Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng 2006 2008

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng sacombank chi nhánh thủ đô (Trang 38 - 49)

Năm 2006 2007 2008

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 240 410 600

Tốc độ tăng 41% 71% 46%

( Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thủ Đô trong năm 2006, 2007,2008 )

Lợi nhuận trước thuế của Chi nhanh liên tục tăng qua các năm, nếu như trong năm đầu thành lập lợi nhuận chỉ là 6 tỷ đồng thì một năm sau đó lợi nhuận đạt 18 tỷ đồng và đạt lợi nhuận 32 tỷ đồng năm 2008

Hình 2.1: Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh các năm 2006 - 2008

Đơn vị : Tỷ đồng ( Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thủ Đô trong

năm 2006, 2007,2008 )

Như vậy là trong suốt thời gian kể từ ngày thành lập lợi nhuận trước thuế của chi nhánh liên tục tăng. Năm 2007, lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 200% so với năm 2006. Đến năm 2008, mặc dù nền kinh tế thế giới đang có nhiều khó khăn và có nguy cơ dơi vào khủng hoảng nhưng lợi nhuân trước thuế tại Chi nhánh Thủ Đô vẫn đạt mức 32 tỷ đồng tăng gần 77,8 % so với năm 2007. Năm 2009, mặc dù đứng trước tình hình chung của thế giới, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn nhưng Ngân hàng Sacombank –

Chi nhánh Thủ Đô vẫn đề ra mục tiêu là đạt lợi nhuận trước thuế là 40 tỷ đồng.

c.Về hoạt động đầu tư

Về thanh toán quốc tế năm 2008 đạt 198 triệu đôla Mỹ, tăng 59 % so với năm trước, trong đó thanh toán xuất khẩu đạt 40 triêu đôla Mỹ, tăng 119 % so với năm trước và thanh toán nhập khẩu đạt 69 triệu đôla Mỹ, tăng 59 % so với năm trước. Doanh số thanh toán nội địa đạt 561 tỷ đồng, tăng 36,6 % so với năm trước.

2.1.3. Các sản phẩm - dịch vụ

Đối với khách hàng cá nhân:

- Sản phẩm thẻ : Để thuận tiện hơn trong công việc thanh toán Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô cho phát hành một số loại thẻ đối với khách hàng là cá nhân nhằm giúp khách hàng có được tiện ích nhiều nhất trong việc thanh toán: Thẻ tín dụng quốc tế Parkson Privilege, thẻ tín dụng quốc tế Os Member, thẻ ghi nợ quốc tế Sacom Visa Debit…..

- Sản phẩm tiền gửi: Đối với một Ngân hàng thì khách hàng là cá nhân luôn chiếm đá số trong các giao dịch của Ngân hàng, và các sản phẩm tiền gửi luôn được họ quan tâm. Tại Chi nhánh Thủ Đô có một số các sản phẩm tiền gửi như : Tiền gửi tiết kiệm hoa hồng, tiết kiệm Vạn Lợi, Tiết kệm Bảo An – tích lũy định kỳ……

- Sản phẩm tiền vay : Cùng với sản phẩm tiền gửi thì sản phẩm tiền vay cũng được Chi nhánh cung cấp : cho vay hỗ trọ tiêu dùng, cho vay chứng khoán – CK300, cho vay phố chợ, cho vay nông nghiệp…..

- Dịch vụ chuyển tiền : Trong thời đại thông tin thì dịch vụ chuyển tiền là không thể thiếu đối với các NHTM, một số dịch vụ chuyển tiền mà Chi

nhánh phục vụ : Chuyển tiền nhanh tận nhà, chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài, chuyển tiền bằng Bankdraft……

Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

Cùng như các sản phẩm mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng là các nhân thì Chi nhánh cũng cung cấp cho khách hàng là các doanh nghiệp – đây là các khách hàng mà các giao dịch thương có giá trị lớn.

- Sản phẩm tiền gửi : tiền gửi có kỳ hạn doanh nghiệp, tiền gửi thanh toán doanh nghiệp, tiền gửi linh hoạt, tiền gửi bậc thang…..

