Kiến nghị vớiNgân hàng Đầu tư & Pháttriển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái bình (Trang 95 - 103)

CHƯƠNG 2 .PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.3.2. Kiến nghị vớiNgân hàng Đầu tư & Pháttriển Việt Nam

Để chi nhánh Thái Bình có thể thực hiện tốt các giải pháp đã nêu cần phải có sự hỗ trợ của BIDV bởi vì có những giải pháp chi nhánh Thái Bình không thể thực hiện đƣợc với nội lực vốn có của mình, cần phải có sự hỗ trợ từ Hội sở chính nhƣ :

BIDV cần đƣa ra biểu phí dịch vụ hoàn chỉnh và có sức cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác để áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống nhằm không tạo sự khác biệt trong qua trình thu phí của các chi nhánh, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác trong qua trình phát triển dịch vụ.

BIDV cần có kế hoạch xây dựng công nghệ thông tin đảm bảo nền tảng để phát triển dịch vụ. Hơn nữa công nghệ thông tin cần phải đƣợc đầu tƣ đồng bộ đảm bảo sự kết nối hòa mạng trong toàn hệ thống và kết nối với ngân hàng thƣơng mại khác nên cần phải có sự hỗ trợ của BIDV.

BIDV cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhất là các sản phẩm dịch vụ mang tính chất đặc trƣng của ngành. Bản thân mỗi chi nhánh của BIDV không thể tự tạo ra sản phẩm dịch vụ mà phải thực hiện kinh doanh sản phẩm dịch vụ mà BIDV đã nghiên cứu và đƣa ra khai thác trên thị trƣờng.

Những khách hàng thƣờng xuyên hiện nay mà Ngân hàng đang thực hiện cho vay tiêu dùng (nhƣ đội ngũ giáo viên, lực lƣợng cán bộ nhân viên ngành công an, cán bộcông nhân viên có thu nhập ổn định) lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân cƣ. Trong khi đó trên địa bàn Thái Bình, những ngƣời cũng có nhu cầu vay tiêu dùng nhƣ buôn bán nhỏ, làm việc tại các công ty tƣ nhân,

công ty liên doanh, các khu công nghiệp xung quanh đại bàn thành phố thái Bình và trong tỉnh rất đông đảo. Trong số đó, rất nhiều ngƣời không những có thu nhập ổn định mà còn khá cao. Xét cho cùng, các đối tƣợng cho vay tiêu dùng mà Ngân hàng nhằm vào chính là những ngƣời có thu nhập ổn định, có khả năng thanh toán. Vì vậy, đây chính là nguồn khách hàng có tiềm năng rất lớn mà Ngân hàng cần có chính sách để khai thác nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của mình.

Chính sách tín dụng của ngân hàng hiện nay còn nhiều điểm bất cập trong các quy định về khách hàng, lãi suất, điều kiện tín dụng. Vì vậy để phát triển cho vay tiêu dùng, ngân hàng nên xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng theo hƣớng sau:Chính sách khách hàng thể hiện sự ƣu đãi đối với các khách hàng cá nhân và hộ gia đình ; Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn; Thời hạn vay vốn đa dạng và phù hợp; Đơn giản hóa quy trình cấp tín dụng

Ngân hàng cần tìm hiểu, nắm rõ những thông tin tổng hợp về tình hình vĩ mô ảnh hƣởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng, đó là các thông tin về chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ và của NHNN có liên quan đến tình hình biến động kinh tế - xã hội nói chung cũng nhƣ lĩnh vực tài chính – tiền tệ ngân hàng nói riêng… Hoạt động cho vay tiêu dùng khá nhạy cảm với sự biến động kinh tế - chính trị - xã hội, do vậy những thông tin tổng hợp vĩ mô nhƣ vậy sẽ mang lại ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng.Đồng thời ngân hàng cần nghiên cứu, thăm dò về tình hình cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng của các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, các ngân hàng trong nƣớc, kể cảnhững ngân hàng quốc doanh hay ngân hàng cổ phần đều tiến hành phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Cần thu thập thông tin và phân tích đƣợc ƣu nhƣợc điểm của đối thủ cạnh tranh, từ đó đƣa ra đƣợc chiến lƣợc tốt nhất cho ngân hàng mình.

Trong giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, BIDV nên có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên viên quản trị ngân hàng và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp trong toàn hệ thống vì hiện tại các chi nhánh của BIDV đang thiếu nguồn nhân lực này. Ngoài ra chính sách phân phối thu nhập nên linh hoạt hơn để đãi ngộ những ngƣời có năng lực thật sự ở lại làm việc với chi nhánh và thu hút đƣợc nhân tài từ bên ngoài về làm việc tại chi nhánh.

Muốn tạo hình ảnh BIDV trong lòng công chúng, BIDV cần có chƣơng trình marketing áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh một cách đầu tƣ hơn nữa.

