3.2.1. Các giải pháp từ cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước
Các hoạt động của Ngân hàng nói chung và lĩnh vực thanh toán quốc tế nói riêng không thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặc dù trong thời gian qua, để tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh : luật đầu tư nước ngoài, luật thương mại, luật doanh nghiệp.... Tuy nhiên, còn nhiều văn bản cần phải điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình chung của thế giới. Vì vậy Nhà nước sẽ góp phần cho Chi nhánh Thủ Đô hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bằng cách hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp luật, các nghị định đã ban hành tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế. Đó là chính sách ngoại hội, đây là công cụ đắc lực cho việc thực hiện chính sách tiền tệ. Thông qua chính sách quản lý ngoại tệ, quản lý tiền bạc,....chính sách quản lý ngoại hối tác động đến chính sách huy động vốn trong và ngoài nươc, đồng thời ảnh hưởng
đến hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế, qua đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế.
Cùng với việc hoàn thiện hơn các văn bản pháp lý đã ban hành thì Nhà nước Việt Nam đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thích ứng hơn nữa với thời cuộc. Trong điều kiện mà mức độ cạnh tranh ngày càng cao thì việc tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ là ưu thế để nước ta thu hút đầu tư, qua đó tạo điều kiện để phát triển, hoàn thiện các hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại. Hiện nay, khi Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thì việc Nhà nươc tạo điệu kiện để thu hút đầu tư nước ngoài càng có ý nghĩa quan trọng. Nhà nước đã có những điều chỉnh về một số loại thuế và bổ sung một số ưu đãi để khuyến khích đầu tư.
Ngoài ra, Nhà nước ta cũng đã tiến hành cải cách các chính sách kinh tế đối ngoại. Với các biện pháp đẩy mạnh hoạt đông xuất nhập khẩu, quản lý chặt ché các hoạt động nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế
3.2.2. Các giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà nước
Với vai trò tạo ra cầu nối giữa các NHTM trong cá hoạt động kinh doanh tiền tệ và thanh toán thì các giải pháp từ phía NHNN sẽ giúp cho Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô hoàn thiện hơn hoạt động thanh toán quốc tế tại đây. Trước hết, NHNN cần phải nâng cao vai trò của mình về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Đồng thời có các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn và lợi ích của khách hàng, giúp Nhà nước quản lý được các hoạt động kinh tế và tăng cường hiệu lực gián sát hoạt động của hệ thống thanh toán quốc tế. Cùng với việc phát huy hơn nữa vai trò của mình thì NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM nói chung, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt đồng thanh
toán quốc tế : Chế độ chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu, chiết khấu hối phiếu ....
NHNN cũng cần tổ chức tốt hoạt động của thị trường ngoại hối trong nước. Phát triển thị trường liên Ngân hàng vì đây là nơi sẽ diễn ra hoạt động mua, bán trao đổi ngoại tệ giữa các Ngân hàng và NHNN cần làm tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa các NHTM trong các hoạt động kinh doanh tiền tệ và thanh toán. Mặt khác, cần phải nâng cao chất lượng hoạt đông của trung tâm tín dụng của NHNN.
3.2.3. Các giải pháp từ Ngân hàng Sacombank Chinh nhánh Thủ Đô
3.2.3.1. Tăng cường hoạt động Marketing
Trước hết phải thấy rằng hoạt đông thanh toán quốc tế không chỉ có ở riêng chi nhánh Thủ Đô mà còn ở nhiều Ngân hàng khác. Việc tăng cường hoạt đông Marketing giúp cho việc quảng bá thương hiệu về ngân hàng Sacombank nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh nói riêng được tốt hơn. Giúp cho khách hàng có thể biết đến những điểm mạnh cũng như chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại chi nhánh qua đó thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa.
Tiếp đến việc tăng cường hoạt động Marketing sẽ giúp cho chi nhánh có thể nghiên cứu được thị trường, qua đó nắm bắt được nhu cầu, vướng mắc của khách hàng trong quá trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó giúp cho Ngân hàng Sacombank nói chung, Chi nhánh Thủ Đô nói riêng có thể nhận ra được khả năng cạnh tranh của ngân hàng mình với các NHTM khác. Thông qua hoạt đông Marketing hiệu quả để đưa ra các chính sách và chiến lược hoạt động cụ thể và phù hợp nhất với tình hình.
3.2.3.2. Nâng cao năng lực, trình độ cho nhân viên TTQT
Cùng với việc tăng cường hoạt động Marketing thì việc nâng cao năng lực, trình độ cho nhân viên thanh toán quốc tế cũng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán quốc tế nói chung và theo hình thức tín dụng chứng từ nói riêng. Trong điều kiện hội nhập ngày nay, việc nâng cao năng lực càng có ý nghĩa quan trong nhằm đáp ứng đòi hỏi của hoạt động thương mại trong điều kiện cạnh tranh ngày càng cao. Với ngân hàng, cần phải có một đội ngũ được đào tạo tốt về nghiệp vụ, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, am hiểu luật cũng nhu các tập quán quốc tế.
