Khái quát sự hình thành và pháttriển của chi nhánh BIDV Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái bình (Trang 54 - 65)

CHƯƠNG 2 .PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. KHÁI QUÁT HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH BID

3.1.1. Khái quát sự hình thành và pháttriển của chi nhánh BIDV Thái Bình

3.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH BIDV THÁI BÌNH BIDV THÁI BÌNH

3.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của chi nhánh BIDV Thái Bình Bình

3.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình là một chi nhánh cơ sở của hệ thống các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam, đƣợc thành lập vào ngày 26/03/1988, thực hiện chức năng nhận tiền gửi và cho vay, mở rộng kinh doanh trên địa bàn cho nên có nhiệm vụ : thực hiện mục tiêu phƣơng hƣớng nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh mang lại lợi nhuận đi đôi với an toàn tài sản…theo đúng chế độ, chính sách và các quy định của giám đốc chi nhánh và Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam đã ban hành. Trực tếp mở rộng kinh doanh sinh lời trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đề ra những phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh tiền tệ và đa dạng hóa các nghiệp vụ nhƣ : đẩy mạnh tăng trƣởng nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng và dân cƣ tăng dƣ nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và đề ra các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có ảnh hƣởng tới nguồn vốn và kết quả kinh doanh của ngân hàng, tăng cƣờng đẩy mạnh thu lãi nhằm đạt đƣợc kết quả đáng kể và tạo lập nguồn thu chính để bù đắp chi phí, mang lại lợi nhuận đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị.

Đến năm 2012 đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình. Từ khi đi vào hoạt động chi nhánh BIDV Thái

Bình có vai trò tạo lập nguồn vốn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng các dịch vụ tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Ngân hàng đã và đang thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh của mình : chú trọng vào tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh và hộ sản xuất – hai khu vực cơ bản trên địa bàn. Trong những năm qua, tín dụng ngân hàng đã góp một phần không nhỏ trong sự chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn.

3.1.1.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình

Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình đƣợc tổ chức với bộ máy tinh giảm, gọn nhẹ, đầy đủ các phòng ban cần thiết đảm bảo thực hiện đủ chức năng và nhiệm vụ của mình.

Chi nhánh luôn đổi mới tác phong, đào tạo ra đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có lòng tin và yêu nghề, luôn đƣợc bồi dƣỡng và đào tạo đổi mới để theo kịp với xu hƣớng phát triển của Thái Bình.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình hiện tại đƣợc chia thành 5 khối hoạt động : khối quản lý khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ, khối trực thuộc.

Sơ đồ 3.1 : Bộ máy tổ chức của BIDV Thái Bình

( Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự - BIDV Thái Bình )

3.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh

3.1.2.1.Hoạt động huy động vốn

Trực tiếp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên vốn đóng vai trò quyết định trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó quyết định quy mô hoạt động, uy tín, năng lực thanh toán cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng. Với phƣơng châm đi vay để cho vay, ngân hàng luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm.

BAN GIÁM ĐỐC

Khối QLKH Khối QLRR Khối tác nghiệp Khối QLNB Khối trực thuộc

Phòng QHKH I Phòng QLKH II Phòng QLRR Phòng QTTD Phòng GDKH Phòng GDKH Phòng TT - KQ Phòng TC- KT Phòng TC - NS Văn phòng Phòng KHTH Các phòng giao dịch

Bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ đến các khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức, BIDV đã chủ động, sáng tạotrong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; phong phú về thời hạn từ không kì hạn đến 36 tháng; linh hoạt trong từng lãi suất và chính sách sản phẩm khác nhau. Nhờ việc đa phƣơng hoá, đa dạng hoá các hình thức, biện pháp huy động vốn trong nƣớc và ngoài nƣớc nên nguồn vốn của BIDV huy động đƣợc dành cho đầu tƣ phát triển ngày càng lớn.