- Sản phẩm tín dụng : cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay ứng trước tiền bàn hàng, bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, và mốt số các sản phẩm tài trợ thương mại.

Ngoài các sản phẩm giống như đối với khách hàng là cá nhân thì đối với doanh nghiệp, Chi nhánh Thủ Đô còn cung cấp một số các sản phẩm dịch vụ dành riêng cho khách hàng là doanh nghiệp như :

- Thanh toán quốc tế : Phát hành tín dụng thu L/C, nhờ thu, thong báo tín dụng thư L/C….

- Quản lý tiền mặt : dịch vụ chi hộ, dịch vụ thu hộ….

- Sản phẩm tiền tệ : bao gồm các sản phẩm ngoại hối ( giao dịch kỳ hạn ngoại tệ, vàng, Giao dịch giao ngay ngoại tệ - vàng….), sản phẩm chiết khấu các loại chứng khoán nợ.

2.2. Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ2.2.1. Đối với thư tín dụng xuất khẩu 2.2.1. Đối với thư tín dụng xuất khẩu

Chi nhánh Thủ Đô nhận, thông báo L/C và các tu chỉnh có liên quan cho khách hàng của mình khi nhận được thông báo L/C từ Ngân hàng Sacombank hoặc khi nhận được L/C thông báo đã được xác thực từ các Ngân hàng khác trong nước.

Trước khi thông báo cho khách hàng, L/C và các tu chỉnh có liên quan đến L/C phải đảm bảo tính xác thực thông qua ký hiệu mật đã thoả thuận hoặc chữ ký, mẫu dấu đã đăng ký của Ngân hàng thông báo đầu tiên.

Việc xác nhận các L/C chỉ được thực hiện qua Ngân hàng Sacombank

Bước 2 : Hoàn thiện, gửi chứng từ đòi tiền.

Chi nhánh được phép nhận, kiểm tra và xử lý trong phạm vi 5 ngày làm việc, nhưng phải đảm bảo khi chứng từ gửi đến Ngân hàng nhận chứng từ theo chỉ dẫn trong thời hạn hiệu lực của L/C.

Nếu kiểm tra nếu thấy sự khác biệt hoặc sai sót của chứng từ cần phảỉ sử lý:

- Sai sót có thể thay thế hoặc sửa chữa, đề nghị khách hàng thay thế hoặc sửa chữa.

- Sai sót không thể thay thế hoặc sửa chữa được, đề nghị khách hàng tu chỉnh L/C ( nếu có thể ) hoặc thông báo cho Ngân hàng phát hành nêu rõ các sai sót, xin chấp nhận thanh toán.

- Sai sót không được chấp nhận đề nghị khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán nhờ thu hoặc trả lại chứng từ cho họ.

Nếu chứng từ kiểm tra phù hợp với L/C hoặc có sai sót nhưng đã có sự chấp nhận của Ngân hàng phát hành cần phải được hoàn thiện để Ngân hàng nhận chứng từ theo chỉ dẫn của L/C kèm theo chỉ thị hoàn tiền.

Nếu chứng từ gửi đi sau 15 ngày mà không nhận được sự hồi âm, Chi nhánh phải có trách nhiệm tra soát Ngân hàng nước ngoài.

2.2.2. Đối với thư tín dụng nhập khẩu

Chi nhánh Thủ Đô được Ngân hàng Sacombank chấp nhận trực tiếp mở L/C, kiểm soát và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tính chính xác của L/C và khả năng thanh toán của khách hàng.

Bước 1 : Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

Chi nhánh chỉ được phép trực tiếp nhận hồ sơ thanh toán L/C hàng nhập khẩu cho khách hàng khi còn hạn mức sử dụng hoặc phạm vi mức gia tăng (nếu có) theo quy định của Ngân hàng Sacombank trong mối quan hệ điều chuyển vốn ngoại tệ nội bộ, chấp hành mức phán quyết trong cho vay hoặc bảo lãnh theo quy định thực hiện hành của Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank.

