Công nghệ thanh toán cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thanh toán quốc tế trong chi nhánh. Vì thế việc hoàn thiện và đổi mới công nghệ trong hoạt đông thanh toán quốc tế cũng sẽ là một giải pháp đóng góp vào sự phát triển của hoạt động này nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Trước hết, việc cải thiện và nâng cao trình độ tự động hóa trong quy trình công nghệ ngân hàng là một trong những điều kiện tốt để quản lý vốn tập trung, tăng cường hơn nữa sự hội nhập của hệ thống Ngân hàng vào thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu về công nghệ , Chi nhánh Thủ Đô cần tận dụng tối đa công suất của hệ thống máy móc hiện có, giảm bớt các công việc giấy tờ bằng cách chuyển toàn bộ việc nhận, lập, chuyển, phân loại và quản lý các loại điện, thư sử dụng trong quá trình thanh toán sang thực hiện trên hệ thống máy tính và thông qua mạng máy tính. Đồng thời, Chi nhánh có thể chính sửa và hoàn thiện các chương trình phần mềm phục vụ công tác thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ bằng cách chuyển các chương trình thanh toán mạnh hơn. Các chương trình này tạo ra được các mẫu điện chuẩn phù hợp với mỗi phương thức thanh toán và thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó Chi nhánh cũng nên đa dạng hóa các kênh phân phối dịch vụ bổ sung các dịch vụ thanh toán trên trang Web của Ngân hàng : như trông báo thư tín dụng, gửi yêu cầu mở thư tín dụng, chấp nhận thanh toán, quản lý tài khoản của doanh nghiệp, và thể dần tiến tới viêc giao dịch với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua mạng Internet. Cùng với việc đa dạng hóa các kiênh phân phối dịch vụ này thì Chi nhánh cũng cần phải kiểm tra, nâng
cấp và mua mới các trang thiết bị phục vụ thực hiện công tác thanh toán, xây dựng hệ thống mạng diện rộng và mạng cục bộ, phát triển hình thức và phương tiện an toàn bảo mật cơ sở dữ liệu, xây dựng kho dữ liệu đa chiều nhằm hỗ trỡ cho ứng dụng quản lý thông tin và các quyết định điều hành kinh doanh một các chính xác.
KẾT LUẬN
Việt Nam tham gia vào WTO là điều kiện để nền kinh tế nước ta có điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các hoạt động thương mại và Ngân hàng sẽ ngày càng có điều kiện để phát triển. Cùng với nó là hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu không những tăng lên về kim ngạch mà tăng lên cả về quy mô và chất lượng.
Tuy nhiên, ra nhập vào WTO cũng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều các Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được mở tại Việt Nam. Mức độ cạnh tranh càng gay gắt hơn, nó đòi hỏi các Ngân hàng cần phải có biện pháp để hoàn thiện hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế. Mặc dù là một trong những Ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế phát triển nhất nhưng
Ngân hàng Sacombank nói chung và Chi nhánh Thủ Đô nói riêng cũng không phải là ngoại lệ. Cần phải có những biến pháp để hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế đặc biệt là hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, qua đó duy trì và nâng cao uy tín của Ngân hàng trên trường thế giới.
Thông qua chuyên đề này, em hy vọng thông qua các nghiên cứu có thể đưa ra được một số giải pháp giúp ích cho công việc hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2006), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động xã hội
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, website: www.sbv.gov.vn
3. Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thủ Đô – Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008
4. Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín (Sacombank) – Website :
www.sacombank.com
5. Nguyễn Văn Tiến, ( 2007 ), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê.
6. Nguyễn Văn Tiến, ( 1999 ), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng , NXB Thống kê
7. ICC – Phòng thương mại quốc tế (2004), Các tập quán quốc tế về L/C, Nhà xuất bản Lao động – xã hội.
8. Phan Thu Hà, Nguyễn Thu Thảo, (2002) , Ngân hàng thương mại và quản trị nghiệp vụ, NXB Thống kê.