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn tại BIDV Thái Bình giai đoạn 2012- 2016 Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng huy động 2.352 2.869 3.082 3.122 3.784 Tăng giảm (+/-) 547 517 213 40 662 Tăng giảm (%) 30,30% 21,98% 7,42% 1,3% 21,2%

(Nguồn báo cáo thường niên - BIDV Thái Bình)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn huy động vốn của BIDV Thái Bình qua các năm tăng lên với diễn biến khá tốt. Tính đến cuối năm 2016 tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ) đạt 3.784 tỷ đồng tăng 662 tỷ đồng so với năm 2015. Khi nhìn nhận vào kết quả đạt đƣợc ở năm 2015, BIDV Thái Bình nhận thấy, tỷ lệ tăng trƣởng về nguồn vốn huy động mới chỉ đạt đƣợc 85% so với kế hoạch năm mặc dù tăng 40 tỷ đồng so với năm 2014, ngân hàng đã đƣa ra nhiều chƣơng trình thi đua khen thƣởng trong nội bộ nhằm đôn đốc các bộ phận kinh doanh trong chi nhánh tích cực đẩy mạnh thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức huy động khác nhau và chú trọng vào các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Đối với nguồn tiền gửi có kỳ hạn, ngân

hàng phải trả mức lãi suất cao hơn món tiền gửi khác nhƣng đây lại là nguồn huy động ít bị biến động nhất, giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn. Kết quả đạt đƣợc trong năm 2016 khá tốt, với mức tăng trƣởng huy động vốn 21,2% so với năm 2015 và đạt 113% kế hoạch năm.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu huy động vốn tại BIDV Thái Bình giai đoạn 2012- 2016

Bên cạnh đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng chiếm khoảng 25- 35% trên tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, nguồn vốn này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn – số tiền các doanh nghiệp gửi vào để đảm bảo thanh toán – với nguồn vốn này, Ngân hàng phải trả lãi suất rất thấp nhƣng nó không mang tính ổn định cao, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào, vì vậy Ngân hàng luôn phải dự trữ một tỷ lệ lớn để đảm bảo thanh toán. Trong giai đoạn từ 2012- 2016, tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế giảm dần từ 35,29% năm 2012 xuống 25,84% trong năm 2016.

Có thể nhận thấy tình hình huy động vốn trong thời gian vừa qua của BIDV Thái Bình là khá tốt trong bối cảnh thị trƣờng huy động vốn giữa các

ngân hàng thƣơng mại nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng đang có sự cạnh tranh khốc liệt. Chi nhánh đã thƣờng xuyên theo dõi diễn biến tình hình huy động vốn – sử dụng vốn hàng tháng trên địa bàn để đẩy mạnh những sản phẩm huy động vốn phù hợp, lãi suất huy động linh hoạt theo từng sản phẩm nhƣng vẫn đảm bảo đúng quy định và chỉ đạo của Ngân hàng nhà nƣớc, đảm bảo khả năng thanh toán, cân đối vốn tại chỗ.

3.1.2.2.Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của BIDV và hiện nay vẫn đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Do vậy BIDV Thái Bình rất coi trọng công tác tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trƣởng an toàn và hiệu quả. Công tác tín dụng của BIDV Thái Bình trong giai đoạn 2012-2016 đƣợc thể hiện qua nhƣ sau:

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng vốn của BIDV Thái Bình từ 2012 -2016.

Đơn vị: Tỷ đồng.

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1 Tổng dƣ nợ 1.394 1.516 1.908 2.296 2.814 Phân loại theo

thời gian 1.394 1.516 1.908 2.296 2.814 Ngắn hạn 1100,43 1115,77 1329,6 1548,36 1770,07 Trung và dài

hạn 293,57 400,23 578,4 747,64 1043,93

Phân loại theo

TSĐB 1.394 1.516 1.908 2.296 2.814

Dƣ nợ cho vay

có TSĐB 1.178 1.399 1.812 2.137 2.698

Dƣ nợ cho vay

không có TSĐB 216 117 96 159 116

Phân loại theo

đối tƣợng vay 1.394 1.516 1.908 2.296 2.814 Cho vay KHDN 1.044 1.100 1.350 1.545 1.803

Cho vay bán lẻ 350 416 558 751 1.011

2 Tỷ lệ nợ xấu

(%) 2,57 1,4 1,45 1,3 1,2

(Nguồn báo cáo thường niên - BIDV Thái Bình)