Trước tiên, cần phải chú trọng ngay ở khâu tuyển dụng, cần tuyển những người có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, những người có khả năng. Để phát huy tối đa năng lực của họ thì cần phải bố trí, sử dụng nhân viện đúng người, đúng việc. Tiếp đến, chi nhành cần thường xuyên mở các khóa đào tạo nghiệp vụ để bổ xung kiến thức về thương mại quốc tế như về rủi ro mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường gặp phải, cùng với nó giúp cho nhân viên trong chi nhánh nắm bất được tình hình thế giới và triển vọng của các doanh nghiệp trong nước. Về lâu dài, chi nhánh có thể phối hợp với các trường, trung tâm đào tạo trong và ngoài nước để có thể gửi nhân viên đi học về nâng cao hơn nữa chuyên môn, các nghiệp vụ chuyên sâu.
Ngoài ra, từ phía chi nhánh thì cần phải có chính sách đãi ngộ hợp lý với những nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, hoàn thành tốt công việc được giao, có nhiều sáng tạo.... đồng thời có chế độ kỷ luật, chuyển công tác đối với những nhân viên có ý thức kém, chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao... Với việc khen thương kỷ luật như thế sẽ góp phần động viên phát huy hết khả năng làm việc của nhận viên. Cùng với lợi ích như thế nó cũng yêu cầu nhân viên phải tự trau dồi kiến thức để phát huy năng lực của mình.
Đội ngũ thanh toán quốc tế của Ngân hàng hiện nay đa phần đều là nhân viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực ngoại thương và thanh toán quốc tế. Để có đội ngũ nhân viên thanh toán đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng cần:
- Bổ sung thêm các nhân viên có trình độ chuyên môn, giỏi về ngoại ngữ và vi tính, am hiểu ngoại thương và thanh toán quốc tế.
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về thanh toán quốc tế, các cuộc hội thảo về thanh toán quốc tế nhằm giúp các Chi nhánh trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán quốc tế, học tập kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh trong hoạt động thanh toán quốc tế để vừa đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đồng thời giữ uy tín cho Ngân hàng.
- Trích một phần từ lợi nhuận Ngân hàng để tài trợ cho các học viên là nhân viên của Chi nhánh đang theo học nâng cao nghiệp tại các trường đại học hoặc lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ ... như vậy sẽ khuyến khích nhân viên có động lực trau dồi kiến thức toàn diện hơn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
- Bên cạnh việc bồi dưỡng trình độ trình độ chuyên môn, ngoại ngữ ... cho nhân viên thanh toán quốc tế thì cần chú ý bồi dưỡng đạo đức phẩm chất, nhân viên thanh toán quốc tế phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, năng nổ, có thái độ và phong cách giao tiếp văn minh lịch sự ...
3.2.3.3. Hoàn thiện các nghiệp vụ thanh toán
Đối với tín dụng thư xuất khẩu: Đây là phương thức có tính an toàn cao
đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch theo phương thức này tương đối phức tạp. Do vậy cần phải hoàn thiện nghiệp vụ này hơn nữa, để cho nó được diễn ra một cách an toàn và thuận lợi cho khách hàng. Muốn đạt được như thế, chi nhánh ngân hàng cần phải cẩn
trọng đối với từng khâu khi thực hiện nghiệp vụ. Trước hết, đối với khâu kiểm tra thư tín dụng nhận được, cần phải kiển tra theo quy định của thông lệ quốc tế, các nhân viên thực hiện khâu này cần phải kiểm tra thêm một số vẫn đề khác như : số tín dụng thư, địa điểm mở (là nơi ngân hàng mở cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu ), ngày mở thư tín dụng ( là ngày ngân hàng mở cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu đồng thời là ngày tính thời hạn hiệu lực mở của thư tín dụng) từ đó có thể lưu ý khách hàng về sự phù hợp giữa ngày tháng mở thư tín dụng trên thư tín dụng và trên hợp đồng ngoại thương.
Bên cạnh đó để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thư tín dụng xuất khẩu thì Chi nhánh Thủ Đô cũng cần đề cao vai trò tư vấn khách hàng về danh sách các ngân hàng nước ngoài có quan hệ đại lý với Ngân hàng Sacombank. Đồng thời cũng cung cấp thông tin cho khách hàng về uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng khác. Thời gian hiệu lực và nơi hết hạn hiệu lực của thư tín dụng là một trong các yếu tố quan trọng để lưu ý khách hàng xem có thể giao hàng và lập bộ chứng từ kịp thời hạn hay không hoặc để có cơ sở yêu cầu sửa đổi tín dụng. Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng thể hiện các công việc cần thiết liên quan đến thanh toán quốc tế như : thông báo tín dụng, lập chứng từ, giao hàng và xuất trình tại ngân hàng nơi hết hạn thư tín dụng. Nhân viên thanh toán cũng cần kiểm tra các quy định về chứng từ cần xuất trình, kiểm tra xem có điều khoản nào gây khó khăn cho người xuất khẩu trong quá trình lập chứng từ hay không. Khi kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất khẩu, nhân viên cần nghiên cứu kỹ các yêu cầu trong thư tín dụng để chỉ dẫn cho khách hàng cách sửa bộ chứng từ sao cho phù hợp, tránh trường hợp bị ngân hàng trả tiền từ chối thanh toán vì lý do không phù hợp.