Khách hàng có nhu cầu nhập khẩu thanh toán bằng phương thức L/C nếu không có ký quỹ hoặc mức ký quỹ dưới 100%, trước khi làm thủ tục mở L/C đều phải làm thủ tục cam kết thanh toán hoặc vay vốn thông qua phòng kinh doanh, cam kết thanh toán hoặc khế ước vay phải được lãnh đạo Chi nhánh phê chuẩn.

Để nâng cao trách nhiệm của Ngân hàng, giảm bớt thủ tục phiền hà, Chi nhánh có thể tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C cho các khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ vay trả sòng phẳng, xác định mức ký quỹ tối thiểu cho từng đơn vị có quan hệ giao dịch khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự có.

Hạn mức tín dụng mở L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hoặc cam kết thanh toán do giám đốc Chi nhánh quyết định và chịu trách nhiệm

trên cơ sở đề xuất của phòng kinh doanh tuỳ theo hạn mức tín nhiệm, khả năng tài chính hoặc tài sản thế chấp và hiệu quả kinh doanh của các hàng hoá nhập khẩu, … Và thông báo cho bộ phận thanh toán quốc tế vào đầu quý khi có nhu cầu bổ xung hoặc thay đổi thải thông báo bằng văn bản.

Cán bộ thanh toán L/C khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C của khách hàng phải kiểm tra xác minh và đảm bảo hồ sơ có đủ các điều kiện sau:

- Đảm bảo tính pháp lý.

- Nội dung của các tài liệu trong hồ sơ không mâu thuẫn nhau.

- Có cơ sở đảm bảo thanh toán (mức ký quỹ, vốn vay, hạn mức mở L/C hoặc cam kết thanh toán có sự bảo lãnh của Ngân hàng).

Bước 2 :Mở và phát hành L/C.

Khi hồ sơ thanh toán của khách hàng đã đủ các điều kiện thanh toán viên tiến hành mở và phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở đơn xin mở thư tín dụng trên máy vi tính trên tập tin MT 700. Sau khi hoàn thiện việc nhập lại dữ liệu, tập tin đựơc kiểm soát lại và được tính ký hiệu mật và chuyển về phòng thanh toán quốc tế sở giao dịch Ngân hàng Sacombank để kiểm tra và chuyển ra Ngân hàng nước ngoài.

Bước 3 :Việc tu chỉnh và tra soát.

Sau khi L/C được phát hành, khi có nhu cầu tu chỉnh khách hàng phải lập giấy yêu cầu tu chỉnh gửi Chi nhánh, Chi nhánh tiến hành nhập dữ kliệu tu chỉnh trên tập tin MT 707 và mã hoá chuyển về hội sở Ngân hàng Sacombank theo như quy trình mở và phát hành L/C. Các tra soát với Ngân hàng nước ngoài được nhập và chuyển tiếp về hội sở trên tập tin MT N99.

Sau khi nhận đựoc L/C và các sửa đổi có liên quan, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi đến cho Chi nhánh thông qua Ngân hàng của họ. Chi nhánh có trách nhiệm nhận, kiểm tra, thanh toán và giao chứng từ cho khách hàng theo quy định.

Trường hợp thanh toán khi nhận chứng từ.

Ngay sau khi nhận được bộ chứng từ từ bưu điện, Chi nhánh phải vào sổ theo dõi đồng thời kiểm tra nội dung của bộ chứng từ. Chi nhánh có khoảng thời gian tối đa 5 ngày làm việc để kiểm tra từ khi nhận chứng từ, ngoài khoảng thời gian này mọi khiếu nại liên quan không có giá trị hiệu lực.

Trong khoảng thời gian cho phép nếu kiểm tra thấy có sự sai sót về số lượng hoặc nội dung chứng từ phải lập tức thông báo cho Ngân hàng nước ngoài thông qua hội sở Ngân hàng Sacombank, đồng thời thông báo với khách hàng của mình để xin ý kiến về việc chấp nhận thanh toán.

Nếu bộ chứng từ hoàn hảo hoặc có sai sót nhưng được khách hàng chấp nhận thanh toán thì Chi nhánh phải:

- Thực hiện thanh toán ngay theo chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài nếu là thanh toán ngay.

