1.6.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang
- Là L/C mà người mở ( nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận thông báo trước của người thụ hưởng ( nhà xuất khẩu )
vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết coi như không có việc hủy bỏ xảy ra. Chính vì những lý do này mà L/C hủy ngang không được sử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết.
1.6.2. Thư tín dụng không thế hủy ngang
- Là L/C mà sau khi đã mở thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và NHXN ( nếu có).
- Do quyền lợi của người xuất khẩu được bảo đảm nên loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế.
- Một L/C không ghi chữ “ Irrevocable” thì vẫn được coi là không hủy ngang, trừ khi nó nói rõ là có thể hủy ngang.
1.6.3. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận
- Đây là loaii L/C không thể hủy bỏ. Theo yêu cầu của NHPH, một nhân hàng xác nhận trả tiền cho L/C này.
- Trách nhiệm trả tiền L/C của NHXN là giống như NHPH, do đó NHPH phải trả phí xác nhận và thường là ký quỹ tại NHXN.
- Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên L/C loại này là đảm bảo nhất cho nhà xuất khẩu. Nhu cầu xác nhận L/C tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của NHPH, vào tình hình kinh tế chính trị của quốc ra nơi NHPH có trụ sở.
1.6.4. Thư tín dụng chuyển nhượng
L/C chuyển nhương là L/C không hủy ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đồi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ.
Các đặc điểm của L/C chuyển nhượng :
- L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần.
- Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ban đầu chịu. - Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo L/C gốc
- Việc chuyển nhược L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu
1.6.5. Thư tín dụng giáp lưng
- Khái niệm : Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.
L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc, L/C sau gọi là L/C giáp lưng hay còn gọi là L/C đối, L/C phụ, còn người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian.
1.6.6. Thư tín dụng tuần hoàn
- Khái niệm : Là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá
trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được thực hiện.
1.6.7. Thư tín dụng đối ứng
- L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở. Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi : “ L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng
“, và trong L/C đối ứng phải ghi câu : “ L/C này đối ứng với L/C số …..mở ngày…..tại ngân hàng …..”
- L/C đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, trong giao dịch, người bán đồng thời là người mua và ngược lại.
1.6.8. Thư tín dụng điều khoản đỏ
Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở. Số tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHTB hay NHPH. NHTB chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền đó. Việc ứng trước tiền được NHPH ủy quyền cho NHTB thực hiện. Sau đó NHPH sẽ (hoặc đã ) trích tài khoản cho người mở chuyển ( hoặc hoàn trả ) cho NHTB.
Với “ điều khoản đỏ” NHPH cam kết ứng một số tiền nhất đinh của L/C khi nhận được các chứng từ thông thường là : hối phiếu của số tiền ứng trước, hóa đơn, giấy nợ hoặc cam kết giao hàng…….Hiện nay, L/C điều khoản đỏ đã được sử dụng trong thanh toán xuất khẩu khá rộng rãi.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH THỦ ĐÔ
2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Sacombank
Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM.
Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: SACOMBANK
Trụ sở chính: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3 TP.HCM Vốn điều lệ: 4.448.814.170.000 đồng.
Sau hơn 17 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
- 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ, 6.927 tỷ đồng vốn tự có;
- Gần 250 chi nhánh và phòng giao dịch tại 44/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại Trung Quốc và 01 Chi nhánh tại Lào;
- 10.644 đại lý thuộc 278 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới;
- 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo; - 60.000 cổ đông đại chúng;
Trong 17 năm hoạt động, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giảithưởng có uy tín, điển hình như:
- "Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn;
- “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;
- “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn;
- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn
- “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn;
- Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007;
- Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007,
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua;
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế;
Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập Tập đoàn tài chính Sacombank. Hiện nay, Tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thành viên:
- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn;
Thành viên trực thuộc:
- Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank- SBS);
- Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL);
- Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR); - Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA);
- Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ);
Thành viên hợp tác chiến lược:
- Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal); - Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex);
- Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát; - Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM);
Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần:
- Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001; - International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002;
- Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005.
Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước như: Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto,
COMECO, Trường Phú, ISUZU Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY)...
Đến ngày 15/09/2005, Sở giao dịch Ngân hàng Sacombank được mở tại Hà Nội tại địa chỉ: 88 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tháng 02/2009 đổi tên thành Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô Ban Giám Đốc Phòng hỗ trợ Phòng tín dụng cá nhân Phòng tín dụng doanh nghiệ p Bộ phận thanh toán quốc tế Phòng giao dịch Phòng tài chính – kế toán Bộ phận quản lý tín dụng Bộ phận tiền gửi thanh toán Bộ phận tiếp thị sản phẩm dành cho CN Bộ phận tín dụng dành cho CN Bộ phận tiếp thị sản phẩm dành cho DN Bộ phận tín dụng dành cho DN 5 phòng giao dịch Bộ phận kế toán Bộ phận kho quỹ
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng hỗ trợ : Với bộ phận thanh toán quốc tế thì đây sẽ là đầu mối
trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng, thực hiện các mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý cũng như các dịch vụ đối ngoại khác. Ngoài ra, bộ phận thanh toán quốc tế cũng làm nhiệm vụ dịch thuật các tài liệu, chứng từ liên quan đến thanh toán quốc tế cho Ngân hàng và khách hàng.