Đối với tín dụng thư nhập khẩu : Trước hết khi phát hành loại thư tín
rủi ro cao nên khi nhận được bộ chứng từ xuất trình thì nhất thiết Chi nhánh phải nhanh chóng kiểm tra chứng từ một cách cẩn thận. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả nhà nhập khẩu và ngân hàng, Chi nhánh cần phải luôn giữ mối liêu hệ chặt chẽ với khách hàng yêu cầu mở thư tín dụng để hạn chế những tranh chấp. Theo UCP, thì ngân hàng có bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ để xử lý cũng như xem xét chứng từ. Trong thời gian này ngân hàng phải kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ phù hợp với các điều khoản, điều kiện trong thư tín dụng thì phải yêu cầu khách hàng thanh toán ngay. Nếu bộ chứng từ có sai sót, phải thông báo cho nhà nhập khẩu về tình trạng bộ chứng từ để từ đó đưa ra quyết định từ chối hay chấp nhận thanh toán. Nếu từ chối, ngân hàng phải điện từu chối gửi ngân hàng nước ngoài và thông báo một lần toàn bộ lỗi của bộ chứng từ.
Ngoài ra, khi phát hành thư tín dụng loại này, Chi nhánh cần phải đảm bảo các điều kiện, điểu khoản chặt chẽ, tránh những điều khoản bất lợi cho ngân hàng và khách hàng hoặc những điều khoản khó hiểu, dễ gây ra những tranh chấp hoặc dễ bị đối tác lợi dụng. Nếu là thư tín dụng đòi tiền bằng điện thì phải xem xét kỹ lưỡng uy tín của ngân hàng người hưởng vì chỉ cần nhận được điện xác nhận của ngân hàng phục vụ người hưởng rằng bộ chứng từ hoàn hảo là ngân hàng đã phải trả tiền trong vòng ba ngày làm việc. Trường hợp nhà nhập khẩu mua hàng theo giá FOB thì Chi nhánh có thể yêu cầu thêm nhà nhập khẩu mua bảo hiểm cho lô hàng trước khi tiến hành mở thư tín dụng, đặc biết là những thư tín dụng mở bằng vốn vay ngân hàng.
3.2.3.4. Tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ TTQT
Một vấn đề quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế đó là đảm bảo nguồn ngoại tệ để thanh toán. Chi nhánh cần phải có các biện pháp để đẩy mạnh việc huy động ngoại tệ, khai thác tốt các nguồn tài trợ, nâng cao chất
lượng tín dụng ngoại tệ. Để chủ động được nguồn ngoại tệ phục vụ cho thanh toán thư tín dụng trong điều kiện cung cấp ngọa tệ chưa ổn định, Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa các hình thức kinh doanh ngoại tệ với các NHTM khác. Đồng thời cần tạo mối quan hệ tốt với các NHTM khác để khi có nhu cầu cấp bách về nguồn thanh toán tín dụng thì có thể mua được từ những ngân hàng này.
Cùng với đó, việc đa dạng các hình thức thu hút vốn ngoại tệ cũng có ý nghĩa quan trọng. Chi nhánh cũng nên đẩy mạnh thu hút vốn ngoại tệ qua nhiều kênh như đại lý thu đổi ngoại tệ, từ kiều hối, thực hiện tốt nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế cho các nhà thầu xây dựng các công trình có vốn tài trợ hoặc có sự tham gia của các đối tác nước ngoài vì tiềm lực ngoại tế của họ là rất lớn, đây là nguồn lực để Chi nhánh đảm bảo cân đối ngoại tệ.
3.2.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động TTQT
Cùng với các biện pháp nói trên để hoàn thiện hơn nữa thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ của chi nhánh Thủ Đô thì cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Việc tăng cường công tác này giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra chính xác hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sẽ đảm bảo cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán hàng hoá XNK theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng đi đúng định hướng phát triển và theo đúng hành lang pháp lý của Nhà nước,của ngân hàng Saombank,Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát.
Trước hết, Chi nhánh Thủ Đô cần lựa chọn nhân việc tham gia kiểm tra kiểm soát là những người công tư phân minh, có trách nhiệm với sự nghiệp phát triển của Chi nhánh ngân hàng. Các nhân viên kiểm tra, kiểm soát phải phát hiện, uốn nắn kịp thời và nâng cao nhận thức toàn diện cho nhân viên.
Hơn nữa trong thời gian tới, Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác kiểm toán nội bộ cho các lĩnh vực như: kiểm toán báo cáo tài chính...
3.2.3.6. Hoàn thiện và đổi mới công nghệ thanh toán
Công nghệ thanh toán cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thanh toán quốc tế trong chi nhánh. Vì thế việc hoàn thiện và đổi