- Thông báo chấp nhận thanh toán và ngày đến hạn thanh toán nếu L/C thanh toán có kỳ hạn hoặc thanh toán chậm, theo dõi trả tiền đúng hạn như đã chấp nhận và chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng gửi chứng từ.

- Giao bộ chứng từ cho khách hàng sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết để khách hàng đi nhận hàng.

Việc thông báo sai sót và chấp nhận thanh toán được thực hiện trên máy vi tính thông qua tập tin MT N99.

Khi nhận được điện đòi tiền theo chỉ dẫn của L/C Chi nhánh phải tiến hành kiểm tra nội dung bức điện theo đúng nội dung quy định trong L/C, đồng thời phải xác thực bức điện thông qua hội sở hoặc Ngân hàng có liên quan trong bức điện. Dựa trên nội dung và chỉ dẫn của điện đòi tiền đã đựơc xác thực, lập bảng kê thanh toán cho Ngân hàng gửi điện như trường hợp thanh toán khi nhận được bộ chứng từ. Khi nhận được chừng từ, trứơc khi giao cho khách hàng Chi nhánh cần phảỉ tiến hành kiểm tra, liên hệ với khách hàng, thông báo sai sót cho Ngân hàng gửi chứng từ như trường hợp trên hoặc có thể đòi hoàn tiền trong trường hợp chứng từ bị từ chối thanh toán.

Khách hàng từ chối khi bộ chứng từ sai sót trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải gửi lại chứng từ như khi nhận được để thông báo và chờ các chỉ dẫn từ Ngân hàng gửi chứng từ hoặc chỉ dẫn từ hội sở Ngân hàng Sacombank.

Ngân hàng chỉ ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh cho khách hàng nhận hàng khi chưa nhận được bộ chứng từ nếu có văn bản chấp nhận thanh toán vô điều kiện của khách hàng, kể từ khi bộ chứng từ có sai sót.

2.2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô

Trước tình hình kinh tế thế giới ngày càng khó khăn, Việt Nam đang phải đối phó với vẫn đề lạm phát thì kết quả kinh doanh tại phòng thanh toán quốc tế của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.2 : Doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh Thủ Đô

Nội dung Năm2006 Năm 2007 Năm 2008

Số món Doanh số ( 1000 USD) Số món Doanh số ( 1000 USD) Số món Doanh số (1000U SD) I. L/Cnhập khẩu 850 165,000 1.200 290,000 750 123,000

II. L/C xuất khẩu 550 35,000 800 75,000 700 47,500

Doanh số Thanh toán

quốc tế 550,000 680,000 650,000

Doanh số XNK 360,000 400,000 450,000

( Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thủ Đô trong năm 2006, 2007,2008 )

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng doanh số thanh toán tế thu đượng từ phương thức tín dụng chứng từ chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng doanh thu thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Thủ Đô. Nếu như năm 2007, doanh số thu được từ phương thức thanh toán tín dụng chưng từ chiếm khoảng 53,68 % doanh số của cả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh. Đến năm 2008, do tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn, vì thế các hoạt động xuất nhập khẩu cũng diễn ra ít sôi động như năm 2007, kéo theo các giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng giảm đáng kể. Tổng doanh sô từ hoạt động giao dịch này chỉ chiếm khoảng 26,23 % so với tổng doanh số thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế.

2.2.4. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô

Năm 2008, mặc dù kinh thế thế giới có nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng. tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng

6,23%. Cùng với sự phát triển nền kinh tế đất nước, trong những năm qua , Chi nhánh Thủ Đô đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán L/C để phục vụ tốt cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hoá XNK qua Chi nhánh Thủ Đô, từ đó ngân hàng đã thu dược nhiều kết quả đáng khích lệ.

Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ.

Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cho hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Thủ Đô không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín của hệ thống Ngân hàng Sacombank.

Thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đang là một hoạt động chủ yếu của phòng thanh toán quốc tế Chi nhánh Thủ Đô. Bởi lẽ:

- Trước hết, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng sacombank chi nhánh thủ đô (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w