Bộ phận quản lý tín dụng sẽ làm nhiệm vụ tư vấn cho ban gián đốc về các rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng, đồng thời quản lý hồ sơ của khách hàng. Và bộ phần tiền gửi sẽ làm nhiệm vụ nhận tiền gửi từ khách hàng ( là cá nhân hoặc là doanh nghiệp).
Phòng tín dụng cá nhân, doanh nghiệp : Đối với bộ phận tiếp thị sản
phẩm thì nhiệm vụ chủ yếu là giới thiệu cho người có nhu cầu các sản phẩm, dịch vụ tín dụng của Ngân hàng ( vay ngắn hạn, vay trung, dài han, các nghiệp vụ bảo lãnh, chiết khấu....) thông qua bộ phần này khách hàng sẽ biết rõ hơn về các dịch vụ tín dụng của Ngân hàng qua đó có được dễ đưa ra được lựa chọn hơn. Và bộ phận tín dụng sẽ là nơi cung cấp các nghiệp vụ này cho khách hàng.
Phòng giao dịch : Nhiệm vụ của phòng gia dịch đó là trực tiếp giao dịch
với khác hàng để huy đông vốn bằng VNĐ và các ngoại tệ khác. Đồng thời phòng cũng làm nhiệm vụ xử lý các nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Sacombank.
Phòng tài chính – kế toán:Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch
toán kế toán toàn hệ thống Ngân hàng:
- Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý, năm).
- Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính.
Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính.
Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp.
Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
2.1.2.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô
a.Về huy động vốn
Số dư nguồn vốn huy động đến cuối năm 2008 đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 161% so với cuối năm trước và vượt 64 % kế hoạch năm, trong đó có nguồn vốn nhận ủy thác của các định chế tài chính nước ngoài đạt 13 tỷ đồng
Về cho vay và đầu tư chứng khoán nợ
Tổng dư nợ cho vay năm 2008 đạt 600 tỷ đồng, tăng 46 % so với năm 2007, trong đó cho vay cá thể, hộ gia đình chiếm tỷ trọng 49 %. Ngoài ra, Chi nhánh Thủ Đô cũng đã điều tiết 19,4 % tổng tài sản vào chứng khoán nợ để giảm thiểu rủi ro, tạo lợi nhuận và điều hành linh hoạt thanh khoản của Ngân hàng.
Bảng 2.1 : Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng 2006 - 2008
Năm 2006 2007 2008
Tổng dư nợ (tỷ đồng) 240 410 600
Tốc độ tăng 41% 71% 46%
( Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thủ Đô trong năm 2006, 2007,2008 )
Lợi nhuận trước thuế của Chi nhanh liên tục tăng qua các năm, nếu như trong năm đầu thành lập lợi nhuận chỉ là 6 tỷ đồng thì một năm sau đó lợi nhuận đạt 18 tỷ đồng và đạt lợi nhuận 32 tỷ đồng năm 2008
Hình 2.1: Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh các năm 2006 - 2008
Đơn vị : Tỷ đồng ( Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thủ Đô trong
năm 2006, 2007,2008 )
Như vậy là trong suốt thời gian kể từ ngày thành lập lợi nhuận trước thuế của chi nhánh liên tục tăng. Năm 2007, lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 200% so với năm 2006. Đến năm 2008, mặc dù nền kinh tế thế giới đang có nhiều khó khăn và có nguy cơ dơi vào khủng hoảng nhưng lợi nhuân trước thuế tại Chi nhánh Thủ Đô vẫn đạt mức 32 tỷ đồng tăng gần 77,8 % so với năm 2007. Năm 2009, mặc dù đứng trước tình hình chung của thế giới, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn nhưng Ngân hàng Sacombank –
Chi nhánh Thủ Đô vẫn đề ra mục tiêu là đạt lợi nhuận trước thuế là 40 tỷ đồng.
c.Về hoạt động đầu tư
Về thanh toán quốc tế năm 2008 đạt 198 triệu đôla Mỹ, tăng 59 % so với năm trước, trong đó thanh toán xuất khẩu đạt 40 triêu đôla Mỹ, tăng 119 % so với năm trước và thanh toán nhập khẩu đạt 69 triệu đôla Mỹ, tăng 59 % so với năm trước. Doanh số thanh toán nội địa đạt 561 tỷ đồng, tăng 36,6 % so với năm trước.
2.1.3. Các sản phẩm - dịch vụ
Đối với khách hàng cá nhân:
- Sản phẩm thẻ : Để thuận tiện hơn trong công việc thanh toán Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô cho phát hành một số loại thẻ đối với khách hàng là cá nhân nhằm giúp khách hàng có được tiện ích nhiều nhất trong việc thanh toán: Thẻ tín dụng quốc tế Parkson Privilege, thẻ tín dụng