1.5.1. Đối với nhà xuất khẩu :
1.5.1.1. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu
Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.
1.5.1.2. Lợi ích đối với nhà xuất khẩu
Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán.
1.5.2. Đối với nhà nhập khẩu
1.5.2.1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Việc thanh toán của ngân hàng cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NHPH.
1.5.2.2. Lợi ích đối với nhà nhập khẩu
Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định.
1.5.3. Đối với Ngân hàng phát hành
1.5.3.1. Rủi ro đối với Ngân hàng phát hành
NHPH là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. Ngân hàng này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với NHPH là ở chỗ NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định
của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, ngân hàng cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.
1.5.3.2. Lợi ích đối với Ngân hàng phát hành
Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngoài ra, Ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (Khi có ký quỹ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ... Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của Ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng.
1.5.4. Đối với các ngân hàng khác
Rủi ro đối với NHTB thư tín dụng (adivising bank) : NHTB là ngân hàng được ngân hàng mở yêu cầu thông báo một L/C do ngân hàng mở phát hành cho người bán. NHTB phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng ( bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khóa mã, mẫu điện …) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NHTB xảy ra khi gặp phải một L/C giả ( hoặc sửa đổi giả ) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NHTB phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.
Rủi ro đối với NHđCĐ: NHđCĐ không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NHPH. Tuy nhiên trong thực tế, các NHđCĐ thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, ngân hàng này thương phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH hoặc nhà xuất khẩu.
Rủi ro đối với NHXN (confirming bank ) : NHXN thương là ngân hàng lớn có uy tín hoặc ngân hàng có mối quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng
mở, được ngân hàng mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NHXN, khi tham gia xác nhận là họ đã tự rằng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NHXN xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của ngân hàng mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở L/C do ngân hàng mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.
Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu ( negotiating bank ) : Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C cho chiết khấu tự do. Cũng như NHPH, ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP600. rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiết khẩu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải là : Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng, rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán, rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ, rủi ro do ngân hàng mở bị phá sản, rủi ro do ngân hàng chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP600.
1.6. Các loại thư tín dụng cơ bản1.6.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang 1.6.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang
- Là L/C mà người mở ( nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận thông báo trước của người thụ hưởng ( nhà xuất khẩu )
vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết coi như không có việc hủy bỏ xảy ra. Chính vì những lý do này mà L/C hủy ngang không được sử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết.
1.6.2. Thư tín dụng không thế hủy ngang
- Là L/C mà sau khi đã mở thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và NHXN ( nếu có).
- Do quyền lợi của người xuất khẩu được bảo đảm nên loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế.
- Một L/C không ghi chữ “ Irrevocable” thì vẫn được coi là không hủy ngang, trừ khi nó nói rõ là có thể hủy ngang.
1.6.3. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận
- Đây là loaii L/C không thể hủy bỏ. Theo yêu cầu của NHPH, một nhân hàng xác nhận trả tiền cho L/C này.
- Trách nhiệm trả tiền L/C của NHXN là giống như NHPH, do đó NHPH phải trả phí xác nhận và thường là ký quỹ tại NHXN.
- Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên L/C loại này là đảm bảo nhất cho nhà xuất khẩu. Nhu cầu xác nhận L/C tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của NHPH, vào tình hình kinh tế chính trị của quốc ra nơi NHPH có trụ sở.
1.6.4. Thư tín dụng chuyển nhượng
L/C chuyển nhương là L/C không hủy ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đồi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ.
Các đặc điểm của L/C chuyển nhượng :
- L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần.
- Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ban đầu chịu. - Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo L/C gốc
- Việc chuyển nhược L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu
1.6.5. Thư tín dụng giáp lưng
- Khái niệm : Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.
L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc, L/C sau gọi là L/C giáp lưng hay còn gọi là L/C đối, L/C phụ, còn người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian.
1.6.6. Thư tín dụng tuần hoàn
- Khái niệm : Là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá
trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được thực hiện.
1.6.7. Thư tín dụng đối ứng
- L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở. Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi : “ L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng
“, và trong L/C đối ứng phải ghi câu : “ L/C này đối ứng với L/C số …..mở ngày…..tại ngân hàng …..”
- L/C đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, trong giao dịch, người bán đồng thời là người mua và ngược lại.
1.6.8. Thư tín dụng điều khoản đỏ
Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở. Số tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHTB hay NHPH. NHTB chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền đó. Việc ứng trước tiền được NHPH ủy quyền cho NHTB thực hiện. Sau đó NHPH sẽ (hoặc đã ) trích tài khoản cho người mở chuyển ( hoặc hoàn trả ) cho NHTB.
Với “ điều khoản đỏ” NHPH cam kết ứng một số tiền nhất đinh của L/C khi nhận được các chứng từ thông thường là : hối phiếu của số tiền ứng trước, hóa đơn, giấy nợ hoặc cam kết giao hàng…….Hiện nay, L/C điều khoản đỏ đã được sử dụng trong thanh toán xuất khẩu khá rộng rãi.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH THỦ ĐÔ
2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Sacombank
Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM.
Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: SACOMBANK
Trụ sở chính: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3 TP.HCM Vốn điều lệ: 4.448.814.170.000 đồng.
Sau hơn 17 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
- 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ, 6.927 tỷ đồng vốn tự có;
- Gần 250 chi nhánh và phòng giao dịch tại 44/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại Trung Quốc và 01 Chi nhánh tại Lào;
- 10.644 đại lý thuộc 278 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới;
- 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo; - 60.000 cổ đông đại chúng;
Trong 17 năm hoạt động, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giảithưởng có uy tín, điển hình như:
- "Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn;
- “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;
- “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn;
- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn
- “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn;
- Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007;
- Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007,
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua;
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế;
Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập Tập đoàn tài chính Sacombank. Hiện nay, Tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thành viên:
- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn;
Thành viên trực thuộc:
- Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank- SBS);
- Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL);
- Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR); - Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA);
- Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ);
Thành viên hợp tác chiến lược: