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm, đúng chuyên môn và có phẩm chất phù hợp với chức danh công việc đƣợc giao. Nghiêm cấm và xử phạt nghiêm mọi trƣờng hợp mƣợn danh, mua danh để hành nghề.
Ban hành chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tƣ xây dựng. Theo đó ngƣời quyết định đầu tƣ phải bị xử phạt hành
chính, cách chức hoặc miễn nhiệm khi quyết định sai gây lãng phí, thất thoát. Chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lƣợng và tiến độ xây dựng. Chủ đầu tƣ phải thực sự là ngƣời khai thác, sử dụng công trình khi hoàn thành. Củng cố, năng cao chất lƣợng của công tác tƣ vấn.
Nâng cao năng lực, nghiệp vụ, đạo đức cho cán bộ quản lý; đào tạo kiến thức cơ bản và tạo điều kiện để cán bộ quản lý nghiên cứu về kinh tế thị trƣờng và các kiến thức liên quan đến công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng; tang cƣờng vai trò của các tổ
thanh tra, điều tra mà cần phải thanh tra điều tra Phát hiện.