Từ bảng số liệu cho thấy, thời điểm năm 2012-2013 khi hệ thống các ngân hàng thƣơng mại đang trong giai đoạn phục hồi sau khi bị ảnh hƣởng nặng nề của suy thoái kinh tế và lạm phát, thì dƣ nợ tín dụng của chi nhánh vẫn duy trì và có mức tăng trƣởng nhẹ.Giai đoạn từ 2014-2016, sự tăng trƣởng tích cực hơn cả về quy mô và chất lƣợng, điều đó đã khẳng định vị thế

của BIDV Thái Bình trong thị trƣờng cạnh tranh tín dụng giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Tính đến 31/12/2016 tổng dƣ nợ tín dụng của chi nhánh đạt 2.814 tỷ đồng, tăng 518 tỷ đồng tƣơng ứng 22,56% so với năm 2015, hoàn thành 105% kế hoạch năm. Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng đều mức 20-25% phù hợp với mục tiêu kinh doanh đề ra của chi nhánh.

Tuy nhiên bên cạnh việc tăng trƣởng tín dụng thì ban giám đốc Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam cũng nhƣ BIDV Thái Bình không quên kiểm soát chặt chẽ mức tăng trƣởng đó với việc bám sát số liệu từng ngày để cân đối cho vay giữa các khoản tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn; đồng thời các phòng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân phải lên kế hoạch giải ngân – thu nợ tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo của ban giám đốc. Vì thế từ năm 2012- 2016 cơ cấu cho vay cũng nhƣ tình trạng nợ có sự thay đổi tích cực.

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian trong giai đoạn 2012- 2016

Nhìn vào biểu đồ về cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo thời gian có thể thấy: dƣ nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên tỷ trọng này cũng giảm dần qua các năm từ 2012-2016. Năm 2012, tỷ trọng dƣ nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 78,94% tổng dƣ nợ, dƣ nợ tín dụng trung, dài hạn chỉ chiếm 21,06% tổng dƣ nợ nhƣng đến năm 2016, tỷ trọng dƣ nợ tín dụng ngắn hạn giảm còn 62,9% tổng dƣ nợ trong khi đó, dƣ nợ tín dụng trung, dài hạn lên đến 37,1% tổng dƣ nợ. Điều này cho thấy, sự chú trọng của Ban giám đốc cũng nhƣ các phòng ban kinh doanh vào phát triển chất lƣợng tín dụng đã mang lại hiệu quả nhất định.

Cơ cấu cho vay phân theo đối tƣợng vay cũng có sự dịch chuyển đáng kể: nếu nhƣ năm 2012, cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 74,89% trên tổng dƣ nợ và cho vay bán lẻ chiếm 25,11% tổng dƣ nợ thì đến năm 2016, con số này đã có sự dịch chuyển đáng kể từ đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp sang bán lẻ, lần lƣợt là 63,07% và 35,93%. Nhƣ vậy trong 5 năm nghiên cứu, dƣ nợ cho vay đối với doanh nghiệp đang có xu hƣớng giảm trong khi dƣ nợ cho vay bán lẻ có xu hƣớng ngày càng tăng.

Quy mô dƣ nợ tín dụng của BIDV Thái Bình liên tục tăng từ năm 2012 đến năm 2016, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu đến năm 2016 đã đƣợc khống chế ở mức ổn định. Năm 2012, khi nền kinh tế bắt đầu bƣớc vào giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu của BIDV Thái Bình còn ở mức 2,57% thì đến năm 2016, tỷ lệ này đã giảm xuống một nửa còn 1,2%. Có thể nói, BIDV Thái bình bên cạnh việc mở rộng tín dụng còn tập trung vào mục tiêu đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động, tăng cƣờng năng lực quản trị điều hành, tiếp tục hoàn thiện mô hình kinh doanh theo định hƣớng chiến lƣợc khác biệt về chất thay vì chỉ hƣớng vào tổng quy mô tài sản hay tăng trƣởng tín dụng.

3.1.2.3.Hoạt động dịch vụ

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống của ngân hàng về huy động vốn và hoạt động tín dụng, BIDV còn phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trƣờng, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Ngoài những dịch vụ truyền thống về phát hành thẻ, phát hành bảo lãnh, mở L/C, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc…BIDV còn tích hợp công nghệ hiện đại với nhiều tính năng, tiện ích để đƣa ra những sản phẩm dịch vụ mới: smartbanking, BSMS, thanh toán hóa đơn điện nƣớc, nạp thẻ điện thoại, thanh toán vé máy bay…giúp đem lại một nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng.

