Các loại thư tín dụng cơ bản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng sacombank chi nhánh thủ đô (Trang 28 - 32)

1.4.1 .Những nội dung chủ yếu

1.6. Các loại thư tín dụng cơ bản

1.6.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang

- Là L/C mà người mở ( nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận thông báo trước của người thụ hưởng ( nhà xuất khẩu )

vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết coi như không có việc hủy bỏ xảy ra. Chính vì những lý do này mà L/C hủy ngang không được sử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết.

1.6.2. Thư tín dụng không thế hủy ngang

- Là L/C mà sau khi đã mở thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và NHXN ( nếu có).

- Do quyền lợi của người xuất khẩu được bảo đảm nên loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế.

- Một L/C không ghi chữ “ Irrevocable” thì vẫn được coi là không hủy ngang, trừ khi nó nói rõ là có thể hủy ngang.

1.6.3. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận

- Đây là loaii L/C không thể hủy bỏ. Theo yêu cầu của NHPH, một nhân hàng xác nhận trả tiền cho L/C này.

- Trách nhiệm trả tiền L/C của NHXN là giống như NHPH, do đó NHPH phải trả phí xác nhận và thường là ký quỹ tại NHXN.

- Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên L/C loại này là đảm bảo nhất cho nhà xuất khẩu. Nhu cầu xác nhận L/C tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của NHPH, vào tình hình kinh tế chính trị của quốc ra nơi NHPH có trụ sở.

1.6.4. Thư tín dụng chuyển nhượng

L/C chuyển nhương là L/C không hủy ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đồi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ.

Các đặc điểm của L/C chuyển nhượng :

- L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần.

- Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ban đầu chịu. - Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo L/C gốc

- Việc chuyển nhược L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu

1.6.5. Thư tín dụng giáp lưng

- Khái niệm : Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.

L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc, L/C sau gọi là L/C giáp lưng hay còn gọi là L/C đối, L/C phụ, còn người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian.

1.6.6. Thư tín dụng tuần hoàn

- Khái niệm : Là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá

trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được thực hiện.

1.6.7. Thư tín dụng đối ứng

- L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở. Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi : “ L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng

“, và trong L/C đối ứng phải ghi câu : “ L/C này đối ứng với L/C số …..mở ngày…..tại ngân hàng …..”

- L/C đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, trong giao dịch, người bán đồng thời là người mua và ngược lại.

1.6.8. Thư tín dụng điều khoản đỏ

Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở. Số tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHTB hay NHPH. NHTB chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền đó. Việc ứng trước tiền được NHPH ủy quyền cho NHTB thực hiện. Sau đó NHPH sẽ (hoặc đã ) trích tài khoản cho người mở chuyển ( hoặc hoàn trả ) cho NHTB.

Với “ điều khoản đỏ” NHPH cam kết ứng một số tiền nhất đinh của L/C khi nhận được các chứng từ thông thường là : hối phiếu của số tiền ứng trước, hóa đơn, giấy nợ hoặc cam kết giao hàng…….Hiện nay, L/C điều khoản đỏ đã được sử dụng trong thanh toán xuất khẩu khá rộng rãi.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN

HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH THỦ ĐÔ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng sacombank chi nhánh thủ đô (Trang 28 - 32)