BIDV cần hộ trợ thêm về vốn để chi nhánh Thái Bình có thể mở rộng thêm mạng lƣới hoạt động và các kênh phân phối sản phẩm CVTD.

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng tuy là một mảng thị trƣờng mới mẻ đối với các ngân hàng trong những năm gần đây nhƣng nó đã khẳng định đƣợc vai trò tích cực của mình không chỉ đối với Ngân hàng, ngƣời tiêu dùng mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nới riêng, trong những năm gần đây các NHTM đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tiêu dùng.

Tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thái Bình nói riêng luôn xác định cho vay tiêu dùng là một thị trƣờng đầy tiềm năng vì vậy bản thân ngân hàng cũng đang tích cực triển khai phát triển hoạt động này, khẳng định vai trò ngân hàng đa năng, có uy tín và chất lƣợng hàng đầu. Tuy nhiên để hoạt động hiệu quả và phát triển trên thị trƣờng, cạnh tranh với các ngân hàng khác đòi hỏi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc phát triển cụ thể, riêng biệt, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để hoàn thành đƣợc mục tiêu đã đề ra. Do vậy, việc phân tích, nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển họat động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thái Bình là hết sức cần thiết và có ý nghĩa trên cả lý luận và thực tiễn.

Do còn hạn chế về kiến thức lý luận đồng thời xuất phát từ những ý kiến mang tính chất chủ quan của bản thân nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình phân tích, đánh giá và đƣa ra các giải pháp . Em mong nhận đƣợc sự quan tâm, đóng góp và ý kiến của các thầy cô để bài luận văn của em đƣợc hoàn chỉnh hơn.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Đinh Xuân Cƣờng đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo để em có thể hoàn thành luận văn của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Thành Công, 2009.Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu

dùng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Xuân,Luận văn

thạc sỹ , Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Lê Vinh Danh, 1996. Tiền và hoạt động Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải

3. Nguyễn Đăng Dờn, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng Trung ương. HCM: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM.

4. Nguyễn Đăng Dờn, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. HCM: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM.

5. Nguyễn Thị Hƣơng Giang, 2013.Đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân

hàng tại các ngân hàng thương mại, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh Tế

Quốc Dân Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Giàu, 2008. Cải cách và mở cửa dịch vụ ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, Tháng 5, số 54.

7. Lê Thị Kim Huệ, 2013, Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 21 tháng 11/2013 – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Tr 24,25

8. Lê Văn Huy và Phạm Thị Thanh Thảo, 2008. Phƣơng pháp đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ ngân hàng: Nghiên cứu lý thuyết, Tạp chí Ngân hàng, Tháng 3, số 6.

9. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà

10. Phƣơng My,2007. Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam – Các vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Ngân Hàng

số 22.

11. Phạm Thị Nguyệt, 2007. Hệ thống NHTM cổ phần trong cuộc cạnh tranh mới về dịch vụ, Tạp chí Ngân hàng, số 19.

12. Hồ Thị Tuyết Nhung, 2014.Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài ,Luận văn thạc sỹ,

Trƣờng Đại học Đà Nẵng.

13. Nguyễn Thanh Phong, 2011.Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của

NHTM Việt Nam trong điều kiện Hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Thạc sĩ,

Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM.

14. Lê Minh Sơn, 2009. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam , Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành

phố Hồ Chí Minh.

15. Nguyễn Hữu Tài, 2002. Lý thuyết tài chính – tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất

bản Thống Kê.

16. Lê Thị Phƣơng Thảo, 2005. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại

NHTM Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hải Vân, Luận văn thạc sỹ

, Trƣờng Đại học Đà Nẵng.

17. Tô Khánh Toàn, 2014. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng

thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ , Học viện chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh.

18.Đỗ Thị Thùy Trang, 2011.Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi

nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng,

Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Đà Nẵng.

19. Anh Tuấn, 2005. Từ cạnh tranh lãi suất đến cạnh tranh dịch vụ, Thời báo

Tài liệu Tiếng Anh

20. Peter S. Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài Chính.

21. McKinsey & Company, 2013. Retail banking in Asia. 22. Kurt Salmon, 2013. Retail Banking and Consumer Finance. 23. Investopedia Staff, 2012. Retail banking Vs. Corporate Banking.

24. Jean Paul Votron, 2007. Distribution decide success or failure in the retail banking. Tạp chí The Banker.

Các website:

25. www.sbv.gov.vn: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 26. www.bidv.com.vn: NHĐT&PT Việt Nam

27. www.economy.com.vn: Thời báo kinh tế Việt Nam 28. www.moit.gov.vn : Bộ Công Thƣơng Việt Nam 29. www.mof.gov.vn: Bộ Tài Chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái bình (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)