Mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ theo hƣớng đa năng, đa dạng đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cao bằng (Trang 92 - 94)

3.3.3 .Thu nhập từ dịch vụ thanh toán

4.2.2.Mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ theo hƣớng đa năng, đa dạng đáp ứng

4.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại BID

4.2.2.Mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ theo hƣớng đa năng, đa dạng đáp ứng

ứng nhu cầu của khách hàng

Sự đơn điệu trong sản phẩm dịch vụ và cách triển khai sản phẩm đơi khi cịn cứng nhắc đã làm giảm sức hút của dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng. Đây là thách thức và cũng là cơ hội cho các ngân hàng TM Việt Nam. Dịch vụ ngân hàng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thơng qua thu phí dịch vụ. Đây là nguồn thu ổn định và an tồn của ngân hàng. Đa dạng các loại hình dịch vụ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, đa dạng hóa nguồn thu. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc đa dạng và phát triển các dịch vụ ngân hàng sẽ đem lại ƣu thế vƣợt trội, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng hiện đại, phong phú, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ thu hút đƣợc khách hàng đến với mình.

Dựa trên điều kiện kinh tế xã hội tại tỉnh Cao Bằng và xu thế phát triển trong thời gian tới để có chiến lƣợc phát triển và cung cấp các dịch vụ TTKDTM phù hợp với đặc thù nhu cầu của khách hàng và có tiềm năng lớn nhƣ: L/C, dịch vụ thanh toán hoá đơn, Mobile Banking.... đặc biệt trên địa bàn tỉnh, hoạt động ngoại thƣơng phát triển mạnh, hình thức thanh tốn L/C đã đƣợc sử dụng phổ biến trong thông thƣơng.

Nghiệp vụ thanh tốn L/C là một hình thức thanh tốn quốc tế mà các ngân hàng thƣơng mại và các doanh nghiệp sử dụng để thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu cho nhau. Hoạt động thanh tốn theo phƣơng thức tín dụng chứng từ có những ƣu điểm nhƣ: An tồn hơn cho cả ngƣời mua và ngƣời bán do có sự đảm bảo của ngân hàng nên đƣợc một số lƣợng khách hàng có u cầu. Để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ này, chi nhánh cần có các giải pháp cụ thể đối với từng đối tƣợng khách hàng nhƣ sau:

- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

+ Chi nhánh cần giới thiệu, tƣ vấn cho doanh nghiệp XK yêu cầu bên NK mở cho mình một L/C đảm bảo nhất. Đối với những mặt hàng quý hiếm hoặc nghi ngờ khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/C thì L/C khơng huỷ ngang có xác nhận và miễn truy địi là có lợi nhất cho ngƣời XK. Tuy nhiên không nhất thiết trƣờng hợp nào cũng phải mở L/C xác nhận vì chi phí xác nhận cao và bên NK phải

ký quỹ tại ngân hàng mở, nếu khó khăn đối với nhà NK, họ có thể khơng thực hiện đƣợc hợp đồng thƣơng mại.

+ Tƣ vấn cho doanh nghiệp trong việc chọn ngân hàng mở L/C là ngân hàng thanh toán. Những ngân hàng càng lớn, càng có uy tín quan hệ tốt và thƣờng xun thanh tốn sịng phẳng thì việc thanh tốn sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn.

+ Cần chú trọng hơn nữa công tác tƣ vấn, giúp nhà XK cách giải quyết khi bộ chứng từ có sai sót. Xem xét kỹ lƣỡng những lý do từ chối mà ngân hàng mở đƣa ra có hợp lý khơng. Nếu bộ chứng từ có sai sót nghiêm trọng thì nên tƣ vấn cho khách hàng chuyển sang phƣơng thức nhờ thu.

- Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:

+ Tƣ vấn cho nhà NK khẩu nên mở loại L/C nào là có lợi nhất. Nhà NK nên thoả thuận với đối tác nên hạn chế mở L/C chuyển nhƣợng vì thủ tục lịng vịng gây khó khăn trong thanh tốn.

+ Tƣ vấn cho nhà NK trong việc đƣa các điều khoản vào L/C. Không nên đƣa quá nhiều điều khoản vào L/C dễ dẫn đến những sai xót nhƣng cũng cần chi tiết những điều khoản quan trọng nhất cần có trong L/C nhƣ: thời hạn hiệu lực, thời hạn thanh toán, nội dung về hàng hoá…

+ Tƣ vấn cho nhà NK trong việc lựa chọn thời hạn của L/C. Nếu L/C mở quá sớm, nhà nhập khẩu sẽ bị ứ đọng vốn, nhƣng nếu mở quá muộn thì ngƣời nhập khẩu sẽ gặp khó khăn về thời hạn giao hàng. Do đó, trong q trình giao dịch với khách hàng cần chú ý tìm hiểu và giúp đỡ khách hàng xây dựng một thời hạn hợp lý nhất của L/C.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu – ngƣời sử dụng dịch vụ thanh tốn ngày càng có nhiều quyền lực hơn trƣơng lựa chọn sản phẩm dịch vụ thanh toán. Những yêu cầu cao về chất lƣợng dịch vụ nhƣ nhanh chóng, linh hoạt, chuyên nghiệp và đặc biệt đối với những doanh nghiệp có các chi nhánh tại các địa bàn yêu cầu khác nhau về tính đồng bộ của dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ. Những yêu cầu này là động lực để chi nhánh triển khai có hiệu quả dịch vụ thanh tốn .

- Cần nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của dịch vụ thanh toán này để có hƣớng đầu tƣ phù hợp về cơ sở vật chất cũng nhƣ nhân sự có chất lƣợng đáp ứng đƣợc đòi hỏi của khách hàng khi thực hiện dịch vụ thanh tốn này, từ đó thúc đầy thanh tốn tín dụng chứng từ ngày càng phát triển hơn nữa giúp tăng doanh thu cho hoạt động thanh tốn này nói riêng và tăng doanh thu qua dịch vụ thanh tốn nói chung.

- Phân tích và định dạng mỗi khách hàng đều có những yêu cầu riêng biệt về từng loại hình sản phẩm dịch vụ chuyên biệt, chi nhánh cần chọn lọc các ngành hàng đặc thù, các khách hàng thuộc thành phần kinh tế khác nhau (đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu ) để giới thiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ phù hợp cho từng đối tƣợng. Hoạt động này cho phép chi nhánh cung cấp đa dạng, phong phú các loại hình sản phẩm dịch vụ để tối đa hóa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của các phân khúc khách hàng chuyên biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cao bằng (Trang 92 - 94)