Bảng 3.3 Kết quả hoạt động dịch vụ tại BIDV Thái Bình từ 2012-2016

Đơn vị: Tỷ đồng.

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1 Thu dịch vụ thanh toán 5,721 6,66 8,6 9,32 10,132 2 Thu tài trợ thƣơng mại 0,986 1,662 2,66 2,53 2,95 3 Thu dịch vụ bảo lãnh 2,090 1,875 5,51 4,338 4,57 4 Thu phí dịch vụ thẻ 1,049 1,104 1,71 1,93 2,016 5 Thu phí dịch vụ khác 2,754 4,379 4,8 7,582 8,932 Tổng phí dịch vụ ròng 12,6 15,68 23,28 25,7 28,6

(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Thái Bình hàng năm)

Nhìn vào bảng tổng hợp trên có thể thấy nguồn thu từ tất cả các hoạt động dịch vụ có xu hƣớng tăng từ năm 2012 đến 2016. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất ( khoảng 35-45%) vẫn là thu từ dịch vụ thanh toán, bao gồm thanh toán trong nƣớc và thanh toán quốc tế. Tiếp đến là hoạt động bảo lãnh gồm bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, cam kết mở thƣ tín dụng (L/C).

Phát hành thẻ có thể coi là điểm sáng trong hoạt động của ngân hàng khi đứng trong môi trƣờng cạnh tranh về phát hành thẻ rất lớn với 4 liên minh thẻ và hàng chục ngân hàng cùng phát hành thẻ với hàng chục thƣơng hiệu thẻ khác nhau. BIDV Thái Bình đã phải giao chỉ tiêu phát hành thẻ tới từng phòng ban và các phòng giao chỉ tiêu tới các cán bộ, triển khai thực hiện tốt các chƣơng trình khuyến mại của thẻ. Nhờ có sự tích cực, chủ động, sáng tạo mà chỉ tiêu phát hành thẻ của ngân hàng đã vƣợt kế hoạch đƣợc giao, giúp ngân hàng thu phí dịch vụ thẻ đạt 2,016 tỷ đồng vào năm 2016.

Các dịch vụ khác: bảo hiểm, thanh toán hóa đơn, thu hộ…cũng có sự tăng trƣởng mạnh qua các năm.

3.1.2.4.Kết quả kinh doanh

Bảng 3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Bình từ 2012-2016

Đơn vị: Tỷ đồng, %.

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

I Chỉ tiêu về quy mô

1 Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ 1.394 1.516 1.908 2.296 2.814 2 Dƣ nợ tín dụng bình quân 1.103 1.191 1.932 2.102 2.995 3 Huy động vốn cuối kỳ 2.352 2.869 3.082 3.122 3.784 4 Huy động vốn bình quân 1.946 2.450 2.960 2.809 3.564 II Chỉ tiêu về cơ cấu, chất

lƣợng

1 Tỷ lệ dƣ nợ/ Huy động vốn 59,27% 52,84% 61,91% 77,36% 74,37%

2 Tỷ trọng dƣ nợ TDH/Tổng DN

III Các chỉ tiêu hiệu quả 1 LNR trƣớc thuế 38,25 62,6 80,19 97,014 99,186 2 LNTT bình quân đầu ngƣời 0,386 0,638 0,786 0,851 0,813 3 Thu dịch vụ ròng 12,6 15,68 23,28 25,7 28,6

(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Thái Bình hàng năm)

Từ bảng số liệu trên cho thấy hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012-2016 của BIDV Thái Bình đã đạt đƣợc những kết quả khả quan trên các chỉ tiêu về quy mô,cơ cấu chất lƣợng cũng nhƣ các chỉ tiêu về hiệu quả.Ta thấy tình hình huy động vốn và sử dụng vốn có xu hƣớng tăng dẫn tới lợi nhuân ròng trƣớc thế tăng đều qua các năm hay lợi nhuận ròng trƣớc thuế bình quân đầu ngƣời cũng có xu hƣớng tăng từ năm 2012-2015, đến năm 2016 lợi nhuận trƣớc thuế bình quân đầu ngƣời có sự giảm nhẹ bởi BIDV Thái Bình có sự thay đổi về cơ cấu nhân sự, tăng số lƣợng định biên lao động lên thành 122 ngƣời.

3.2. THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CHI NHÁNH BIDV THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái bình (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)